KINH NGHIỆM ÔN THI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐẠI LÝ THUẾ.
========================================
Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều bạn Inbox hỏi mình “Làm thế nào để ôn thi Đại lý thuế hiệu quả”. Nên hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho mọi người để mọi người cùng có hướng ôn tập.
———————————————————————————–
Bước 1: Xác định mục tiêu
Mục tiêu của các bạn khi tham gia kỳ thi này là ĐỖ, trong khi tiêu chí đỗ của tổng cục thuế là từ 5đ trở lên.
Do đó, để đạt được mục tiêu này. Các bạn cần phải hoàn thành được ít nhất 60-70% bài thi.
===============================================
Bước 2: Tìm hiểu cấu trúc đề thi
Sẽ rất khó khăn cho các bạn nếu như không biết cấu trúc của đề thi, các bạn sẽ thấy lúng túng và có thể không biết làm gì khi vào phòng thi.
Hiện nay, cấu trúc đề thi như sau:
———————————————————————————–
1. Phần lý thuyết
Thường sẽ là 30 hoặc 40 câu hỏi trắc nghiệm với tổng điểm từ 1,5 tới 2đ.
Phần này, kiến thức tương đối rộng. Trải từ Hóa đơn chứng từ, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên, luật quản lý thuế, thuế nhà thầu…..do đó, để học hết và hoàn thành tối đa điểm số là hoàn toàn khó cho các bạn.
Nên kinh nghiệm là tập trung ôn vào 4 mục đầu để hoàn thành tối đa khoảng 80% tương đương 1,2-1,6đ là thành công
———————————————————————————–
2. Phân bài tập
* Bài tập thuế GTGT (Từ 3-4đ)
Bài này, cấu trúc đề thi sẽ bao gồm:
– Nghiệp vụ mua vào, bán ra trong đó chắc chắn sẽ có đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu thuế để các bạn phải tách riêng VAT đầu vào, phân bổ VAT dùng chung.
– Nghiệp vụ sai sót từ các kỳ trước kỳ này mới phát hiện ra để làm tờ khai bổ sung điều chỉnh
– Lập tờ khai thuế GTGT và tờ khai bổ sung điều chỉnh
Đối với bài này, các bạn đặt mục tiêu đạt khoảng 80%, tương đương 2,5 – 3,2 đ là hoàn thành.
———————————————————————————–
* Bài tập thuế TNDN (2-3đ)
Bài này thường sẽ có 2 dạng
– Dạng 1: Điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của kế toán về thu nhập tính thuế
Để làm được bài này, các bạn cần nắm rất chắc sự chênh lệch về việc ghi nhận doanh thu giữa kế toán và thuế. Các bạn luôn phải đặt ra câu hỏi: Thuế ghi nhận thuế nào (DT, CP), kế toán hạch toán ra sao (DT, CP).
– Dạng 2: Tính số thuế TNDN phải nộp theo dạng bài xuôi.
Để làm tốt dạng bài này, các bạn cần nắm chắc được thời điểm xác định doanh thu (5 hoạt động) và điều kiện, nguyên tắc ghi nhận chi phí được trừ (điều 6, TT 78/2014).
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý, cần phải tách được doanh thu và chi phí cho từng hoạt động. Vì đề bài sẽ có doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các mức thuế suất thuế TNDN khác nhau.
Đối với bài này, các bạn đặt mục tiêu đạt khoảng 60%, tương đương 1,2-1,8 đ là hoàn thành.
———————————————————————————–
* Bài tập thuế TNCN (thường từ 1-1,5đ)
Đây là 1 bài tập tương đối dễ dàng, vì dạng bài tập rất cơ bản, bao gồm:
– Tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công: Có thể cho dạng trả lương Net hoặc Gross;
– Tính thuế TNCN từ 2-3 trong 9 khoản thu nhập còn lại. Phần này chỉ dừng lại ở nhớ công thức và nhớ các khoản thu nhập miễn thuế
Đối với bài này, các bạn đặt mục tiêu đạt 100%.
