Kế toán tổng hợp cho khách sạn

huyvh

Member
Hội viên mới
Khách sạn là một ngành kinh doanh đặc thù, công việc kế toán tổng hợp của ngành này cũng khá nhiều phức tạp. Mình cũng có view về lĩnh vực này như sau, mong mọi người đóng góp:
hàng ngày, ks sẽ phải tiến hành mua hàng từ nhà cung cấp bao gồm 2 loại chính: đồ ăn (Food) đồ uống (Bev); các mặt hàng khác (Gen)
Các mặt hàng này sẽ được nhà bếp chế biến phục vụ các nhà hàng trong khách sạn, các mặt hàng Gen sẽ được set up or sử dụng tại phòng.
Doanh thu phòng sẽ bao gồm tiền phòng, internet, các dịch vụ phát sinh như đặt vé, đồ uống trong phòng.
Doanh thu khách sạn sẽ bao gồm: donh thu phòng, doanh thu đồ uống, đồ ăn, câu lạc bộ, internet, thuê phòng hội thảo, du lịch...

Vấn đề đặt ra ở đây là tính giá thành hàng tháng, quí...để có bức tranh về hoạt động kinhdoannh.???? Ai có cao kiến gì thềm, hay có mẫu Báo cáo tài chính, doanh thu chi phí xin đóng góp.:chay:
 
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

cái nào cũng có hóa đơn mà, dựa vào hóa đơn mà tính thôi chứ:bephuthuy:
 
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

Khách sạn là một ngành kinh doanh đặc thù, công việc kế toán tổng hợp của ngành này cũng khá nhiều phức tạp. Mình cũng có view về lĩnh vực này như sau, mong mọi người đóng góp:
hàng ngày, ks sẽ phải tiến hành mua hàng từ nhà cung cấp bao gồm 2 loại chính: đồ ăn (Food) đồ uống (Bev); các mặt hàng khác (Gen)
Các mặt hàng này sẽ được nhà bếp chế biến phục vụ các nhà hàng trong khách sạn, các mặt hàng Gen sẽ được set up or sử dụng tại phòng.
Doanh thu phòng sẽ bao gồm tiền phòng, internet, các dịch vụ phát sinh như đặt vé, đồ uống trong phòng.
Doanh thu khách sạn sẽ bao gồm: donh thu phòng, doanh thu đồ uống, đồ ăn, câu lạc bộ, internet, thuê phòng hội thảo, du lịch...

Vấn đề đặt ra ở đây là tính giá thành hàng tháng, quí...để có bức tranh về hoạt động kinhdoannh.???? Ai có cao kiến gì thềm, hay có mẫu Báo cáo tài chính, doanh thu chi phí xin đóng góp.:chay:

Câu hỏi của bạn là gì? Tính giá thành? cứ thế mà phang, chọn phương pháp tính giá thành cuối tháng kết chuyển,.....

Chẳng hiểu nên vẻ bức tranh sao cho bạn, cao kiến gì đây nữa trời!:mua::mua:
 
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

Khách sạn là một ngành kinh doanh đặc thù, công việc kế toán tổng hợp của ngành này cũng khá nhiều phức tạp. Mình cũng có view về lĩnh vực này như sau, mong mọi người đóng góp:
hàng ngày, ks sẽ phải tiến hành mua hàng từ nhà cung cấp bao gồm 2 loại chính: đồ ăn (Food) đồ uống (Bev); các mặt hàng khác (Gen)
Các mặt hàng này sẽ được nhà bếp chế biến phục vụ các nhà hàng trong khách sạn, các mặt hàng Gen sẽ được set up or sử dụng tại phòng.
Doanh thu phòng sẽ bao gồm tiền phòng, internet, các dịch vụ phát sinh như đặt vé, đồ uống trong phòng.
Doanh thu khách sạn sẽ bao gồm: donh thu phòng, doanh thu đồ uống, đồ ăn, câu lạc bộ, internet, thuê phòng hội thảo, du lịch...

