KTTC1 - C8 - Tài sản cố định

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
I. Định nghĩa:

1. Những vấn đề chung


Tại Việt Nam, kế toán tài sản cố định hướng dẫn bởi các quy định pháp lý sau:
Chuẩn mực kế toán:
+ Chuẩn mực kế toán số 03: Tài sản cố định hữu hình (VAS 03)
+ Chuẩn mực kế toán số 04: Tài sản cố định vô hình (VAS 04)
Chế độ kế toán:
+ Thông tư 200/2014/TT-BTC (hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp)
+ Thông tư 133/2016/TT-BTC (hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa)

2. Khái niệm và phân loại

- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cung cấp dịch vụ hoặc các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định.
- Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại, mỗi loại có tính chất đặc đặc điểm kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng, nguồn hình thành, quyền sở hữu,..khác nhau.

Trong công tác quản lý và kế toán TSCĐ chúng ta thường gặp các cách phân loại sau đây

a. Phân loại tài sản cố định theo tính chất

(1) Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như: trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu tàu, cầu cảng,..
(2) Máy móc, thiết bị: gồm toàn bộ máy móc chuyên dùng thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ,..
(3) Phương tiện vận tải, truyền dẫn: gồm phương tiện vận tải dùng để vận chuyển trên đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, hệ thống dẫn nước,..
(4) Thiết bị, dụng cụ quản lý: máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối một,...
(5) Cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm.
(6) TSCĐ hữu hình khác: là những TSCĐ chưa được liệt kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật ....

Căn cứ vào tính chất đầu tư, tài sản cố định vô hình được chia làm các loại sau đây:

(1) Quyền sử dụng đất:

- Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:
+ Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.
+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.
+ Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
- Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản thì không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao.

(2) Quyền phát hành
(3) Bản quyền, bằng sáng chế
(4) Nhãn hiệu, tên thương mại
(5) Chương trình phần mềm
(6) Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
(7) TSCĐ vô hình khác.

b. Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình hình sử dụng

- TSCĐ đang dùng cho mục đích kinh doanh, bao gồm:
+ TSCĐ đang dùng trong sản xuất là những TSCĐ đang dùng cho các hoạt động sản, xuất chính, phụ.
+ TSCĐ đang dùng ngoài sản xuất: là những TSCĐ hoặc đang dùng trong hoạt động bán hàng quản lý doanh nghiệp hoặc đang sử dụng trong hoạt động kinh doanh khác như đầu tư, cho thuê ...
+ Trường hợp một tài sản được sử dụng cho nhiều mục đích, ví dụ một tòa nhà hỗn hợp vừa dùng để làm văn phòng làm việc, vừa để cho thuê và một phần để bán thì kế toán phải thực hiện ước tính giá trị hợp lý của từng bộ phận để ghi nhận một cách phù hợp với mục đích sử dụng
- TSCĐ đang dùng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng
- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ cho nhà nước.
- TSCĐ chưa dùng là những TSCĐ được phép dự trữ để sử dụng trong tương lai.
- TSCĐ chờ xử lý: là những TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ không cần dùng chuyển nhượng bán, di chuyển đi, TSCĐ thiếu chờ giải quyết.

c. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu

Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia làm các loại sau đây:
- TSCĐ thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu doanh nghiệp: là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng vốn chủ sở hữu hoặc bằng vốn vay dài hạn.
- TSCĐ đi thuê bao gồm TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
- TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Thuế tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thế hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản.

d. Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành

- TSCĐ hình thành bằng vốn chủ sở hữu đầu tư (ngân sách cấp; liên doanh, liên kết, tư nhân góp).
- TSCĐ hình thành bằng vốn kinh doanh, được biếu tặng.
- TSCĐ hình thành bằng vốn vay, nợ dài hạn.

3. Tiêu chuẩn ghi nhận

a. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình


Những TSCĐ có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau. thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả. mền đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới dây thì được coi là TSCĐ

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy
- Có thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có giá trị theo quy định hiện hành

Theo IAS 16 để ghi nhận là TSCĐ hữu hình chỉ có 2 tiêu chí:

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ tài sản này
- Xác định chi phí một cách đáng tin cậy

Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính: tiêu chuẩn về giá trị là từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn của TSCĐ thì được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, nếu từng con súc vật thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ đều được coi là một TSCĐ hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm, nếu từng mảnh vườn cây, hoặc cây thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ thì cũng được coi là một TSCĐ hữu hình.

b. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời: Định nghĩa về TSCĐ vô hình và 4 tiêu chuẩn giống như 4 tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top