———————————————————————————–
* Bài tập thuế TTĐB (thay thế cho bài thuế TNCN hoặc là 1 bài tập bổ sung).
Tính chất bài tập này cũng dừng lại ở mức rất cơ bản. Các bạn tập trung vào các đối tượng chịu thuế tương ứng với mức thuế suất là bao nhiêu; đối tượng không chịu thuế.
===============================================
Bước 3: Thu thập kiến thức và luyện đề
Từ cấu trúc đề nêu trên, các bạn tập trung ôn phần kiến thức theo dạng đề thi. Sau đó luyện đề.
Quan trọng nhất của phần này là các bạn tìm được bộ đề hoàn chỉnh theo form đề thi để làm và học cách thức trình bày 1 cách khoa học.
– Cách học hiệu quả là nắm từ khóa của các quy định trong luật và tổng hợp theo sơ đồ tư duy.
Ngoài ra, việc học nhóm sẽ giúp các bạn rất tốt, giúp các bạn bổ sung cho nhau những vấn đề còn khiếm khuyết.
– Cách làm bài cần tập trung vào phương pháp kẻ bảng (lưu ý bám vào tờ khai thuế để kẻ bảng cho phù hợp)
===============================================
Bước 4: Chuẩn bị tâm lý và dụng cụ trước khi vào phòng thi
(Phần này mình đã chia sẻ ở bài trước, mọi người tìm đọc ở đây nhé
Bên trên là những kinh nghiệm Ôn thi đại lý thuế giúp mình vượt qua kỳ thi đại lý thuế để lấy chứng chỉ hành nghề đại lý thuế chia sẻ lại tới mọi người
Cảm ơn bạn đã đọc Kinh nghiệm Ôn thi đại lý thuế!
Chúc mọi người có 1 kỳ ôn thi hiệu quả!
Tham khảo:
=> Ôn thi Đại lý thuế ở đâu tốt?
=> Trọn bộ 3 cuốn Tài liệu Ôn thi
========================================
Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều bạn Inbox hỏi mình “Làm thế nào để ôn thi Đại lý thuế hiệu quả”. Nên hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho mọi người để mọi người cùng có hướng ôn tập.
———————————————————————————–
Bước 1: Xác định mục tiêu
Mục tiêu của các bạn khi tham gia kỳ thi này là ĐỖ, trong khi tiêu chí đỗ của tổng cục thuế là từ 5đ trở lên.
Do đó, để đạt được mục tiêu này. Các bạn cần phải hoàn thành được ít nhất 60-70% bài thi.
===============================================
Bước 2: Tìm hiểu cấu trúc đề thi
Sẽ rất khó khăn cho các bạn nếu như không biết cấu trúc của đề thi, các bạn sẽ thấy lúng túng và có thể không biết làm gì khi vào phòng thi.
Hiện nay, cấu trúc đề thi như sau:
———————————————————————————–
1. Phần lý thuyết
Thường sẽ là 30 hoặc 40 câu hỏi trắc nghiệm với tổng điểm từ 1,5 tới 2đ.
Phần này, kiến thức tương đối rộng. Trải từ Hóa đơn chứng từ, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên, luật quản lý thuế, thuế nhà thầu…..do đó, để học hết và hoàn thành tối đa điểm số là hoàn toàn khó cho các bạn.
Nên kinh nghiệm là tập trung ôn vào 4 mục đầu để hoàn thành tối đa khoảng 80% tương đương 1,2-1,6đ là thành công
———————————————————————————–
2. Phân bài tập
* Bài tập thuế GTGT (Từ 3-4đ)
Bài này, cấu trúc đề thi sẽ bao gồm:
– Nghiệp vụ mua vào, bán ra trong đó chắc chắn sẽ có đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu thuế để các bạn phải tách riêng VAT đầu vào, phân bổ VAT dùng chung.