Vấn đề đặt ra ở đây là tính giá thành hàng tháng, quí...để có bức tranh về hoạt động kinhdoannh.???? Ai có cao kiến gì thềm, hay có mẫu Báo cáo tài chính, doanh thu chi phí xin đóng góp.:chay:

Giá thành gì ở đây bạn? giá thành đồ ăn, đồ uống...... hả.Bạn cứ theo hoá đơn đầu vào hạch toán CP bình thường, nếu cần phân giá vốn theo các loại doanh thu như bạn kê ở trên thì bạn chi tiết 154 ra trước khi kết chuyển là được rồi.
 
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

mình đồng ý với 1 số ý kiến của các bạn, tuy nhiên các ks này họ không dùng hệ thống Tk của Vnam àh, họ theo mẫu của tập đoàn, nên mình được biết là tính giá thành dựa trên mẫu của các ông lớn, mặc dù vẫn theo qui trình thôi. Bức tranh mình muốn nói ở đây là tính giá thành ra sao, lợi nhuận..... như thế nào. Về các món hay đồ uống mình biét là họ có định mức rồi đấy.
 
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

Kế toán của hoạt động kinh doanh khách sạn là rất đặc thù.
Muốn bắt đầu nó bạn phải hình dung được tổ chức và đường đi của chứng từ trong loại hình khách sạn
---------
Mình xin nêu ra một số điểm như sau
---------
1. Phòng kinh doanh -Sale Dept(chuyên nhận booking cho Fuction, hội nghị, tiệc cưới, tìm khách hàng, làm hợp đồng....)
2. Nhà bếp -Kit Dept (chuyên chế biến các món ăn, nếu các hội nghị đông --> cần thêm người báo cho HR "nhân sự" để thuê thêm người phục vụ
Bếp trưởng phụ trách lên món ăn, thay đổi thực đơn
3. Nhà hàng -FBS: Phục vụ khách hàng (các loại món ăn: Âu, á, Alacart, Buffei, các loại đồ uống như Bev (Coke, fanta..) Apertizer, Liquor, wine....nhiều lắm
Giám đốc phụ trách hàng lên kế hoạch cho menu đồ uống
4. Nhân sự
5. Bảo vệ
6. Lễ tân
8. Massage
9. Nhà buồng (dọn dẹp phòng, thay đồ...)
10. Kĩ thuật, IT...
11. Phòng kế toán
---------------------
Mình xin nói thêm về phòng kế toán. Theo tiêu chuẩn thì phòng kế toán sẽ có các vị trí sau
1. Kiểm soát tài chính (nếu có)
2. KTT
3. Thu ngân
4. Giá vốn (kiểm soát giá)
5. Công nợ (AR. AP)
6.7 (thủ kho, và người mua hàng)
-------------------
Quy trình ví dụ như sau:
1. Khi phòng Kinh doanh nhận đựoc một lễ cưới.
--> báo cho bếp (kiểm tra thực đơn...)
---> báo cho nhà hàng
---> Bếp gửi yêu cầu mua hàng cho kế toán
---> kế toán căn cứ vào doanh thu ước tính --> ra định mức cho phép mua hàng
...
Nói chung nhiều vấn đề lắm bác à
Nếu bác muốn bác có thể pm cho tôi

Thân!
 
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

Cám ơn bạn feelings, mình có ý kiến thế này. Mỗi khách sạn sẽ có các nhà hàng khác nhau (món âu, món á...) mỗi nhà hàng đó sẽ có 1 bếp riêng để chế biến các món ăn phục vụ nhà hàng theo từng ngày hoặc tiệc đặt.Tất nhiên là khi phòng Sale họ tìm khách hàng, tiệc cưới....họ cũng đã có thể giới thiệu cho khách hàng một số menu của khách sạn (cũng có trường hợp lệch so với menu)
Các ý kiến của bác coi như là các hoạt động nội bộ của khách sạn trước khi phát sinh một funtion đúng không. Còn sau khi các yêu cầu của bếp được gửi ra phòng mua hàng thì thế này:
1. Phòng mua hàng tiếp nhận order từ bếp và gọi hàng. Trong quá trình này order đã được duyệt nghe.
2. Nhà cung cấp giao hàng theo đơn hàng.
3. Bộ phận Receiving sẽ nhận hàng tất cả các đơn hàng phát sinh từ phòng mua.
4. Sau khi nhận xong sẽ giao cho bộ phận bếp, tiệc theo như đơn hàng đã đặt.
Đến đây bắt đầu là phần việc của kế toán nè.
1. Vào hệ thống các đơn hàng.
2. Kiểm tra và thanh toán cho nhà cung cấp.
3. Tính doanh thu cho tiệc,.....
4. Theo dõi các khoản phải thu.
5. Lên báo cáo.....
6. Điều chỉnh chi phí...

