KT Mỹ: Kế toán thanh toán lương (Salaries) và các khoản công nợ (Liabilities) (P1)

cayman

Banned
Thành viên BQT
Hội viên mới
Source...
Thanh toán tiền lương và các khoản công nợ là một phần hành kế toán quan trọng, có liên quan đến cả 2 báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập.

1. Công nợ liên quan đến tiền lương

Có 3 nhóm công nợ chung liên quan đến tiền lương, đó là: nợ lương của công nhân, nợ thuế trích từ lương và nợ thuế lương đối với chủ nhân.

a. Tiền lương của công nhân

Khi công nhân của một doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất hay dịch vụ, một khoản chi phí sẽ phát sinh đối với doanh nghiệp. Khối lượng công việc, dịch vụ hoàn thành, thu nhập của doanh nghiệp giảm xuống và một khoản nợ lương tương ứng hình thành. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt công nhân của doanh nghiệp với các hợp đồng kinh tế doanh nghiệp đã ký kết. Thù lao trả cho các hợp đồng được ghi nhận độc lập, không hình thành công nợ lương và do đó không hình thành thuế trích từ lương.

Tiền trả cho nhân viên hành chính và quản trị được gọi là tiền lương, con tiền trả cho công nhân thực hiện các công việc chân tay được gọi là tiền công (wages). Tiền lương thường được trả theo tháng hoặc theo năm.

Ngoài tiền lương, công nhân viên còn có thể nhận được tiền thưởng (Benefits). Tiền thưởng thường được căn cứ vào công việc đã hoàn thành hoặc sự đóng góp đặc biệt của công nhân viên. Chẳng hạn, tiền thưởng của nhân viên bán hàng thường là tỷ lệ % so với doanh số mà nhân viên đó đã đạt được, tiền thưởng cho giám đốc thường là tỷ lệ % so với thu nhập của công ty.

b. Nợ thuế trích từ lương

- Thuế bảo hiểm xã hội (FICA - Federal Insurance Contribution Act): Luật BHXH liên bang quy định rằng người lao động khi về hưu (62 tuổi) thì hàng tháng sẽ được hưởng lương hưu cho quãng đời còn lại. Bên cạnh đó người lao động còn được hưởng trợ cấp y tế (từ 65 tuổi trở đi) và các lợi ích cho gia đình người lao động (khi người lao động mất). Quỹ để chi cho các khoản này được lấy từ khoản thu thuế theo luật gọi là Luật đóng góp bảo hiểm Liên bang.

Luật FICA yêu cầu chủ doanh nghiệp trích từ lương của người lao động khoảng 15%, trong đó 7,5% do người sử dụng lao động đóng góp (được tính vào chi phí), 7,5% còn lại do người lao động đóng góp (trừ vào tiền lương). Số tiền trích được doanh nghiệp phải nộp vào Phòng Thuế trong nước (Internal Revenue Service)

- Thuế thu nhập cá nhân (Individual Income Tax): Theo quy định, người lao động phải đóng thuế thu nhập cho Liên bang và tiểu bang. Tỷ lệ thuế thu nhập phải nộp cho Liên bang là 20% trên tổng liền lương của người lao động, tỷ lệ nộp cho tiểu bang khoảng 4%. Doanh nghiệp trích từ tiền lương của người lao động để nộp cho cơ quan thuế.

- Thuế trợ cấp thất nghiệp (Unemployment Tax): Theo Luật Thuế thất nghiệp Liên bang (Federal Unemployment Tax Act - FUTA), người sử dụng lao động phải đóng góp 6,2% tính trên $7.000 thu nhập đầu tiên của từng người lao động. Tổng số thuế thất nghiệp trích được doanh nghiệp phải nộp cho chính quyền tiểu bang 5,4%, số còn lại được nộp cho chính phủ Liên bang.

- Các khoản đóng góp khác: Ngoài các khoản bắt buộc ở trên, người lao động có thể yêu cầu doanh nghiệp trích các khoản khác từ lương như: đóng bảo hiểm sức khoẻ, mua công trái tiết kiệm của Nhà nước, hội phí công đoàn. Các khoản trích này là những khoản nợ hiện hành cho đến khi chúng được nộp cho các tổ chức quản lý thích hợp.

2. Hạch toán thanh toán lương (payroll system)

- Khi tính ra lương phải trả người lao động và các khoản người lao động phải đóng góp theo quy định, kế toán ghi:

Nợ TK Chi phí lương (Salaries expenses)
Có TK Thuế thu nhập liên bang phải nộp
Có TK Thuế thu nhập tiểu bang phải nộp
Có TK Thuế FICA phải nộp
Có TK Phí bảo biểm phải nộp
Có TK Lương phải trả (Salaries Payable)

- Khi tính phần đóng góp của người sử dụng lao động cho các khoản thuế và các khoản khác theo quy định, kế toán ghi:

Nợ TK Chi phí trích từ lương (Payroll Expenses)
Có TK Thuế FICA phải nộp
Có TK Thuế thất nghiệp phải nộp Liên bang
Có TK Thuế thất nghiệp phải nộp tiểu bang
Có TK Phí bảo hiểm phải nộp

- Khi thanh toán cho người lao động và nộp các khoản thuế từ lương, kế toán ghi:

Nợ TK Lương phải trả
Nợ TK Thuế, Phí phải nộp
Có TK Tiền mặt

 
Sửa lần cuối:
KT Mỹ: Kế toán thanh toán lương (Salaries) và các khoản công nợ (Liabilities) (P2)

Source...

