KTTC1 - C8 - Giảm TSCĐ 2

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
2. Thanh lý TSCĐ

- Thanh lý TSCĐ phục vụ SXKD cũng được xem là hoạt động khác (ngoài hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp), kế toán phải phản ánh được các ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tương tự như trường hợp nhượng bán TSCĐ phục vụ SXKD.

- Thanh lý TSCĐ phục vụ hoạt động phúc lợi, kế toán phái phản ánh được các ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp tương tự như trường hợp nhượng bán TSCĐ phục vụ hoạt động phúc lợi

- Thanh lý TSCĐ phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, kế toán phải phản ánh được các ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp tương tự như trường hợp nhượng bán TSCĐ phục vụ phát triển khoa học và công nghệ.

Ví dụ: Thanh lý TSCĐ hữu hình

Thanh lý một máy móc thiết bị thuộc phân xưởng sản xuất, nguyên giá 100.000.000đ đã khấu hao hết. Chi phí thanh lý (tháo dỡ, vận chuyển …) gồm: Vật liệu phụ xuất kho 200.000đ. Chi phí khác bằng tiền mặt: 120.000đ. Phế liệu thu hồi từ tài sản này nhập kho trị giá 1.000.000đ.

Ghi giảm TSCĐ

Nợ TK 214 - HM lũy kế 100.000.000
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình 100.000.000

Thu nhập do thanh lý TSCĐ

Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu 1.000.000
Có TK 711 – Thu nhập khác 1.000.000

Chi phí thanh lý TSCĐ

Nợ TK 811 – Chi phí khác 320.000
Có TK 152 – Nguyên vật liệu 200.000
Có TK 111 – Tiền mặt 120.000

Do TSCĐ thanh lý là TSCĐ đã khấu hao đúng bằng nguyên giá, nghĩa là giá trị còn lại bằng không, nên trong bút toán ghi giảm TSCĐ sẽ không ghi nhận giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý vào chi phí hoạt động khác.

Lưu ý: Thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

TT 200/2014 có sự hướng dẫn cách ghi nhận khác so với thông lệ quốc tế. Theo TT 200 sau khi chuyển số bút toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thì các khoản TSCĐ hữu hình và hao mòn TSCĐ hữu hình cho tài sản đó bằng 0, vì tài sản đó không còn tồn tại nữa.

Tuy nhiên, TT-200 yêu cầu báo cáo tài chính phần thu nhập và chi phí bán TSCĐ là theo giá trị thuần giống như VAS 03 và IFRS. Như vậy, hướng dẫn ghi nhận trong TT 200 chỉ là một trong nhiều cách, các kế toán viên có quyền chọn phương pháp nào hợp lý nhất mà nó không vi phạm quy định hay nguyên tắc của chuẩn mực liên quan.

3. Hoàn trả TSCĐ cho đơn vị cấp vốn, cho đơn vị góp vốn.

Giảm TSCĐ trong trường hợp này, kế toán phải phản ánh được cái ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau

Giảm TSCĐ hữu hình hoặc TSCĐ vô hình theo nguyên giá. Đồng thời, giảm hao mòn TSCĐ theo số khấu hao lũy kế và giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu theo giá trị còn lại của TSCĐ.

Ví dụ: Hoàn vẫn cho đơn vị góp vốn bằng TSCĐ hữu hình

Ngày 16/10 Hoàn trả vốn cho đơn vị góp vốn A: 1 máy móc thiết bị sử dụng ở phân xưởng sản xuất có nguyên giá 100.000.000đ, đã khấu hao 20.000.000đ

Hoàn trả TSCĐ cho đơn vị góp vốn A.

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của CSH 80.000.000
Nợ TK 214 - HM lũy kế 20.000.000
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình 100.000.000

4. TSCĐ mang ra khỏi doanh nghiệp để cầm cố

Giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giả ghi số khi cầm cố. Đồng thời giảm hao mòn TSCĐ theo số khấu hao lũy kế và tăng tài sản cầm cố theo giá trị còn lại của TSCĐ khi cầm cố.

Ví dụ: Cầm cố bằng TSCĐ hữu hình

Ngày 16/10 Đem 1 phương tiện vận tải mang đi cầm cố. Tài sản cố định này lúc mang đi cầm cố có nguyên giả 120.000.000đ, đã khấu hao lũy kế 20.000.000đ

Mang TSCĐ đi cầm cố

Nợ TK 244 – Làm cố, thế chấp, ký quỹ 100.000.000
Nợ TK 214 - HM lũy kế 20.000.000
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình 120.000.000
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top