Mình có ý kiến vậy, các cao thủ cho ý kiến thêm
 
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

tôi thấy đề tài kế toán tổng hợp của ban hấp dẫn đáy nhưng không đến nỗi khó khă đâu ,,trong khâu quản lý thì có diretor của bản chỉ đạo rồi còn bạn là kế toán thi chỉ biết hạch toán và phân t ích thôi, đương nhiên bạn phải có một kinh nghiệm nhât định trong vấn đề phân loại chứng từ, đâu là chi phí, và chi phí đó đưa vao đâu là được thôi cuối cung bạn se thấy được cái bạn cần,không khó đâu bạn chỉ năm nguyên tắc hạch toán là được thoi. chúc bạn thành công
 
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

Đến đây bắt đầu là phần việc của kế toán nè.
1. Vào hệ thống các đơn hàng.
2. Kiểm tra và thanh toán cho nhà cung cấp.
3. Tính doanh thu cho tiệc,.....
4. Theo dõi các khoản phải thu.
5. Lên báo cáo.....
6. Điều chỉnh chi phí...

Bạn nói vậy chưa đủ rồi. Mình có may mắn "đã" từng làm kế toán của một khách sạn Pháp hơn 4 năm

Rất nhiều cái thú vị trong ngàng này, vấn đề là bạn mong mỏi nó chặt chẽ đến đâu thôi.

Mình ví dụ về sự chặt chẽ trong kiểm soát mua hàng nhé
----------------
Mình chế một file Excel yêu cầu bếp mua gì (Số lượng bao nhiêu vào một file, giá trong đó được cập nhật hàng tuần)
Sau đó bếp gửi mail cho kế toán liên quan.
Ví dụ: Hôm nay là 25 bếp trước 3 h chiều phải gửi order cho ngày 26. Kế toán sẽ lắm bắt ngày mai sẽ chi bao nhiêu, cho sự kiện nào...
------
Mail này sẽ To: Người mua hàng
-----------CC: cho người nhập hàng
-----------CC: kế toán
Ngày mai khi hàng về: Tại nơi nhận hàng sẽ có ít nhất là 3 bên liên quan
- Người bán hàng
- Thủ kho : kiểm tra số luợng (số liệu trong hóa đơn giao hàng phải khớp với bảng Excell mà bếp gửi mail)
- Nhân viên bếp (kiểm tra chất luợng) --> trách trường hợp phàn nàn từ khách hàng là thực phẩm ko tốt.
--------
HĐ bán lẻ tập hợp lại --> Thủ kho ký --> bếp trưởng ký--> chuyển qua kế toán
------
Đây là một ví dụ: mà có can thiệp của kế toán. Nói chung nó rất chặt chẽ. Kiểm soát tối đa đến thất thoát trong khách sạn
-----------------
Ngoài đề mục trên làm kế toán khách sạn thì một điều rất quan trọng đó là
- Biết cách kiểm tra Barstock tại các Outlet nhà hàng...
-------------------
Về phần tính doanh thu:
Như mình đã nói: định kỳ cuối năm Bếp trường, Giám đốc nhà hàng phải thông kế lại, phải lên các món mới....
--Khi đó các menu, các công thức nấu ăn sẽ chuyển qua kế toán --> kế toán sẽ tính cost cho mỗi món ăn.
Dựa trên tỷ lệ lãi --> khách sạn sẽ có giá bán
----------
Riêng về phần Chi phí: MÌnh xin nêu ví dụ
- Mình phải tính được
+ % Tổng chi phí Bev/TT doanh thu
+ Trong Bev (lại phải chia chi tiết) ví dụ: Trong Bev (đồ uống lại chia ra
- Soft drink: đồ uông nhẹ
- Wine: (dòng rượu vang --> ko nên nhầm với "rượu") -> riêng loại này ta nên kêu hàng ký gửi -> riêng anh này nếu chi tiết phải bàn thêm lúc khác: vì là hàng bán trước, trả tiền sau
- Apertizer"...
- Đồ minibar (đặt trên phòng)

