Ðề: Kế toán ngoại tệ
Mấy anh chị cho em hỏi cái này nha :
Em mới học đến phần kế toán XNK gặp phải những nghiệp vụ về tiền tệ , lúc nhập lúc xuất , lúc thì mua ngoại tệ mà không biết sử dụng tỷ giá nào ??
Nghe cô dạy nói : tỷ giá xuất ngoại tệ , tỷ giá giao dịch ,tỷ giá ghi sổ mà không biết khi nào thì sử dung tỷ giá nào ??Ai giải thích cho em với !! em xin chân thành cảm ơn .
hjj! mình cũng đang học phần kế toán giao dịch ngoại tệ, xin mạn phép đóng góp một chút ít:
- với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (1112, 1122, 131, 331, 311...): phát sinh lần đầu (vd: thu tiền, nhận ứng trước của khách hàng, ứng trước cho người bán, nợ người bán) sẽ ghi nhận theo tỷ giá tại ngày giao dịch ( là tỷ giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng, nếu ko có thỏa thuận thì là tỷ giá giao ngay thực tế tại ngày giao dịch hay tỷ giá bình quân liên NH, tỷ giá hạch toán tùy vào DN sủ dụng tỷ giá thực tế hay tỷ giá hạch toán trong quy đổi ngoại tệ), các phát sinh sau (xuất ngoại tệ, trả nợ người bán, bán hàng trừ vào tiền ứng trước của khách hàng, nhận hàng trừ vào tiền ứng trước cho người bán) sẽ ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ theo 1 trong 4 phuơng pháp: FIFO, LIFO, thực tế đích danh, bình quân gia quyền (tuơng tự như tính giá xuất hàng tồn kho). lưu ý cần xd cho rõ đâu là phát sinh lần đầu và phát sinh sau để lựa chọn đúng tỷ giá cần dùng.
- với các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ (hàng tồn kho, tài sản cố định..): p/s lần đầu cũng ghi nhận tuơng tự như trên, p/s sau ghi nhận theo tỷ giá lịch sử (trước ghi nhận với tỷ giá nào thì bi h vẫn ghi nhận theo tỷ giá đo => tỷ giá sử dụng là ko đổi
chênh lệch tỷ giá hối đoái:
- DN điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ hàng tháng: phần này mình chưa tìm được lời giải thỏa đáng, tạm thời cho rằng nếu có chênh lệch thì hạch toán vào 515/635 vì tk 413 chỉ sử dụng cho đanhs giá lại vào thời điểm lập BCTC (đây chỉ là ý kiến cá nhân thôi nhé)
-đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái của khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chinh (vì sự thay đổi của tỷ giá làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngoại tệ, nợ phải trả, khoản phải thu của DN. các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ ko cần phải đánh giá lại vì sự biến động của tỷ giá ko làm cho tài sản cố định hay hàng tồn kho,... tăng giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp. khi trình bày trên BCTC, các khoản mục tiền tệ sẽ ddc trình bày theo tỷ giá thực tế tại thời điểm lập BCTC (tức sau khi đã đánh giá lại), các khoản mục phi tiền tệ vẫn trình bày theo tỷ giá lịch sử)
-xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái với DN đang sxkd
* chênh lệch đã thực hiện (chênh lệch phát sinh trong kỳ) => 515/635
* chênh lệch chưa thực hiện (do đánh giá lại vào cuối năm tài chính): đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thực tế tại t/đ lập BCTC, nêuc scos chênh lệch => 4131, nếu là nợ dài hạn thì k/c từ 413 => 515/635 (nếu lỗ qua lớn thì chỉ k/c từ 413 vào 635 1 phần, phần cponf lại k/c vào 242 để phân bổ vào 635 cho tối đa 5 năm sau, các khoản mục tiền tệ còn lại thì đầu năm sau sẽ ghi bút toán đảo để xóa số dư trên tk 4131.
-với DN chưa đi vào sxkd (đang trong gdd đầu tư xdcb): mọi chêh lệch tỷ giá đều hạch toán vào 4132, khi hoàn thành và đi vào sxkd thì k/c từ 4132 sang 515/ 635 nếu chênh lệch nhỏ, chênh lệch lớn thì k/c vào 3387/ 242 để phân bổ dần vào 515/635 trong vòng ko quá 5 năm.
- với DN có sử dụng các công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì ko được phép đánh giá lại vào cuối năm tài chính.
những gì viết ở trên rất mong được sự góp ý của mọi người, chúc mọi người học tốt