kế toán trong doanh nghiệp sản xuất gia công hàng điện tử

Toàn Dịu

New Member
Hội viên mới
Em chào anh chị.
Em là lính mới vào nghề có nhiều vướng mắc mong anh chị chỉ dẫn cho em ạ.
Tình hình là công ty em chuyên mua các linh kiện điện tử về để lắp ráp các bảng mạch điện tử và đóng hộp thành sản phẩm ( nó tương tự như một công ty lắp ráp máy tính), nhưng công ty em có thêm một công đoạn nữa là mang các thành phẩm này đi lắp đặt cho các công trình.
Hiện tại em đang làm theo quyết định 15 và làm trên phần mềm misa. Em có theo dõi các thành phẩm của bên em vào phần lắp ráp ( ví dụ thành phầm Master sẽ cần main master, trở, tụ, chíp ...) vậy em phải theo dõi chi phí gia công như thế nào ạ. Em có được phản ánh vào các chi phí 621, 622, 627 không. hay khi lắp ráp em phản ánh nguyên liệu xuất lắp ráp thành phẩm ngay vào 1542, còn chi phí nhân công em phản ánh vào tài khoản 642, và nhưng vật tư phụ xuất dùng chung cho nhiều sản phẩm thì em phải phân bổ và theo dõi như thế nào ạ.
Em cảm ơn anh chị nhiều ạ!
 
Em giải thích rõ hơn là công ty em mua linh kiện điện tử về để lắp ráp thiết bị điện tử sau đó bán ra, Em có thể coi đây là qua trình gia công không ạ.
- khi mua vật tư về em ghi nhận
Nợ 156, nợ 1331/ có 111, 331...
- khi xuất vật tư ra lắp ráp sản phẩm em phản ánh
Nợ 1542/ có 156
- chi phí gia công chính là lương của nhân viên công ty em tham gia vào lắp ráp sản phẩm, em sẽ cho vào tài khoản 622 hay 6421 ạ.
- các chi phí về vật tư phụ khi lắp đặt sản phẩm tại các công trình em sẽ phân bổ theo doanh thu các công trình hay cứ xuất ra dùng hợp lý là được ạ
 
Chào bạn.
Đầu ra xuất hóa đơn của cty bạn là gì? Nếu là thành phẩm (là bảng mạch hoàn chỉnh hoặc sản phẩm hoàn chỉnh) thì coi như bạn mua nguyên vật liệu (Linh kiện) về để sản xuất rồi. Cách tập hợp chi phí tính giá thành như một sản phẩm thông thường.
Nếu thêm công đoạn lắp tại công trình, theo mình, cái này bạn có thể tính riêng thành Dịch vụ lắp đặt và xuất hóa đơn dịch vụ.
 
Chào các anh chị, em có 1 vấn đề muốn hỏi các anh chị: công ty em vừa chuyển đổi từ công ty TNHH 2 TV thành công ty TNHH 1 TV, công ty em trc đây hạch toán thuế GTGT theo PP trực tiếp, giờ nhân cơ hội chuyển đổi này em xin chuyển hình thức hạch toán thuế GTGT theo pp khấu trừ đc ko các anh chị nhỉ? Nếu đc thì thủ tục như thế nào? Chân thành cảm ơn các anh chị, chúc các chị có 1 ngày 20/10 hạnh phúc nhé!
 
Chào bạn.
Đầu ra xuất hóa đơn của cty bạn là gì? Nếu là thành phẩm (là bảng mạch hoàn chỉnh hoặc sản phẩm hoàn chỉnh) thì coi như bạn mua nguyên vật liệu (Linh kiện) về để sản xuất rồi. Cách tập hợp chi phí tính giá thành như một sản phẩm thông thường.
Nếu thêm công đoạn lắp tại công trình, theo mình, cái này bạn có thể tính riêng thành Dịch vụ lắp đặt và xuất hóa đơn dịch vụ.
Bên em lắp ráp thành thành phẩm hoàn chỉnh chị ạ. Vì em định chuyển thành hàng hóa và làm dịch vụ gia công để không phải khai định mức nguyên vật liệu. và em sợ làm về sản xuất sẽ phức tạp và khó khăn hơn đúng không ạ.
Và nếu làm về gia công như vậy thì em sẽ tập hợp chi phí như thế nào ạ.
 
Nếu bên bạn lắp ráp từ các chi tiết để ra thành phẩm thì việc tính giá thành hoàn toàn không khó. Kể cả việc đưa ra định mức cũng thế
 
Hi Toàn Dịu. Mình là Anh chứ không phải là Chị. hehe
Còn về cách hạch toán thì theo mình làm theo kiểu sản xuất ra SP cuối cùng và bán sẽ tốt hơn cho công tác quản lý sau này (việc này khó nói hết khi viết ở đây)
Còn việc làm như bạn thì đơn giản hơn cho Kế toán. Bạn chỉ việc lý HĐ thương mại và HĐ gia công và tập hợp chi phí nhân công là xong nhưng về lâu dài sẽ không tốt cho hoạt động quản lý của công ty vì nó phản ánh không đúng nghiệp vụ kinh doanh của công ty.
Việc xây dựng cái định mức SP đặc biệt là trong lĩnh vực lắp ráp đâu có khó gì? vì có bản vẽ và số lượng linh kiện tiêu thụ rồi mà.
Để rõ hơn, em có thể email cho anh qua: tidebackup@gmail.com để trao đổi.
 
Nếu là gia công thì bạn làm theo đơn hàng gia công, nhận NVL ký gửi gia công từ bên đơn vị thuê gia công. Do đó chi phí NVL chính gần như không có hoặc rất ít.
Lúc đó chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí chung và chi phí nhân công. Thường thì người ta phân bổ theo đơn giá hoặc doanh thu gia công
 
Như bên bạn là mua NVL về làm theo yêu cầu của khách thì ko hẳn là gia công. mà là sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Cái này bên bạn phải có định mức sản xuất. Lấy định mức làm căn cứ phân bổ
 
Tính theo từng đơn, sản phẩm trong từng đơn nhé. Có giá thành của từng sản phẩm trong đơn hàng thì đương nhiên sẽ có giá thành của cả đơn hàng đó!
 
Nếu bên bạn lắp ráp từ các chi tiết để ra thành phẩm thì việc tính giá thành hoàn toàn không khó. Kể cả việc đưa ra định mức cũng thế
bạn hướng dẫn rõ hơn được không, bên mình cũng đang ở trường hợp này.
Ví dụ: như của bạn ở trên 10 động cơ nổ + 10 cái tay cầm---> 10 máy cắt cỏ thì tính giá thành thế nào và xây dựng định mức như thế nào. Bên mình lcũng là bên thương mại. Cảm ơn nhé
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top