Cuối kỳ mình phải phân tích loại nào bán chạy, bán nhanh để có kê hoạch đổi menu mới. Phân tích xem thất thoát ra sao
VD: Fanta: 4,500 VNĐ /lon mình bán ra 9,000 thì cuối kỳ kiểm tra cost của
Softdrink phải ~ 50% ( sau khi khi đã giảm trừ Entertainment)
nếu thấy khác thì phải tìm nguyên nhân tại sao (thất thoát...)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

Vậy ta, bây giờ bạn có còn làm không vậy, mình thì chưa biết mấy, cũng đang nghiên cứu vì có lời mời của thằng bạn. Về phần phân tích doanh thu như bạn, mình biết đó là phần hành của Cost đúng không, trước kia bạn làm cost của Bev tiêu chuẩn là bao nhiêu vậy. Và để làm Kt tổng hợp cần tập trung hay phân ra thành từng mảng như Buồng, các nhà hàng....bạn có mẫu gì gửi cho mình tham khảo được không.
Về cách tính cost: hàng nhập trong tháng, trên cơ sở hàng (bev) đã dùng tạo ra doanh thu tại các outlet, cuối tháng kiểm tra hàng tồn. lấy tổng đầu trừ đi tồn cuối ra phần sử dụng để tính cost, oki không bạn? Các kỹ thuật kiểm tra ở outlet, về ruợu vang, kiểm tra hàng bán ly,......mời bác baocông tham gia vụ này.
-----------------------------------------------------------------------------------------
tôi thấy đề tài kế toán tổng hợp của ban hấp dẫn đáy nhưng không đến nỗi khó khă đâu ,,trong khâu quản lý thì có diretor của bản chỉ đạo rồi còn bạn là kế toán thi chỉ biết hạch toán và phân t ích thôi, đương nhiên bạn phải có một kinh nghiệm nhât định trong vấn đề phân loại chứng từ, đâu là chi phí, và chi phí đó đưa vao đâu là được thôi cuối cung bạn se thấy được cái bạn cần,không khó đâu bạn chỉ năm nguyên tắc hạch toán là được thoi. chúc bạn thành công

Mình làm việc cũng phải biết rõ ngọn ngành chứ bạn, chứ để Director chỉ bảo mãi sao, mới đầu có thể chấp nhận, sau mình phải năng động và tự vận hành chứ. Bạn thử coi mình và feeling phân tích xem, cũng không đơn giản đâu, vì ở đây cái gì cũng có chi phí hết. từ cái cúc áo bạn nhé.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

Mình giờ đã chuyển sang làm mảng khác (mảng vận tải tàu biển)
-Ví dụ: đầu năm 2008 mình làm như sau
Riêng về Bev chia ra như sau
Aperitif & After dinner
Liqour
Wine
Beer
Other
Softdrink
Alcoholic & Coctail
Smoothies
---
Phần trăm cost theo thứ tự
21,08%
20,58%
39,08%
21,85%
31,38%
17,80%
20,69%
15,94%
------------
Nói chung tổng % Cost sẽ dao động trong khoảng 23 -26% bình quân
Còn tùy theo mình bán mặt hàng nào chạy
Nếu bán chạy mặt hàng Wine thì cost có thể lên đến 39%
Hồi mình còn làm ở đó, cũng là wine nhưng mua tại Shop (No Serving)
Thì cost wine có khi lên tới 66% (vì bán giá rẻ hơn, ko phí phục vụ..)
-----
Để mình tìm lại file gửi cho bạn tính cost đò uống nhé.
Àh có cái hay nữa là hồi đó. Mình làm cả kế toán kho nữa, có một điều là kiểm soát rất nhàn. là không phải đi kiểm kho bếp (rau củ quả, bếp lạnh,...)
--> mà kiểm soát rất chặt chẽ
--------
Bạn gửi mail của bạn vào hộp Private msg cho mình nhé
 
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

huyvh nói:
feelingyes nói:
http://www.4shared.com/file/73176497/7e6f47ae/Bev10.html

Bạn xem file có gì chúng ta cùng trao đổi nhé.

