Ðề: kiểm toán: tìm sai xót
Cam đoan thế nào hả bạn?
Thứ nhất, với cái đề mà thông tin về công ty mù mờ thế này thì chỉ phân tích, xét đoán khả năng sai sót, ở đây chỉ là xét đoán thôi. Không thể cam đoan được cái gì cả? Đến BCTC thì KTV còn chỉ xác nhận tính "trung thực, hợp lý", đến TSCĐ còn chỉ thu được lợi ích trong tương lai một cách "tương đối" chắc chắn nữa là....
Bạn bảo chi phí bán hàng có sai sót, thế này nhé, bây giờ mình bổ sung, năm BCTC trước, các chi phí quảng cáo rất lớn, (Bạn có thể xem cái chi phí QC của Vinamilk) nên BGĐ đã điều chỉnh chiến lược PR, cắt giảm khá nhiều, do bây giờ thương hiệu của công ty đã định vị, cắt giảm để phù hợp hơn trong thời kì khó khăn. Như thế chi phí này có giảm được không bạn?
Cái giá vốn chỉ tăng có ~70% như thế, bạn bảo so sánh với doanh thu là không hợp lý, nhưng bên cty lý giải do chiết khấu thương mại, cty mua gáp đôi mới đủ số lượng để hưởng, rôi biến động giá nguyên vật liệu, vì năm nay được mùa ..........
Thế thì cam đoan kiểu gì ah?
Ok theo ví dụ bạn bảo cắt giảm chi phí bán hàng, vậy mình đố bạn doanh thu tăng gấp đôi được đấy khi mà chi phí bán hàng giảm trên 30%, vậy có mà thần kỳ. Phải trong 1 trường hợp vô cùng hi hữu ví dụ như mất mùa, thiên tai trong khi công ty đang có hàng vô cùng hot thì mới làm được điều đó. Tất nhiên khi xảy ra tình huống hi hữu này thì mình chịu, chỉ khẳng định được trong đa số các tình huống xảy ra thôi.
Còn giá vốn mình bảo xem xét lại tính hợp lý, chứ ko khẳng định, vì trường hợp doanh số tăng thì tỉ lệ giá vốn/doanh thu có thể đẩy xuống thấp. Tuy nhiên thường chỉ áp dụng với mảng dịch vụ (bởi dịch vụ thường có chi phí cố định và biến đổi, trường hợp đạt được điểm hòa vốn của chi phí cố định rồi thì càng bán ra nhiều càng giảm chi phí/đơn vị xuống), chứ còn bán hàng hóa thì nguyên tắc càng bán nhiều lãi càng ít, nghĩa là tỉ lệ Giá vốn/Doanh thu càng cao chứ ko thể giảm được trong đk kinh doanh bình thường được, trừ khi thị trường có đột biến.
Sorry bạn trong tình huống hi hữu xảy ra thì đúng là có, nhưng mình nghĩ rất khó để tìm được 1 Công ty nào mà có được những số liệu như thế trong 2 kỳ, bạn phải xem xét cả 4 yếu tố doanh thu - giá vốn - bán hàng - quản lý nhé, tách rời 1 hoặc 2 yếu tố thì vẫn có thể xảy ra.
---------- Post added at 09:52 ---------- Previous post was at 09:45 ----------
"Ngoài ra có thể nhầm lẫn giữa cách phân bổ giá vốn - chi phí bán hàng - chi phí quản lý. Nghĩa là đang đẩy 2 khoản 641 và 642 vào giá vốn nên cộng 2 khoản này ko tăng cao (nhưng nếu vậy thì giá vốn thực tế thấp hơn nữa, cần xem lại giá vốn)."
=> câu này em không iểu lắm ạ?
sao lại đẩy 641 642 vào gia vốn?
----
cho em hỏi thêm là cái doanh thu tà chính và chi phí tài chính có thể có sai xót k ạ?
theo em nghĩ thì là không nhưng em thấy có người bảo chi phí cả 2 nam đều cao hơn doanh thu=>không khả thi
về cái này thì em nghĩ có thể do khoản phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái,giảm giá các khoản đàu tư.....nên em nghĩ cái này nó k có vấn đề
Nghĩa là thay đổi cách hạch toán, thay vì như kỳ trước khoản chi phí này đang hạch toán vào 641, 642 thì kỳ này lại hạch toán vào 632. Do đó làm sai lệch sổ liệu 641, 642 và 632.
Doanh thu và chi phí tài chính ko nhất thiết phải tăng giảm cùng tỉ lệ, hơn nữa số liệu trên 2 chỉ tiêu này nhỏ nên ko cần để ý.
---------- Post added at 10:00 ---------- Previous post was at 09:52 ----------
em quên mất đề còn thêm cái này nữa:
1.dn không có bất kỳ thay đổi nào trong chính sách kế toán
2.giá cả hàng mua vào bán ra k có biến động
3.dn chỉ kinh doanh 1 mặt hàng
lúc em làm cái ý 3 em nghĩ k biết cái này người ta cho làm gì
nhưng mà cái đấy là để căn cứ tính doanh thu và giá vôn phải tăng cùng 1 tỷ lệ đúng không ạ?
Thêm 3 cái này mới là 3 cái quan trọng nè bạn:
1. Không thay đổi trong chính sách kế toán => Chứng tỏ ko có sự nhầm lẫn trong cách hạch toán giữa các khoản mục kỳ này so kỳ trước => Có thể so sánh chính xác giữa các kỳ.
2. Giá cả mua vào, bán ra không biến động & 3. DN chỉ kinh doanh 1 mặt hàng (và kết hợp với 1)=> Doanh thu tăng 100% trong khi giá vốn tăng 33% chắc chắn là điều không thể, vì 2 tỉ lệ này phải tăng giảm xấp xỉ bằng nhau khi giá mua vào - bán ra ổn định (KD cùng mặt hàng đã loại trừ ảnh hưởng nhiều mặt hàng với tỉ lệ lãi gộp khác nhau, tăng giảm khác nhau có thể ảnh hưởng tới tỉ lệ Doanh thu/Giá vốn giữa 2 kỳ).