KTTC1 - C8 - Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
II. Phân loại theo hình thái biểu hiện

- Tài sản cố định hữu hình có hình thái vật chất
- Tài sản cố định vô hình không có hình thái vật chất
Số hiệu tài khoản theo hình thái biểu hiện
- Tài sản cố định hữu hình 211 và 2141 (hao mòn lũy kế)
- Tài sản cố định vô hình 213 và 2143 (hao mòn lũy kế)

Đối tượngTiềnPhải thuHTKTSCĐ
Đặc điểm- Tính thanh khoản cao nhất
- Dùng cho mục đích thanh toán
- Tài sản của doanh nghiệp mà người khác nắm giữ không phải mục đích đầu tư- Giữ để bán
- Đang sản xuất kinh doanh dở dang
- Giữ để dùng cho sản xuất kinh doanh
- Giữ để dùng cho sản xuất kinh doanh

VD:
- Máy móc thiết bị trị giá 50 triệu mua về để sản xuất kinh doanh => TSCĐ
- Máy móc thiết bị trị giá 20 triệu mua về để sản xuất kinh doanh => Tài sản khác
- Máy móc thiết bị trị giá 50 triệu mua về để bán => Hàng tồn kho
- 5 cái máy lạnh dùng tại bộ phận quản lý trị giá 55 triệu đồng => Tài sản khác

III. Đo lường

1. Đo lường ban đầu

Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình/ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Trên báo cáo tài chính
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn lũy kế

2. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình khi mua sắm
Nguyên giá = Giá mua thực tế - Chiết khấu + Các khoản thuế + Chi phí liên quan trực tiếp
Trong đó:
- Giá mua thực tế là giá trên hóa đơn giá trị gia tăng hóa đơn bán hàng
- Các khoản thuế không bao gồm thuế được hoàn lại
- Các chi phí liên quan trực tiếp chi phí đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử,..
- Chiết khấu: chiết khấu thương mại hoặc giảm giá

3. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình khi xây dựng cơ bản
Nguyên giá = Giá thành thực tế + chi phí lắp đặt chạy thử

4. Doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất
Nguyên giá = Chi phí sản xuất + chi phí liên quan trực tiếp

5. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình khi được biếu tặng
Nguyên giá = Giá trị hợp lý ngoài thị trường + giá trị danh nghĩa cộng chi phí quản lý trực tiếp
* Nguyên giá tài sản cố định hữu hình khi nhận góp vốn
- Các thành viên cổ đông sáng lập định giá nhất trí
- Tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật
- Doanh nghiệp và người góp vốn thỏa mãn

6. Xác định nguyên giá của TSCĐ vô hình
Tùy theo từng trường hợp hình thành tài sản, nguyên giá TSCĐ vô hình xác định như sau:
- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

- Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán "Chi phí đi vay”

- TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự được xác định theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc bằng giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nếu việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp, thì nguyên giá là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biểu được xác định:

Giá trị hợp lý ban đầu cộng + chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị có tài sản điều chuyển.

Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình cụ thể trong các trường hợp sau:
- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất là số tiền đã trả để có được quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc chi phí đến là giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng lẽ phí trước bạ hoặc theo thỏa thuận của các bên khi góp vốn. Việc xác định TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Việc đất đai, công trình phụ trên đất đai (như bãi đậu xe, hàng rào, hệ thống chiếu sáng) - và nữ nhà cửa trên đất đai thường được thực hiện trong một nghiệp vụ duy nhất với một gì tính gộp duy nhất. Khi điều này xảy ra, bạn phải phân bố chi phí của nghiệp vụ mua cho các tài sản căn cứ theo giá thị trường của TSCĐ được mua vào.

Ví dụ: Phân bổ giá mua.

Mua một căn nhà gồm cả đất đai và các công trình phụ với tổng giá mua là 2,2 tỷ đồng. Giả sử gần nhà được định giá 1.400 triệu đồng, đất đai được định giá 400 triệu đồng và các công trình phụ được định giá 200 triệu đồng.

Giá mua sẽ được phân bổ như sau:

Giá làm căn cứ phân bổ (đ)Tỷ lệ phân bổ (%)Giá mua phân bổ (đ)
Đất đai400.000.00020%440.000.000
Công trình phụ200.000.00010%220.000.000
Nhà xưởng1.400.000.00070%1.540.000.000
Cộng2.000.000.000100%2.200.000.000

Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình.

Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chỉ ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm: Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bản dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chú ý:

- Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình được tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ. Trường hợp xét thấy kết quả triển khai thỏa mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy
định tại Chuẩn mực kế toán “TSCĐ vô hình” thì các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2412). Khi kết thúc giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ TK 213- TSCĐ vô hình.

- Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỷ hoặc được phân bố dần vào chi phi SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.

- Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình.

- Các nhân hiệu, tên thương mại, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

- Chỉ được thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các trường hợp: + Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước;

+ Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ
+ Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng; Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất
+ Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước
+ Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chi tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.

TSCĐNguyên giá
Mua trả ngay trả gópGiá mua + Thuế không hoàn lại + Chi phí liên quan - Chiết khấu thương mại/giảm giá
Xây dựng Giá quyết toán được duyệt + Chi phí trực tiếp
Sản xuất cho chính doanh nghiệp Giá thành + chi phí liên quan
Trao đổi tương tự Giá trị còn lại tài sản cố định đem đi trao đổi
Trao đổi không tương tự Giá trị hợp lý tài sản cố định nhận về + Chi phí liên quan
Nhận vốn nhận lại vốn góp Giá trị do thành viên sáng lập định giá + Chi phí liên quan
Phát hiện thừa tài trợ biếu tặngGiá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận + Chi phí liên quan

7. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ - Số khấu hao lũy kế của tài sản đó
Giá trị còn lại cũng có thể thay đổi trong trường hợp giống như trường hợp thay đổi nguyên giá.

Theo IFRS, giá trị còn lại có thể xác định theo một trong hai phương pháp phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại, trong khi VAS chỉ quy định một phương pháp là giá gốc.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top