Đây mới chỉ là file quản lý đồ uống thôi.

Mình đã xem file về phần cost của bạn, thật tuyệt đó. Hàng ngày chỉ căn cứ vào bill của các nhà hàng nhập vào sheet tracking là dữ liệu sẽ tự hoạt động. Tuy nhiên ở đây mình thấy 1 vấn đề là từ các nhà hàng bill phải được vào đầy đủ, tránh gian lận, không poste khi bán hàng đúng không. về kinh nghiệm này ra sao bạn?
Khi hết kỳ mình in ra, xóa dữ liệu cũ và lại do it again phải không bạn?

Tùy từng loại hình công ty bạn ạ,
Hồi trước chỗ mình bán hàng là nhân viên nhà hàng, HĐ họ xuất, ngày hôm sau họ mới chuyển lên kt

Không biết bạn thế nào nhưng trình tự như sau:
Ví dụ: Bar stock (danh sách đồ uống hàng ngày gồm các cột
1- Số thứ tự
2- Tên đồ uống
3- Tồn đầu (opening --> closing của ngày hôm trước)
4- Nhập: Kho xuất ra cho các nhà hàng đó
5- Bán
6- ENT (các đồ miễn phí như các Xếp uống

Kèm theo đó là quyển Captain, quyển này là quyển sổ gồm 3 liên
Liên 1: Kẹp vào Bar Stock (đối với đồ uống thôi) Còn Food sẽ chuyển qua Kitchen --> nấu
Liên 2: kẹp vào hóa đơn
Liên 3: Lưu tại quyển captain
--------
Cuối ngày nhân viên nhà hàng sẽ cộng dồn captain và vào barstock
Ví dụ: Fanta
-Đầu kỳ: 10
-Nhập : 24 (chính bằng 1 thùng; Cái này bạn cũng phải kiểm soát theo cho phép nhà hàng lấy dựa trên số luợng trung bình bán một ngày). Nhiều người họ lấy bừa bãi --> thất thoát
-Bán: 10
-ENT: Sếp uống 1
==> Tồn cuối: 23 lon
----------
Barstock sau khi làm xong phải chuyển cho KT vào sáng sơm ngày hôm sau
Chỉ cần một động tác spotcheck (kiểm tra đột xuất) khi đi thẳng xuống nhà hàng, bảo nhân viên mở tủ. Đếm ngẫu nhiên một loại đồ uống nào đó.
Về Nguyên tắc thì phải cân bạn ah.
---------
Tiếp theo đó: là bạn tập hợp Bill (của ngày hôm truớc) lại và nhập vào File mình gửi.
Sau khi nhập xong bạn sẽ kiểm tra lại giữa Barstock và File bạn nhập vào.

Còn hóa đơn làm sao thất thoát được hả bạn, mình kiểm soát theo số mà.
Thiếu biết ngay

--------
Lưu ý trong file muốn chạy nhanh Tại sheet Tracking bạn nên chọn chế độ Manual.
Tại sheet Total chỉ để ngày From ...To là trong khoảng 1 ngày
ví dụ: From 12 to 12 thôi
--> Khi nào chạy báo cáo bạn hãy để từ From 1 to 30....và click vào nút Auto bên sheet tracking
----------
Mình giả sử một ngày chỉ bán được 70 loại đồ uống nên mình tạo dữ liệu cho 2000 dòng thôi --> cho một tháng (bạn lưu ý là loại nhé..)
ví dụ: Bill 7475 Fanta là 02 lon, Bill Khác là 03 lon thì bạn nhập tổng là 5 luôn.
---------
Bạn phải nhập theo nhóm (Group) thì mới tìm được tên của đồ uống
---------
Có gì chúng ta trao đổi tiếp nhé
------
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

