KTTC1 - C8 - Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
IV. Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ

1. Bán và thanh lý tài sản cố định


Khi bán tài sản cố định để lấy tiền hoặc một khoản phải thu công ty sẽ ghi nhận lãi/lỗ là khoảng chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi sổ. Thanh lý tài sản cố định xử lý tương tự như bán tài sản cố định

Ví dụ: Công ty A bán máy với giá gốc ban đầu 20 triệu khấu hao gửi kế thời điểm bán 12 triệu giá bán là 6 triệu như vậy giá trị ghi sổ của máy là 8 triệu lớn hơn giá bán công ty sẽ ghi nhận một khoản lỗ 2 triệu. Bút toán được ghi nhận như sau

Nợ Tiền 6 triệu
Nợ Khấu hao lũy kế 12 triệu
Nợ Lỗ do bán TSCĐ 2 triệu
Có TSCĐ 2 triệu

Khi tài sản cố định được quyết định bán chúng sẽ được phân loại là dựa theo bán và được báo cáo theo giá thấp hơn nữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý trừ chi phí bán nếu giá trị hợp lý trừ chi phí bán thấp hơn giá trị ghi sổ chúng ta sẽ ghi nhận khoảng độ tổn thất tài sản được phân loại dựa theo bán xe không được khấu hao

2. Trao đổi TSCĐ

Tài sản nhận về qua cuộc trao đổi sẽ được đo lường theo giá trị hợp lý. Nó có thể là giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi hay giá trị hợp lý của tài sản nhận về cộng/trừ các khoản trao đổi. Một khoản lãi/lỗ sẽ được ghi nhận khi giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi lớn/nhỏ hơn giá trị ghi sổ của nó.

VD: Công ty đổi một máy in 3D mới hơn được sản xuất bởi công ty máy in. Máy cũ có giá trị ghi sổ là 100 triệu (giá gốc 500 triệu trừ khấu hao lũy kế 400 triệu) và giá trị hợp lý là 150 triệu để cân bằng giá trị hợp lý của tài sản cố định nhận về công ty phải thanh toán thêm số tiền 430 triệu điều này nghĩa là giá trị hợp lý của máy mới là 580 triệu bút toán ghi sổ cho giao dịch trên như sau

Nợ Máy in 3D 580 triệu
Nợ Khấu hao lũy kế 400 triệu
Có Máy in 3D cũ 500 triệu
Có Tiền 430 triệu
Có Lãi 50 (150-100) triệu

3. Tài sản tự xây dựng, chi phí nghiên cứu và phát triển


3.1 Tài sản cố định tự xây dựng


Giá gốc của tài sản cố định tự xây dựng bao gồm giá trị nguyên vật liệu có thể xác định được chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung theo tỷ lệ phân bổ. Gồm 2 phần:
+ Xác định giá trị chi phí sản xuất chung gián tiếp phân bổ cho công trình
+ Chi phí đi vay phát sinh trong quá trình xây dựng

a. Phân bổ chi phí sản xuất chung
- Ghi nhận vào chi phí xây dựng phần chi phí sản xuất chung tăng thêm

- Ghi nhận chi phí sản xuất chung cùng một cơ sở với việc sử dụng cho hoạt động sản xuất thông thường. Tất cả chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho cả hoạt động sản xuất và hoạt động xây dựng dựa trên khối lượng tiêu hao liên quan (giờ lao động). Đây là phương pháp chi phí toàn diện và nhất quán với yêu cầu của IFRS

b. Vốn hóa chi phí đi vay
Chi phí đi vay liên quan đến công trình trong thời gian xây dựng sẽ được vốn hóa (ghi nhận vào giá gốc của công trình)

3.2 Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D)

IAS 38 yêu cầu tất cả chi phí trong giai đoạn nghiên cứu sẽ được ghi nhận vào chi phí khi phát sinh và cho phép chi phí phát triển được vốn hóa vào tài sản cố định vô hình chỉ khi thỏa mãn các điều kiện nhất định. Nếu công ty không thể tách rời giai đoạn nghiên cứu và triển khai thì công ty xử lý chi phí phát triển như là chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top