Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

binhnt

Member
Hội viên mới
Một trong những khó khăn lớn nhất khi ứng dụng ERP ở VN là sự khác biệt giữa phương pháp hạch toán kế toán (KT) trong hệ thống ERP và các phương pháp tổ chức hạch toán KT truyền thống của các doanh nghiệp (DN). Đây là vấn đề chung đối với hầu hết các DN VN khi sử dụng các giải pháp ERP, nhất là giải pháp ERP của nước ngoài.

Tiêu chí đầu tiên của các PM ERP là quản lý đồng bộ, chặt chẽ và khoa học hơn toàn bộ thông tin của DN. Trong đó, thông tin KT là một phần cốt lõi. Để đạt được tiêu chí đó, hệ thống đòi hỏi người sử dụng phải tuân thủ quy trình tác nghiệp chặt chẽ, đôi khi phức tạp, với một khối lượng thông tin đầu vào khổng lồ. Không ít DN đã không thể chấp nhận thực tế này và họ đã nỗ lực đơn giản hoá quy trình tác nghiệp của ERP. Kết quả, họ đã biến ERP thành một PM KT và làm mất đi ý nghĩa lớn nhất của ERP là quản lý thông tin một cách tổng thể và đồng bộ.

Ghi nhận bằng bút toán hạch toán

Trong hệ thống ERP nước ngoài, hạch toán KT không phải là điểm bắt đầu mà là kết quả của quá trình xử lý thông tin. Mỗi thao tác nghiệp vụ trong quy trình sản xuất kinh doanh đều được ghi nhận bằng một bút toán hạch toán trên hệ thống. Cùng với quy trình nghiệp vụ được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, các nghiệp vụ KT cũng được chia thành nhiều cặp bút toán khác nhau. Ví dụ, trong quy trình mua hàng, có bút toán nhận hàng tương ứng với việc nhận hàng hoá vào kho; bút toán ghi nhận công nợ phải trả tương ứng với việc chấp nhận chứng từ mua hàng; bút toán thanh toán tương ứng với việc chấp nhận thanh toán...

Để quản lý các cặp bút toán liên quan trong cùng một nghiệp vụ, hệ thống ERP định nghĩa các tài khoản liên kết trong từng cặp bút toán và các quy tắc hạch toán ngầm định để đảm bảo các cặp bút toán này thống nhất với nhau.

Thiết lập tài khoản trung gian

Mặc dù đây là một điểm khác biệt so với KT VN, nhưng trên góc độ kinh tế thì sự vận động của tài sản và nguồn vốn trong các nghiệp vụ trên vẫn không có gì thay đổi. Để đảm bảo cho bảng cân đối KT của DN không phát sinh thêm nhiều so với cách hạch toán cũ, DN VN có thể sử dụng các tài khoản không thuộc hệ thống tài khoản chính thức của mình và xem đó là các tài khoản trung gian. Như vậy, việc phát sinh giao dịch ở các tài khoản trung gian không làm ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính của DN và các DN có thể dựa vào số dư của các tài khoản này để kiểm tra quy trình tác nghiệp đã được thực hiện đầy đủ chưa.

Hạch toán tự động

Ngoài phân hệ KT tổng hợp thực hiện các bút toán một cách trực tiếp như các PM KT thông thường, tất cả các phân hệ khác của ERP đều tiến hành hạch toán tự động và quy tắc hạch toán 1:n hay n:1 không được đặt ra. Vì thế, không thể thực hiện việc tách số dư của các tài khoản theo từng tài khoản đối ứng.

Đây là một vấn đề khá quan trọng đối với hầu hết những người làm KT ở VN vì chúng ta vẫn quen kiểm soát số liệu theo kiểu đối ứng. Tuy nhiên, cần lưu ý một điểm khác biệt rất lớn giữa ERP và các PM KT là bút toán được sinh ra một cách tự động và được kiểm soát nhiều tầng thông qua quá trình phê duyệt, vì thế những sai sót về định khoản hầu như không xảy ra.