oki, mình hiểu ý bạn, hoá đơn thì không thể mất rùi, mất bọn ba toi đời luôn.
Cái mình nói ở đây là ơ bar họ sẽ "cân" hàng khi bán, bạn hiểu ý mình chứ, sau khi cân được, giả sử bán rượu ly, họ cân còn lại mấy ly liền, khách vô họ không poste và máy mà bán chia nhau, cái này nghe khó quản lý ghê, hay phải lắp camera ở bar sẽ quản lý được vụ này.
"nên mình tạo dữ liệu cho 2000 dòng thôi --> cho một tháng(bạn lưu ý là loại nhé..) " dòng này mĩnh chưa hiểu ý bạn lắm, có thể cắt nghĩa cho mình không?
mà bên Sheet tracking mình không thấy nut Auto đâu bạn? hay là Calculation bạn? thêm nữa, ở sheet tracking, phần Qty và amount có sự khác nhau là do nó đã tự động update hay thế nào phần này bạn?
Các Run order ỏ Total sheet và Running and Remark ở tracking sheet, mình chưa hiểu các chức năng này. mong bạn chỉ giáo.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

Bạn thân mến
Chuyện gian lận trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, cái mà chúng ta làm là hạn chế nó. Về vụ này mình có ý kiến như sau
- Nếu có kinh phí thì lắp camera (nhưng tâm lý nhân viên không thoải mái --> mình cũng từng làm nhân viên nhà hàng tư nhân rồi nên hiểu tâm lý này..)
- Nếu không lắp camera thì quản lý như sau:
+ Chịu khó kiểm tra đột xuất (không định kỳ --> nguyên tắc barstock phải cân với thực tế
+ Nếu là dòng liquer, Alcoholic, Rựợu mùi (để pha)...thì ngoài thị trường có bán dụng cụ --> mỗi lần đổ là ra theo Oz ( 01 Oz = 3 Cl)
Một chai rượu (phần lớn là 75 cl, trừ một số trường hợp 70, 50...)
Trên mỗi chai rượu bạn yêu cầu nhân viên bar dán giấy (loại giấy bán trên thị trường có thể dán và ghi sau chai...)
Mỗi lần bạn kiểm tra đột xuất (mình vạch lên chai)
+ Một nguyên tắc nữa: Nhân viên nhà hàng giao vỏ chai --> thủ kho mới xuất hàng
+ Bảo vệ phải kiểm tra kỹ túi đồ (đặc biệt là NV nhà hàng khi mang vào)
-------------------
Trên đây là mình nêu ra một số kinh nhiệm mà mình đã làm

Đã nói về quầy bar thì bao giờ cũng phải nói đến rượu, hầm rượu , tủ rượu...
Nhưng vốn nằm ở đây thì rất nhiều nó lên tới gần trăm triệu đó bạn
--> mình có giải pháp sau
1) Đối với dòng rượu vang: wine - ăn khai vị (có 02 loại
- rượu đỏ (ko được để lạnh, chuyên dùng với thịt có màu đỏ ăn khai vị..)
- Rượu trắng (để lạnh, ăn với các dòng thịt màu trắng như mực, cá..)

Những dòng ruợu này mình dễ dàng tìm một nhà cung cấp bán hàng ký gửi
--> tránh tồn đọng vốn
Một số lưu ý hạch toán với loaj hàng này
Ví dụ:
rượu Chi lê: Nhà cung cấp A ký gửi 06 chai:
cuối tháng đi kiểm kê thấy còn 04 chai
---> tiêu thụ 02 chai

Mình gọi tiếp 02 chai bù vào, trả tiền mặt hoặc NH --> HT bình thường
-
Nhưng trong trường hợp hàng đó hêt --> không về được nhưng doanh thu đã hình thành
mình thì vẫn chưa trả tiền cho nhà cung cấp
Nợ 632 số tiền 02 chai
Có 335

Sang tháng rượu về
Nợ 152 (phần rượu gọi thêm)
Nợ 335 (phần đã bán tháng trước)
Có 111/112/131

----------
vì lọai rượu thực tế không phải chỉ là một 2 chai, thực tế hồi mình làm phải đến gần 1000 chai --> rất phức tạp
Lưu ý trong cách quản lý này --> là không cho nợ hàng, thiếu bao nhiêu chai --> hàng phải về đủ bấy nhiêu
Như trường hợp trên thiếu 2 phải về 2 (không được về 3)
--------------------------

