Ðề: khi bán hàng phí vận chuyển ghi trên hóa đơn thế nào ?
Có đấy, Công ty thu mua, buôn bán và chế biến phế liệu, phế phẩm, chổ tui có một cái. Như vậy không ve chai đồng nát là gì....
Đừng chẻ câu của người ta. Đọc cả đoạn chứ.
Ùm... khi anh thanh lý tài sản, bán phế liệu,... anh phải xuất hóa đơn. <== Đúng. Nhưng DT này anh đưa vào 711 mà không được đưa vào 511, đúng không anh?
Còn về cái doanh thu tiền vận chuyển kia??? Anh có đưa vào doanh thu 511 được không? Nếu không thì việc gì sẽ xảy ra nếu anh cho là anh có thể viết hóa đơn cho khoảng doanh thu này??? Còn nếu như anh bảo anh vẫn đưa nó vào TK 511 thì... em xin ngừng tranh luận ở đây!
511 hay 711 là tuỳ nhận định tính chất quan trọng của hoạt động đó đối với DN. Đó là chuyện định khoản kế toán. Giấy phép hành nghề là chuyện khác, ĐKKD là chuyện khác và quản lý HĐ đỏ là chuyện khác nữa.
511 hay 711 có tính thu nhập chịu thuế hay không là tuỳ hoạt động đó là gì.
P/S: rất cảm ơn nếu ngừng tranh luận kiểu như thế.
Vận chuyển không thuộc mặt hàng cấm kinh doanh => bác đúng. Nhưng cho em hỏi cái, nếu ví dụ hàng này đi bằng đường biển thì sao bác?
Nếu khách hàng đồng ý thì xem như mọi chuyện ok. Ví dụ ở đây, khách hàng đề nghị ghi rõ ràng 2 hóa đơn ra, 1 cái vận chuyển (thuế suất 5%), 1 cái hàng hóa (thuế suất 10%) thì sao đây bác?
Bác viết hóa đơn thế nào nếu như là ví dụ ở trên: vận chuyển bằng đường tàu biển?
Nếu tôi mua vé máy bay ở Đại lý thì tôi chỉ cần cái vé máy bay là đủ hay là tôi phải yêu cầu đại lý xuất hoá đơn cho tôi? Lúc đó hoá đơn nó ra làm sao?
Đại lý đăng ký KD là hoạt động đại lý chứ làm gì được phép đăng ký hoạt động vận tải hàng không. Thế mà nó viết hoá đơn ra sao?
Ai có tờ hoá đơn dạng đó xin gửi lên giùm. Tôi mua vé thì vào trang web của Pacific Airlines mà mua, nên không có hoá đơn đại lý.
- Theo em nghĩ, nếu như từ ban đầu, để cho bên vận chuyển xuất hóa đơn cho bên mua hàng thì hay hơn.
- Nếu vận chuyển bằng đường bộ thì sẽ đỡ phức tạp hơn nếu DN có xe vận chuyển (nhưng không có chức năng vận chuyển).
Ở đây đâu có nói tốt nhất hay tốt nhì mà chỉ là có được hay không thể được mà thôi.
Nếu DN có xe mà không sử dụng hết công suất nên làm SX phụ là chở hàng thuê thì nên đăng ký kinh doanh. Nhưng nếu vài ba tháng mới có 1 lần thì sao?
Vấn đề là có bị phạt, tịch thu hàng, giam xe, rút giấy ĐKKD hay không chứ không phải tốt nhất hay tốt nhì.
Cách đơn giản (về giấy tờ) là ghi : tiền hàng 110tr (đã gồm phí v/ch).
Thế nhưng có DN muốn quản lý doanh số tốt hơn nên không xem việc thuê nhà xe là đầu vào và v/ch cho bên mua là đầu ra của mình.
Khi đó về quản lý thì báo cáo của bộ phận bán hàng sẽ thể hiện tiền hàng 100tr tương ứng với các lô hàng khác (đều ghi nhận doanh thu giá FOB) và vì thế DN dễ so sánh, kiểm soát giá bán của mình qua các kỳ khác nhau.
Vấn đề phức tạp vì bản thân cuộc sống vốn đã như thế. Đó là khách quan.
Nếu cán bộ thuế kiểm tra thấy DN không đăng ký và cho rằng vấn đề là nghiêm trọng thì lập biên bản và tờ trình đề nghị UB xử.
Có thể UB ra QĐ buộc ngưng ngay mọi hoạt động uhlakie daokiu umainko này vì nó ảnh hưởng môi trường ..
UB cũng có thể : yêu cầu DN đăng ký kinh doanh hoạt động uhlakie daokiu umainko trong thời hạn 30 ngày ... nếu như hoạt động uhlakie daokiu umainko này là không bắt buộc phải có giấy phép hành nghề, cứ để DN làm vì nó có khai báo nộp thuế đàng hoàng ..
Và DN theo đó mà thực hiện.
-------
Báo vừa đăng tin: có nhóm nghiên cứu xếp hạng VN 114/118 quốc gia có môi trường kinh doanh thích hợp với thương mại toàn cầu.
Là do còn nhiều người thích cơ chế xin - cho, cấp phép - cấm cản?