Bút toán đảo

Với ý nghĩa là một hệ thống phản ánh trung thực nhất các hoạt động kinh tế phát sinh trong một tổ chức kinh tế, hệ thống ERP không cho phép người dùng xóa bất kỳ một bút toán nào đã hạch toán vào hệ thống. Tất cả những gì mà người sử dụng có thể làm là thực hiện bút toán đảo. Chính vì đặc điểm này, người sử dụng có thể cảm thấy ái ngại vì mọi sai sót của họ đều bị kiểm soát. Tuy nhiên, cũng nhờ đặc điểm này, số liệu KT do các hệ thống ERP cung cấp luôn có độ tin cậy cao đối với các cổ đông cũng như các đối tác bên ngoài DN.

Tác nghiệp hoàn chỉnh

Vì hệ thống được thiết kế để quản lý theo một quy trình, nếu bạn cắt đứt một trong các công đoạn của một quy trình nào đó, chức năng kiểm soát của hệ thống sẽ không còn ý nghĩa. Kéo theo đó, việc kiểm soát số liệu KT cũng sẽ khó khăn.

Tuy nhiên, trong trường hợp buộc phải cắt rời một số quy trình, để giữ được kiểm soát, cần phải tạo ra các đối tượng liên kết cũng như đặt ra các quy tắc thực hiện bên ngoài, buộc người dùng phải tuân thủ theo.

Cấu trúc hệ thống tài khoản linh hoạt

Ngoài hệ thống tài khoản mà Bộ Tài Chính VN ban hành, bạn có thể xây dựng một hệ thống tài khoản với nhiều chiều thông tin. Có thể nói tính linh hoạt của hệ thống tài khoản có thể đáp ứng được mọi yêu cầu phân tích và quản lý tài chính của một DN, với mọi quy mô. Ví dụ: bài toán quản lý doanh thu và chi phí theo từng phòng ban sẽ thực hiện đơn giản bằng cách thêm thông tin về phòng ban vào hệ thống tài khoản. Cuối kỳ, bạn chỉ cần sử dụng các báo cáo về số dư tài khoản để xem tất cả các số liệu KT phát sinh ở một phòng ban bất kỳ.

Hợp nhất báo cáo từ các đơn vị thành viên

Cơ chế dữ liệu tập trung của hầu hết ERP cho phép hợp nhất số liệu của các DN có nhiều chi nhánh thuận tiện và dễ dàng. Việc duy nhất mà họ phải làm là truy vấn dữ liệu đã có sẵn bằng các công cụ mà hệ thống cung cấp.

Cũng nhờ cấu trúc quản lý ERP linh hoạt, việc thêm một đơn vị thành viên hay cấp quản lý mới trong hệ thống ERP được thực hiện đơn giản.

Bức tranh trung thực

Chính vì đặc điểm hạch toán KT đồng thời với thao tác nghiệp vụ nên hệ thống số liệu KT luôn phản ánh kịp thời và trung thực các hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng khâu trên hệ thống.

Trên hệ thống ERP, KT giữ vai trò kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu mà hệ thống phản ánh.

Theo PCWORLD
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

...Hạch toán tự động
Ngoài phân hệ KT tổng hợp thực hiện các bút toán một cách trực tiếp như các PM KT thông thường, tất cả các phân hệ khác của ERP đều tiến hành hạch toán tự động và quy tắc hạch toán 1:n hay n:1 không được đặt ra. Vì thế, không thể thực hiện việc tách số dư của các tài khoản theo từng tài khoản đối ứng.
Đây là một vấn đề khá quan trọng đối với hầu hết những người làm KT ở VN vì chúng ta vẫn quen kiểm soát số liệu theo kiểu đối ứng. Tuy nhiên, cần lưu ý một điểm khác biệt rất lớn giữa ERP và các PM KT là bút toán được sinh ra một cách tự động và được kiểm soát nhiều tầng thông qua quá trình phê duyệt, vì thế những sai sót về định khoản hầu như không xảy ra.
...Theo PCWORLD
Em có ý kiến chút !
1. Chẳng lẽ AR và AP không hạch toán thủ công được ? bạn có chắc không vậy ?
2. Định khoản là do con người setup, nếu sai sẽ sai một cách kinh khủng . bạn có chắc là qua nhiều lần phê duyệt sẽ không sai ?
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

danketoan ko cho post bài trên danketoan.