Còn trong file của mình, mình xin diễn giải như sau
Vì file mình có sử dụng Macro nên bắt đầu bạn làm như sau
* Mở file: vào Tool\Macro\Security --> để chế độ Medium
Sau đó save lại --> tắt đi --> khởi động lại
CHỉ làm động tác trên một lần đầu thôi
---------
Mở lại file đó ra --> chọn Enable Macro

File có 03 sheet
- Sheet Tracking: chuyên nhập liệu (nhập từ dòng A2 ---> giới hạn là A2000)
Mình tạo công thức cho 2000 dòng vì mình thống kế thấy một ngày không bán quá 70 loại mặt hàng cho các Outlet)
+ Trong sheet này tại D2 có 02 nút nhấn (chữ màu xanh: Nhấn vào
-----------> Nút Manual: nhấn vào đây để tốc độ file chạy nhanh hơn (vì bình thường Excel luôn ở chế độ Automatic calculation ---> làm file bị nặng)
-----------> Nút Calculation: là kích hoạt để file tính toán thôi

-------------> Nút Runing Order: Trong file bạn thấy mình sắp xếp nhập theo ngày trước. VÌ một lý do nào đó bạn nhập bill ngày 2 trước sau đó bạn mới nhập mồng 1 chẳng hạn.
Sau khi vào click vào nút trên nó sẽ sắp xếp lại trật tự dữ liệu
-------
Có sự khác sau giữa amount....
Bạn để ý trên cùng có một dấu cộng + bạn nhấn vào đó một số cột mình giấu đi sẽ hiện ra, đây chính là một số cột giảm trừ (ví dụ như khách VIP mình giảm giá )
Đó là lý do tại sao lại khác nhau bạn ạ
-----------


Có gì trao đổi tiếp nhé


Thân
FY
 
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

Cám ơn bạn nhiều nha, bạn hiểu rất tường tận về kt ks ha, mình thì chưa biết nhiều, cũng chỉ kd dn thôi.
Về phần Ent thì mình hiểu rồi khi tính ra Rev, nhưng giữa hai cột Qty Sale và Amount ý bạn àh, mình ví dụ ở trong đó nhé
Gordon's Gin 5cl thì Qty sale là 1; còn Amout là 5.909. De bortoni Qty là 0.4; còn Amount là 12. các con số này bill đã tính cho mình rồi hay mình phải tính nhập vào hả bạn? mình loay hoay tính mãi mà không ra số đó?hi

Mà bạn quản lý 1000 chai chắc cực kỳ phức tạp nhỉ, sao lại nhiều thế, nếu nó khác loại thì toi àh, mình xem trong list file bạn cho mình, nhiều tên kiểu thé sao nhớ hết. Ngành này nghe thấy cũng thú vị, nhưng cũng phải có cách quản lý đúng không bạn.
Nhiều rượu thế thì phần TSản chắc cũng phức tạp đấy nhỉ,
Chúc bạn cuối tuần vui vẻ nha.:cheers1::cheers1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kế toán tổng hợp cho khách sạn

Bạn thân mến
Chuyện gian lận trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, cái mà chúng ta làm là hạn chế nó. Về vụ này mình có ý kiến như sau
- Nếu có kinh phí thì lắp camera (nhưng tâm lý nhân viên không thoải mái --> mình cũng từng làm nhân viên nhà hàng tư nhân rồi nên hiểu tâm lý này..)
- Nếu không lắp camera thì quản lý như sau:
+ Chịu khó kiểm tra đột xuất (không định kỳ --> nguyên tắc barstock phải cân với thực tế
+ Nếu là dòng liquer, Alcoholic, Rựợu mùi (để pha)...thì ngoài thị trường có bán dụng cụ --> mỗi lần đổ là ra theo Oz ( 01 Oz = 3 Cl)
Một chai rượu (phần lớn là 75 cl, trừ một số trường hợp 70, 50...)
Trên mỗi chai rượu bạn yêu cầu nhân viên bar dán giấy (loại giấy bán trên thị trường có thể dán và ghi sau chai...)
Mỗi lần bạn kiểm tra đột xuất (mình vạch lên chai)
+ Một nguyên tắc nữa: Nhân viên nhà hàng giao vỏ chai --> thủ kho mới xuất hàng
+ Bảo vệ phải kiểm tra kỹ túi đồ (đặc biệt là NV nhà hàng khi mang vào)
-------------------
Trên đây là mình nêu ra một số kinh nhiệm mà mình đã làm