3. Kế toán các khoản công nợ

a. Phân loại công nợ

Công nợ phải trả bao gồm: Phải trả người bán, Phải trả công nhân viên, Thuế phải nộp, Phiếu nợ phải trả ngắn hạn (đi vay), Lãi cổ phần phải trả, Thương phiếu phải trả... Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là có những khoản nợ vừa mang tính ngắn hạn vừa mang tính dài hạn. (Khác biệt so với kế toán Việt Nam)

b. Kế toán phải trả người bán (Accounts Payable)

c. Kế toán vay ngắn hạn phải trả (Short-term Notes Payable)

c1. Phiếu nợ phải trả phát sinh trong những trường hợp sau:

- Khi doanh nghiệp mua chịu tài sản, sau đó muốn gia hạn nợ thì Phiếu nợ ngắn hạn phải trả sẽ được dùng để thay thế cho khoản nợ phải trả người bán.

- Phiếu nợ ngắn hạn phải trả phát sinh khi vay ngân hàng.

c2. Thay đổi từ Phải trả người bán thành Phiếu nợ phải trả:

Khi không có khả năng thanh toán khoản nợ người bán đúng hạn và nếu được người bán đồng ý, khoản phải trả người bán sẽ được chuyển thành Phiếu nợ phải trả với lãi suất và kỳ hạn thoả thuận.

- Khi chuyển nợ phải trả thành Phiếu nợ phải trả, kế toán ghi:

Nợ TK Phải trả người bán
Có TK Phiếu nợ phải trả

- Khi phiếu nợ phải trả đến kỳ hạn thanh toán, số nợ gốc và lãi suất phải trả cho người được hưởng kế toán ghi:

Nợ TK Phiếu nợ phải trả
Nợ TK Chi phí lãi suất
Có TK Tiền mặt

c3. Vay ngân hàng:

Bao gồm trường hợp thu tiền lãi khi bên vay thanh toán nợ vay và trường hợp trừ ngay tiền lãi khi cho vay.

- Thu tiền lãi khi thanh toán nợ vay:

+ Khi vay tiền, người đi vay phải ký với ngân hàng một phiếu hẹn trả, trong đó có quy định thời hạn vay, số tiền vay và lãi suất:

Nợ TK Tiền mặt
Có TK Phiếu nợ phải trả

+ Khi thanh toán nợ gốc và lãi suất cho ngân hàng vào thời điểm phiếu hẹn trả đến hạn:

Nợ TK Phiếu nợ phải trả
Nợ TK Chi phí lãi suất
Có TK Tiền mặt

Chú ý: Nếu cuối niên độ kế toán mà khoản vay chưa đến hạn trả thì số lãi suất tiền vay phải trả của niên độ này được ghi như sau:

Nợ TK Chi phí lãi suất
Có TK Lãi tiền vay phải trả

- Trừ tiền lãi khi cho vay (chiết khấu):

+ Khi vay tiền, căn cứ vào số tiền nhận được và số bị chiết khấu kế toán ghi:

Nợ TK Tiền mặt
Nợ TK Chiết khấu trên Phiếu nợ phải trả
Có TK Phiếu nợ phải trả

+ Khi thanh toán số nợ gốc ghi trên Phiếu nợ, kế toán ghi:

Nợ TK Phiếu nợ phải trả
Có TK Tiền mặt

+ Đồng thời kế toán kết chuyển số chiết khấu thành chi phí lãi suất:

Nợ TK Chi phí lãi suất
Có TK Chiết khấu trên Phiếu nợ phải trả.

Chú ý: Nếu tại thời điểm vay tiền mà số tiền bị ngân hàng chiết khấu đã được theo dõi trên TK Chi phí lãi suất thì kế toán không cần sử dụng TK Chiết khấu trên Phiếu nợ phải trả.

d. Lãi cổ phần phải trả (Dividents Payable)

- Khi công bố cổ tức mà cổ đông được hưởng sau một năm hoạt động, kế toán ghi:

Nợ TK Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings)
Có TK Lãi cổ phần phải trả

- Khi thanh toán lãi cổ phần cho cổ đông:

Nợ TK lãi cổ phần phải trả
Có TK Tiền mặt

e. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Income Tax Payable)

- Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp cho chính quyền, kế toán ghi:

Nợ TK Chi phí thuế thu nhập (Income Tax Expense)
Có TK Thuế thu nhập phải nộp

- Khi nộp thuế thu nhập:

Nợ TK Thuế thu nhập phải nộp
Có TK Tiền mặt

- Khi phải nộp bổ sung thuế thu nhập, ghi:

Nợ TK Chi phí thuế thu nhập
Có TK Tiền mặt

 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top