Thanks
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

...
Nói tóm lại, bài viết này có lẽ là do người viết quá bị ảnh hưởng mấy phần mềm kế toán ở VN được xây dựng từ những năm 90s và mới tiếp cận một số phần mềm kế toán hoặc các hệ thống ERP của nước ngoài nên đánh giá hơi hời hợt.
Em kết cấu này .
Em chưa đồng ý với tác giả về vụ : thêm mới đơn vị thành viên sử dụng và hợp nhất báo cáo đơn giản .
Còn " trung thực " thì xin mời ý kiến của các bác tham gia setup ạ !!!
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

Các pác cho em hỏi bon chen chút nhé,em nhìn các pác viết ERP mà em cứ hoa hết cả mắt. Vậy ERP là gì? Nội dung chủ yếu của nó? Cách thiết lập các chỉ tiêu trong đó ra sao? Làm thế nào để làm tốt nó? rất mong các Pác giúp đỡ!
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

danketoan ko cho post bài trên danketoan.

Thanks
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

Mời bạn đọc quyển "ERP Make it Happen", hoặc với vài cú Google, bạn có thể hình dung được (hoặc tốt nhất nên đọc presentation của anh PAT ấy). Món này bàn mãi cũng chán lắm rồi. Một vài dòng trên diễn đàn khó để thỏa mãn những câu hỏi chung chung như bạn.
Bác hai2hai có thể nói sự khác biệt giữa phân hệ AR trong ERP và kế toán thông thường ?
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

danketoan ko cho post bài trên danketoan.

Thanks
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

AR là một phân hệ nằm trong Finance, một thành phần của ERP.
...
P/S: Hic, Nếu bạn theo dõi trên DKT thì đã biết tớ bỏ nghề này lâu lắm rồi mà.
Chào bác,
Hiện Kuki chưa thấy ai chỉ ra khác biệt một cách có hệ thống AR trong ERP khác kế toán thông thường như thế nào ?
- Những điểm quan trọng trong khi setup tuổi nợ, type, order cho Customer
- Lưu ý khi hạch toán adj, revenue trong AR
- AR cho các ứng dụng khác ngoài bán hàng
- Revaluation cần lưu ý những gì ?
- Cách sử dụng hiệu quả các chức năng trong AR như customer, collector, invoice, receipt, controller ...
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

Tớ ko có khái niệm "Kế toán thông thường", mấy phần mềm "Accounting" mà tớ xem cũng đều có những gì mà Kuki nói ở trên (chỉ có điều là nó làm tới đâu thôi). Kể cả đọc sách Accounting Principles hay Accounting Information System, v.v... cũng ko thấy concepts phân biệt Accounting với ERP. 2 cái đó là 2 views khác nhau nhưng có liên quan tới nhau mà. ERP với tớ là giải pháp chứ ko chỉ là cái phần mềm để đi so sánh. Chỉ khác nhau về cái scope của nó tới đâu thôi.
Chính vì muốn clear vụ kế toán phải thu theo sách vở và phân hệ kế toán phải thu AR trong ERP .
Giải pháp thường tổ chức thực hiện cho người ta có được cái cơ bản, nhưng nhiều cái lờ đi . Liệu có bao nhiêu nhà cung cấp DV và triển khai ERP mạnh dạn đã triển khai AR cho khách hàng một cách khá toàn diện .
Bán hàng từ OM , sau đó tạo phải thu doanh thu trên AR ; hết .
Xin hỏi bác câu nhỏ : bằng cách nào bác kiểm soát được số liệu được chuyển từ Ả sang GL là chuẩn ? ( xin đừng nói là kiểm tra các giao dịch chưa hoàn tất, bị treo và chưa transfer : vì cái đó là lý thuyết khi check quy trình thôi )
 