Đã nói về quầy bar thì bao giờ cũng phải nói đến rượu, hầm rượu , tủ rượu...
Nhưng vốn nằm ở đây thì rất nhiều nó lên tới gần trăm triệu đó bạn
--> mình có giải pháp sau
1) Đối với dòng rượu vang: wine - ăn khai vị (có 02 loại
- rượu đỏ (ko được để lạnh, chuyên dùng với thịt có màu đỏ ăn khai vị..)
- Rượu trắng (để lạnh, ăn với các dòng thịt màu trắng như mực, cá..)

Những dòng ruợu này mình dễ dàng tìm một nhà cung cấp bán hàng ký gửi
--> tránh tồn đọng vốn
Một số lưu ý hạch toán với loaj hàng này
Ví dụ:
rượu Chi lê: Nhà cung cấp A ký gửi 06 chai:
cuối tháng đi kiểm kê thấy còn 04 chai
---> tiêu thụ 02 chai

Mình gọi tiếp 02 chai bù vào, trả tiền mặt hoặc NH --> HT bình thường
-
Nhưng trong trường hợp hàng đó hêt --> không về được nhưng doanh thu đã hình thành
mình thì vẫn chưa trả tiền cho nhà cung cấp
Nợ 632 số tiền 02 chai
Có 335

Sang tháng rượu về
Nợ 152 (phần rượu gọi thêm)
Nợ 335 (phần đã bán tháng trước)
Có 111/112/131

----------
vì lọai rượu thực tế không phải chỉ là một 2 chai, thực tế hồi mình làm phải đến gần 1000 chai --> rất phức tạp
Lưu ý trong cách quản lý này --> là không cho nợ hàng, thiếu bao nhiêu chai --> hàng phải về đủ bấy nhiêu
Như trường hợp trên thiếu 2 phải về 2 (không được về 3)
--------------------------

Còn trong file của mình, mình xin diễn giải như sau
Vì file mình có sử dụng Macro nên bắt đầu bạn làm như sau
* Mở file: vào Tool\Macro\Security --> để chế độ Medium
Sau đó save lại --> tắt đi --> khởi động lại
CHỉ làm động tác trên một lần đầu thôi
---------
Mở lại file đó ra --> chọn Enable Macro

File có 03 sheet
- Sheet Tracking: chuyên nhập liệu (nhập từ dòng A2 ---> giới hạn là A2000)
Mình tạo công thức cho 2000 dòng vì mình thống kế thấy một ngày không bán quá 70 loại mặt hàng cho các Outlet)
+ Trong sheet này tại D2 có 02 nút nhấn (chữ màu xanh: Nhấn vào
-----------> Nút Manual: nhấn vào đây để tốc độ file chạy nhanh hơn (vì bình thường Excel luôn ở chế độ Automatic calculation ---> làm file bị nặng)
-----------> Nút Calculation: là kích hoạt để file tính toán thôi

-------------> Nút Runing Order: Trong file bạn thấy mình sắp xếp nhập theo ngày trước. VÌ một lý do nào đó bạn nhập bill ngày 2 trước sau đó bạn mới nhập mồng 1 chẳng hạn.
Sau khi vào click vào nút trên nó sẽ sắp xếp lại trật tự dữ liệu
-------
Có sự khác sau giữa amount....
Bạn để ý trên cùng có một dấu cộng + bạn nhấn vào đó một số cột mình giấu đi sẽ hiện ra, đây chính là một số cột giảm trừ (ví dụ như khách VIP mình giảm giá )
Đó là lý do tại sao lại khác nhau bạn ạ
-----------


Có gì trao đổi tiếp nhé


Thân
FY


B ơi cho mình xin File kế toán Khách sạn được ko ?
gmail: congcm668@gmail.com
Thanks nhiều !
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top