Ðề: kế toán quản trị chi phí
anh chị trả lời giúp em câu hỏi này với
chiến lược của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ứng phó với biến phí cấp bậc trong thời kì toàn cầu hoá
Câu hỏi này quá... lớn, và quá chung chung, không thể trả lời được. Biến phí cấp bậc trong thời kỳ toàn cầu hóa có thể là cơ hội đối với doanh nghiệp (DN) này, cũng có thể là mối nguy đối với DN khác, hoặc không ảnh hưởng gì đến một số DN khác nữa...
em đang học môn quản trị chi phí nhưng không hiểu phần ra quyết định. Anh (chị) nào có tài liệu về nó có thể chia sẻ cho em được ko?????
Tui không hiểu phần bạn chưa hiểu cụ thể là gì (mặc dù cũng có học môn quản trị chi phí chút chút): ai cần ra quyết định gì, lúc nào, ở đâu, dựa trên cơ sở nào v.v.. chỗ nào chưa hiểu?! Hỏi như vậy may ra chỉ có bạn học chung lớp mới "gãi đúng chỗ ngứa" giúp bạn được thôi!
cho em hỏi, biến phí là loại chi phí mà khi tính cho tổng mức hoạt động thì thay đổi chút ít? đúng hay sai?
Có lẽ là sai. Thông thường biến phí sẽ ít thay đổi khi tính trên đơn vị hoạt động / đơn vị sản phẩm. Còn định phí là thứ không đổi, hoặc chỉ đổi chút ít khi tính trên tổng mức hoạt động.
Hỏi nhỏ nhé: bạn tìm ở đâu câu hỏi có chữ "chút ít" này hay vậy?!
anh chị cho em hỏi là chi phí điện ở phân xưởng thường là chi phí hỗn hợp? vì sao lại thế ak!? có phải đánh giá trên giá điện của nhà nước là dùng bn KWH thì giá khác nhau hay ko?
Theo tui hiểu thì chi phí điện ở phân xưởng thường là chi phí hỗn hợp vì nó bao gồm:
> Định phí: điện thắp sáng, điện phục vụ công tác quản lý (vd: máy văn phòng, điều hòa không khí, máy pha cà phê ^^)
> Biến phí: điện chạy máy móc sản xuất hoặc tiêu hao trong quá trình sản xuất chế biến sản phẩm.
Giá điện của nhà nước thay đổi theo số lượng sử dụng (mua càng nhiều giá càng cao --- lạ không?!) không phải là lý do làm cho chi phí điện trở thành "lưỡng tính". Thực ra nó là biến phí cấp bậc thì đúng hơn.
Chúc các bạn học tốt!