Thế KuKi hỏi trên phương diện gì? Kiếm soát thực hiện quy trình (process controlling) hay về mặt kỹ thuật (technical problem) hay về phương diện nào khác?
Thuần kế toán thôi ,
GL hỏi AR : Trong kỳ mày làm những gì sang GL nói tao nghe .
AR trả lời GL : Tui kiểm tra nhà tui hết, suy ra đã qua nhà ông
GL hỏi tiếp ; mày chứng minh đi ?
AR : theo quy trình thì sang GL hết rùi
GL : chẳng lẽ tao xuất số liệu theo nguồn để kiểm tra hả ? có quá thủ công ?
AR : tui hổng biết, hỏi nhà cung cấp DV

Cái này người ta đều làm theo phương pháp "Liệu cơm mà gắp mắm", rất nhiều thứ mà ở môi trường VN vẫn chưa thể đáp ứng nổi ngay khi bắt đầu (thậm chí có nhiều concepts dân ta nếu chưa tiếp cận thì có lẽ mới nghe tới lần đầu, vì thế chưa thể làm ngay được). Vậy há chi cứ phải "ép"? Ngoài ra, triển khai bất cứ dự án nào bao giờ cũng có câu "Triển khai theo giai đoạn", việc áp dụng từng bước từng bước 1 bao giờ cũng dễ thành công hơn kiểu "Big Bang", và điều đó rất phù hợp với môi trường VN.
.
Đồng ý với bác, nhưng việc triển khai kiểu " liệu cơm gắp mắm " này phát sinh nhiều vấn đề mà bên cung cấp , triển khai không khai báo hết cho Khách hàng ( kể cả ông tư vấn quản lý dự án cũng im re vụ này )
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

:), Có lẽ câu trả lời là hơi technical một tý. Việc post sang GL concepts nó đơn giản lắm (về mặt thiết kế Database). Trên hệ thống thì người ta sử dụng tính năng drilldown, drill-through để kiểm tra dữ liệu dẫn xuất từ bất cứ 1 con số tài chính nào. Vấn đề này đặc biệt mạnh ở giải pháp SAP.
Thưa bác là cái technical đó tốn times lắm .
Thực tế với một hệ thống ERP đủ lớn thì không ai drilldown nổi .
Sau này có thời gian em sẽ tranh luận với bác từng phận hệ của ERP ( mục đích là đừng quá đề cao ERP mà phải hiểu rõ trước khi sử dụng ), bác có đồng ý ?
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

:), ..Có lẽ mình vẫn ko hiểu vấn đề của KuKi chăng. Mình sài cũng khá nhiều phần mềm kế toán của nước ngoài rồi, nhưng có lẽ là dân IT nên cũng thấy chuyện đó bình thường và do đó ko hiểu được vấn đề thắc mắc của KuKi.
OK, nếu bạn đã đứng ở vị trí ERP của Cty mẹ thì sẽ thấy nó tổng thể hơn .
Mặt khác, kế toán nước ngoài có điểm dễ thở hơn VN như việc trọng yếu, reverse, kế toán tại Cty đó có trình độ khá tốt khi xử lý vấn đề .
TAX kiểu VN trong ERP cũng có điểm đáng bàn .
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

Ở bất cứ cái software nào (ko nhất thiết cứ phải là ERP, lâu lắm rồi tớ cũng chả care tới món đó nữa) cũng có thể remind cái list of un-posted transactions (by types) mà. Cái đó làm dễ vô cùng nếu xét trên quan điểm technical.
kiếm tra unpost thì dễ, nhưng post xong nó chạy đi đâu thì khó quản lý .
vấn đề Kuki đưa ra là AR-ERP nó xử theo đối tượng, GL chỉ biết account number -> khó khăn nếu không training kỹ .
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

Vấn đề "Liệu cơm mà gắp mắm" này ở đây tớ ko nhắc đến chuyện "Í ẹ" của các nhà cung cấp triển khai hay nhà tư vấn giải pháp. Mình nên xét trên phương diện đàng hoàng mà viết (còn các chuyện í ẹ thì viết ra đây làm gì cho nhọc long thể). Vấn đề "Liệu cơm mà gắp mắm" phải nằm trong lộ trình mà cả 2 (hoặc 3) bên đồng ý thực hiện triển khai.