– Nghiệp vụ sai sót từ các kỳ trước kỳ này mới phát hiện ra để làm tờ khai bổ sung điều chỉnh
– Lập tờ khai thuế GTGT và tờ khai bổ sung điều chỉnh
Đối với bài này, các bạn đặt mục tiêu đạt khoảng 80%, tương đương 2,5 – 3,2 đ là hoàn thành.
———————————————————————————–
* Bài tập thuế TNDN (2-3đ)
Bài này thường sẽ có 2 dạng
– Dạng 1: Điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của kế toán về thu nhập tính thuế
Để làm được bài này, các bạn cần nắm rất chắc sự chênh lệch về việc ghi nhận doanh thu giữa kế toán và thuế. Các bạn luôn phải đặt ra câu hỏi: Thuế ghi nhận thuế nào (DT, CP), kế toán hạch toán ra sao (DT, CP).
– Dạng 2: Tính số thuế TNDN phải nộp theo dạng bài xuôi.
Để làm tốt dạng bài này, các bạn cần nắm chắc được thời điểm xác định doanh thu (5 hoạt động) và điều kiện, nguyên tắc ghi nhận chi phí được trừ (điều 6, TT 78/2014).
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý, cần phải tách được doanh thu và chi phí cho từng hoạt động. Vì đề bài sẽ có doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các mức thuế suất thuế TNDN khác nhau.
Đối với bài này, các bạn đặt mục tiêu đạt khoảng 60%, tương đương 1,2-1,8 đ là hoàn thành.
———————————————————————————–
* Bài tập thuế TNCN (thường từ 1-1,5đ)
Đây là 1 bài tập tương đối dễ dàng, vì dạng bài tập rất cơ bản, bao gồm:
– Tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công: Có thể cho dạng trả lương Net hoặc Gross;
– Tính thuế TNCN từ 2-3 trong 9 khoản thu nhập còn lại. Phần này chỉ dừng lại ở nhớ công thức và nhớ các khoản thu nhập miễn thuế
Đối với bài này, các bạn đặt mục tiêu đạt 100%.
———————————————————————————–
* Bài tập thuế TTĐB (thay thế cho bài thuế TNCN hoặc là 1 bài tập bổ sung).
Tính chất bài tập này cũng dừng lại ở mức rất cơ bản. Các bạn tập trung vào các đối tượng chịu thuế tương ứng với mức thuế suất là bao nhiêu; đối tượng không chịu thuế.
===============================================
Bước 3: Thu thập kiến thức và luyện đề
Từ cấu trúc đề nêu trên, các bạn tập trung ôn phần kiến thức theo dạng đề thi. Sau đó luyện đề.
Quan trọng nhất của phần này là các bạn tìm được bộ đề hoàn chỉnh theo form đề thi để làm và học cách thức trình bày 1 cách khoa học.
– Cách học hiệu quả là nắm từ khóa của các quy định trong luật và tổng hợp theo sơ đồ tư duy.
Ngoài ra, việc học nhóm sẽ giúp các bạn rất tốt, giúp các bạn bổ sung cho nhau những vấn đề còn khiếm khuyết.
– Cách làm bài cần tập trung vào phương pháp kẻ bảng (lưu ý bám vào tờ khai thuế để kẻ bảng cho phù hợp)
===============================================
Bước 4: Chuẩn bị tâm lý và dụng cụ trước khi vào phòng thi
(Phần này mình đã chia sẻ ở bài trước, mọi người tìm đọc ở đây nhé
Bên trên là những kinh nghiệm Ôn thi đại lý thuế giúp mình vượt qua kỳ thi đại lý thuế để lấy chứng chỉ hành nghề đại lý thuế chia sẻ lại tới mọi người
Cảm ơn bạn đã đọc Kinh nghiệm Ôn thi đại lý thuế!
Chúc mọi người có 1 kỳ ôn thi hiệu quả!
Tham khảo:
=> Ôn thi Đại lý thuế ở đâu tốt?
=> Trọn bộ 3 cuốn Tài liệu Ôn thi