Kháng cự hỗ trợ là gì? Cách xác định giao dịch với kháng cự hỗ trợ

Thuận DKT

Member
Hội viên mới
1. Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà ở đó giá đảo chiều xu hướng và hành vi đó có thể xảy ra lại trong tương lai.

  • Gặp ngưỡng kháng cự thì có khả năng đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm. Tại đây áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ bán khi giá đi vào ngưỡng kháng cự.
  • Gặp ngưỡng hỗ trợ thì có khả năng đảo chiều từ xu hướng giảm sang tăng. Tại đây áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ mua khi giá đi vào ngưỡng hỗ trợ.
Lưu ý:
  • Kháng cự và hỗ trợ không thể hoặc chắc chắn bị phá vỡ là không đúng: thị trường không có việc gì là chắc chắn, nên mới gọi chứng khoán là trò chơi của xác suất, kháng cự và hỗ trợ sinh ra là để kiểm tra tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư ở hiện tại về tương lai, nên quan niệm kháng cự và hỗ trợ không thể bị phá vỡ hoặc chắc chắn phá vỡ là sai lầm.
  • Kháng cự hỗ trợ là 1 vùng chứ không chỉ là 1 đường.
2. Cách xách định vùng (đường) kháng cự hỗ trợ

Khi vẽ chưa quen các bạn có thể chuyển về dạng đường thẳng để dễ xác định.

1617519656091.png

  • Khi giá đi lên và giảm điều chỉnh, vùng đỉnh cao nhất đạt được trước khi giá tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng kháng cự.
  • Khi giá tiếp tục tăng trở lại sau điều chỉnh, vùng đáy thấp nhất đạt được trước khi giá điều chỉnh trở lại được gọi là vùng hỗ trợ.
Như mình chia sẻ bên trên kháng cự hỗ trợ là một vùng, chúng ta cùng xem hình ảnh bên dưới để hình dung

1617519983727.png


3. Các lưu ý về kháng cự và hỗ trợ

3.1. Khi mới tập xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ thấy có rất nhiều ngưỡng hỗ trợ kháng cự, bạn sẽ bối rối không biết vùng nào mới là vùng phù hợp để giao dịch? Trong rất nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự thì bạn nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đây là những vùng giá sẽ tiếp cận sớm nhất.

3.2. Giá càng thường xuyên test một kháng cự mà không phá vỡ được thì vùng kháng cự đó được cho rằng càng mạnh (điều này không có nghĩa là nó sẽ không phá được vùng đó), và ngược lại với hỗ trợ.

1617520616733.png


Bạn xem ví dụ mã ACB bên trên sẽ thấy giá rất nhiều lần chạm vùng kháng cự rồi bật xuống nhưng vẫn có những lần phá kháng cự.

3.3. Khi một kháng cự mạnh bị phá vỡ, sức mạnh của sự phá vỡ tỷ lệ với sức mạnh của kháng cự đó. Nói cách khác, nếu kháng cự càng mạnh thì khi bị phá vỡ thì giá tăng càng mạnh. Và ngược lại với hỗ trợ.

1617521016836.png


3.4. Khi giá phá vỡ kháng cự thì kháng cự đó sẽ trở thành hỗ trợ trong tương lai và ngược lại với hỗ trợ.

1617521232947.png


1617521430002.png


4. Những cách giao dịch với kháng cự hỗ trợ

4.1. Đặt lệnh ngay tại hỗ trợ kháng cự

  • Lệnh đầu tiên, MUA tại hỗ trợ, đây là một lệnh đúng.
  • Lệnh thứ hai, MUA tại hỗ trợ, đây cũng là một lệnh đúng.
  • Lệnh thứ ba, BÁN tại KHÁNG CỰ, đây cũng là một lệnh đúng.
  • Lệnh thứ tư, MUA tại hỗ trợ một lần nữa, đây là một lệnh thua lỗ.
Tại sao bạn làm lại lệnh MUA y chang lần trước mà lần này lại thua?

Vì bạn chỉ đơn giản là đặt lệnh tại hỗ trợ mà không dùng sự “hỗ trợ” nào từ các công cụ khác, từ các tín hiệu khác. Điều này làm cho việc đặt lệnh MUA tại hỗ trợ như là việc “hy vọng nó sẽ lên” nhiều hơn. Vì vậy, bạn phải kết hợp với các chỉ báo khác để tăng xác xuất khi vào lệnh.

1617522148025.png


4.2. Đặt lệnh khi kháng cự hỗ trợ bị phá vỡ

Cách này tức là bạn đặt lệnh ngay khi nhận thấy sự phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự. Tức là đặt lệnh BÁN khi hỗ trợ bị phá, đặt lệnh MUA khi kháng cự bị phá.

1617522721827.png


4.3. Chờ khi giá quay lại kháng cự hỗ trợ bị phá

Bạn đã biết kháng cự khi bị phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ, và ngược lại. Vì vậy bạn hãy chờ vùng hỗ trợ kháng cự đó bị phá vỡ rõ ràng và tìm cơ hội khi giá quay lại vùng đó (gọi là retest).

1617523000788.png


Cuối cùng các bạn lưu ý, mỗi mã cổ phiếu sẽ có những vùng kháng cự hỗ trợ khác nhau, cần theo dõi một thời gian kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để gia tăng xác suất.

ĐÂY LÀ BÀI CHIA SẺ QUAN ĐIỂM, MÌNH KHÔNG CHỊU BẤT CỨ TRÁCH NHIỆM NÀO KHI CÁC BẠN ÁP DỤNG VÀO VIỆC MUA BÁN CÁC MÃ CỔ PHIẾU.

Cám ơn và hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ sau.
 

Đính kèm

  • 1617519527127.png
    1617519527127.png
    256.3 KB · Lượt xem: 684
  • 1617520945126.png
    1617520945126.png
    153.5 KB · Lượt xem: 352
  • 1617522134971.png
    1617522134971.png
    204.3 KB · Lượt xem: 383

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top