Chắc Kuki đã triển khai hoặc tư vấn ISO rồi thì biết, giai đoạn đầu tiên ko bao giờ có kiểu ép doanh nghiệp áp dụng ngay 1 hệ thống ISO của 1 công ty khác mà bao giờ cũng xuất phát điểm từ chính những gì mà DN đang hoạt động (gọi là ISO hóa các hoạt động hiện thời), từ đó mới dần dần cải tiến. Chính vì thế ở việc triển khai ISO mới có khái niệm: Liên tục cải tiến. Việc cải tiến như thế nào cũng nằm trong lộ trình, kế hoạch phát triển của DN (phụ thuộc vào nhiều yếu tố về môi trường, thời điểm, điều kiện áp dụng,...).
-----------------------------------------------------------------------------------------



Posted chỉ có khái niệm posted sang GL thôi (ko có khái niệm Post đi đâu đó).

Kuki biết là nó sẽ lên GL, nhưng nó sẽ là somewhere in GL, nếu hoạch định không tất các phân hệ, GL sẽ là kho rác .
Việc cải tiến thì NCC không nêu bật được cái gì nên làm, cái gì không ( vì khó update new ver ) chỉ nói chung chung sẽ gây hoang mang cho khách hàng .
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

ERP lấy kế toán làm gốc. Câu chuyện ERP và sự thành công của ERP được đánh giá tổng thể trong đó MFG vẫn là cái thước đo lớn nhất của sự thành công. Còn GL, AR, AP, là kế toán. MÀ bây giờ người người làm kế toán, nhà nhà làm kế toán. Có gì to tát mà phải bàn với ERP cho phí đất. Đề tài này là sự so sánh giữa ERP và Kế toán thông thường chứng tỏ trình độ của người viết lên bài này đã đồng level hai thứ đó. Chứng tỏ người đó đang còn lộp chộp vì Kế toán chỉ là một phần nhỏ trong ERP và thường ít được quan tâm vì nó đã quá chuẩn.

Chia sẻ chút ít
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

ERP lấy kế toán làm gốc. Câu chuyện ERP và sự thành công của ERP được đánh giá tổng thể trong đó MFG vẫn là cái thước đo lớn nhất của sự thành công. Còn GL, AR, AP, là kế toán. MÀ bây giờ người người làm kế toán, nhà nhà làm kế toán. Có gì to tát mà phải bàn với ERP cho phí đất. Đề tài này là sự so sánh giữa ERP và Kế toán thông thường chứng tỏ trình độ của người viết lên bài này đã đồng level hai thứ đó. Chứng tỏ người đó đang còn lộp chộp vì Kế toán chỉ là một phần nhỏ trong ERP và thường ít được quan tâm vì nó đã quá chuẩn.

Chia sẻ chút ít
Em nghĩ không hẳn là phí . Em tham gia topic vì có suy nghĩ là so sánh với kế toán trong ERP .
Riêng ý kiến kế toán trong ERP là quá chuẩn thì xin miễn ý kiến .
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

Ngay ở cái chủ đề đã lệch lạc và không nên bàn nữa rồi. Thì nói làm gì cho vấn đề nó loãng ra. Đôi khi lại làm cho bà con hiểu lầm rằng ERP tương tương kế toán. Cứ thế các NCC ERP đến gặp mấy cô cậu nghiệp vụ cứ phải è cổ giải thích những câu chuyện mà đáng ra không nên có. Mà nếu cô cậu nào đã đọc cái này rồi thì lại phải bắt đầu bài hát "Thế nào là ERP""Thế nào là Kế toán"

Tôi chẳng biết ai ở đây cả. Đã là diễn đàn là nơi trao đổi quan điểm của tôi và mọi người. Và cũng ko ai có quyền bảo là tôi hãy Miễn bàn cái này.
 
Ðề: Khác biệt giữa ERP với kế toán truyền thống

Tôi chẳng biết ai ở đây cả. Đã là diễn đàn là nơi trao đổi quan điểm của tôi và mọi người. Và cũng ko ai có quyền bảo là tôi hãy Miễn bàn cái này.
Em thấy bác lệch lạc rồi , càng lệch lạc hơn khi nghĩ rằng có quen biết này nọ .
Ý em nói là em miễn bàn vì câu nói lệch lạc của bác với đại ý là " kế toán trong ERP là quá chuẩn " .:ibbanana:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top