kế toán doanh nghiệp xây lắp

kazuma

New Member
Hội viên mới
chào mọi người!
em mới làm kế toán tổng hợp cho công ty chuyên về lĩnh vực xây lắp.em học về kế toán Ngân Hàng nên ko rành về lĩnh vực này lắm.
mọi người giúp em với em với nhé.như quy trình thanh toán,chứng từ,cách nắm bắt các hạng mục công trình là cần những gì..........em lo quá
 
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

quy trình thanh toán thi thanh toán qua ngân hàng, tiền mặt,giấy uỷ quyền ngân hàng....
chứng từ sử dụng: phiếu chi, nhập, thu, NVL, sổ chi tiếtNVL, .....còn nhiều nữa bạn vào nhà sách mà mua quyển TCND
 
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

chào mọi người!
em mới làm kế toán tổng hợp cho công ty chuyên về lĩnh vực xây lắp.em học về kế toán Ngân Hàng nên ko rành về lĩnh vực này lắm.
mọi người giúp em với em với nhé.như quy trình thanh toán,chứng từ,cách nắm bắt các hạng mục công trình là cần những gì..........em lo quá

Mình cũng đang làm trong công ty xây dựng, nhưng bạn hỏi như thế khó trả lời quá. :muongita:Bạn quan sát những người kế toán trước trong công ty bạn làm thế nào, hoạt động, quy trình thực tế ở công ty bạn như thế nào? Lúc đó có gì thắc mắc thì hỏi cụ thể hơn. Không cần phải lo đâu bạn. Chúc bạn thành công.
 
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

chào mọi người!
em mới làm kế toán tổng hợp cho công ty chuyên về lĩnh vực xây lắp.em học về kế toán Ngân Hàng nên ko rành về lĩnh vực này lắm.
mọi người giúp em với em với nhé.như quy trình thanh toán,chứng từ,cách nắm bắt các hạng mục công trình là cần những gì..........em lo quá

nếu bạn ở tp.hcm thì đến trường ĐH kinh tế tp.hcm mua quyển giáo trình kế toán tài chính phần 3-4, quyển này có nguyên 1 chương về kế toán cy xây lắp lun.
 
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

minh cũng đang làm kế toán tổng hợp
bạn hãy hỏi chi tiết đi chứ đừng chung chung thế
 
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

nếu bạn ở tp.hcm thì đến trường ĐH kinh tế tp.hcm mua quyển giáo trình kế toán tài chính phần 3-4, quyển này có nguyên 1 chương về kế toán cy xây lắp lun.

Cuốn này nói chung chung lắm, có gì bạn cứ nói cụ thể ra, mọi người sẽ có cách giúp bạn tận tình/
 
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

mình muốn hỏi cái này.
mình đang học về kế toán xây lắp.
tiền ăn trưa của đvị có tổ chức máy thi công và ko tổ chức mtc khác định khoản thế nào ????
 
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

bạn nào có giáo trình về môn này post lên giúp mình với, mình đang cần gấp!
thank you^^
 
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

chị ơi, chị cho em xin giáo trình về kế toán xây lắp được không? Nếu được chị vui lòng gửi vào hòm thư ngl.nhuquynh@gmail.com cho em với ạ! Cảm ơn chị nhiều!
 
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

Các bạn đọc kỹ hệ thống tài khoản kế toán là được, đọc phần phương pháp hạch toán doanh nghiệp xây dựng, TK 154 theo quyết định 15 hoặc quyết định 48.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

Các bạn đọc kỹ hệ thống tài khoản kế toán là được, đọc phần phương pháp hạch toán doanh nghiệp xây dựng, TK 154 theo quyết định 15 hoặc quyết định 48.

QUYẾT ĐỊNH SỐ 15 ngày 20/03/2006 nói:
....
TK 154
NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VU CHỦ YẾU
Xây lắp

Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, không áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên Tài khoản 154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp công nghiệp, dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp.
Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

Tài khoản này trong ngành Xây lắp có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1541 - Xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ;
- Tài khoản 1542 - Sản phẩm khác: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ (Thành phẩm, cấu kiện xây lắp,...);
- Tài khoản 1543 - Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ;
- Tài khoản 1544 - Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí bảo hành công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây lắp còn dở dang cuối kỳ.


PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ
NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG NGÀNH XÂY LẮP

I. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp (kể cả ở đơn vị nhận khoán nội bộ về sản phẩm xây lắp có tổ chức kế toán riêng)
Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải theo từng công trình, hạng mục công trình và theo khoản mục giá thành quy định trong giá trị dự toán xây lắp, gồm:
- Chi phí vật liệu;
- Chi phí nhân công;
- Chi phí sử dụng máy thi công;
- Chí phí chung.
Riêng chi phí chung được tập hợp bên Nợ Tài khoản 1541 "Xây lắp": Chỉ bao gồm chi phí chung phát sinh ở đội nhận thầu hoặc công trường xây lắp. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp xây lắp (là một bộ phận của chi phí chung) được tập hợp bên Nợ Tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp". Chi phí này sẽ được kết chuyển vào bên Nợ Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" tham gia vào giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp hoàn thành và bán ra trong kỳ.

1. Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí xây lắp (bên Nợ Tài khoản 1541 "Xây lắp"):
1.1. Hạch toán khoản mục nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây, lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây, lắp (Không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung).
Nguyên tắc hạch toán khoản mục nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho (Giá bình quân gia quyền; Giá nhập trước, xuất trước,...).
Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp xuất sử dụng cho công trình.
Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp không cho phép tính chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo tiêu thức hợp lý (Tỷ lệ với định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu,...).
- Căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Khoản mục: Chi phí vật liệu) (1541)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

1.2. Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Hạch toán tương tự như ngành công nghiệp
1.3. Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công:
Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện,... (Kể cả loại máy phục vụ xây, lắp).
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công, gồm: Chi phí nhân công điều khiển máy, phục vụ máy,...; Chi phí vật liệu; Chi phí công cụ, dụng cụ; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài (Chi phí sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy,...); Chi phí khác bằng tiền.
Chi phí tạm thời cho hoạt động của máy thi công, gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu,...) không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá máy thi công; Chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy,...). Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước (Được hạch toán vào bên Nợ Tài khoản 142, hoặc TK 242) sau đó sẽ phân bổ dần vào Nợ Tài khoản 623 "Chi phí sử dụng máy thi công"; Hoặc phát sinh sau, nhưng phải tính trước vào chi phí sản xuất xây lắp trong kỳ (Do liên quan tới việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ). Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí, ghi Có Tài khoản 335 "Chi phí phải trả", Nợ Tài khoản 623 "Chi phí sử dụng máy thi công".
Việc tập hợp chi phí và tính giá thành về chi phí sử dụng máy thi công phải được hạch toán riêng biệt theo từng máy thi công (Xem hướng dẫn ở phần Tài khoản 623 "Chi phí sử dụng máy thi công").
- Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công (Chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường)
Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công.

1.4. Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung:
- Chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội xây dựng; Khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỉ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội; Khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội,... Khi các chi phí này phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 334, 338, 152, 153, 142, 214, 335, 111, 112,...

- Khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh vào các Tài khoản chi phí có liên quan, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338,...

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến hoạt động sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp để tổng hợp chi phí sửa chữa và bảo hành và tính giá thành bảo hành, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

- Khi công việc sửa chữa bảo hành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

- Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mục công trình có liên quan (Tỷ lệ với chi phí nhân công), ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không tính vào giá thành công trình xây lắp)
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

2. Phương pháp hạch toán và kết chuyển chi phí xây lắp (bên Có TK 1541 "Xây lắp"):
2.1. Các chi phí của hợp đồng không thể thu hồi (Ví dụ: Không đủ tính thực thi về mặt pháp lý như có sự nghi ngờ về hiệu lực của nó, hoặc hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của mình...) phải được ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

2.2. Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng có thể được giảm nếu có các khoản thu khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng. Ví dụ: Các khoản thu từ việc bán nguyên liệu, vật liệu thừa và thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng xây dựng:
a) Nhập kho nguyên liệu, vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Theo giá gốc)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
b) Phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Theo giá có thể thu hồi)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

c) Trường hợp vật liệu thừa và phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà bán ngay, kế toán phản ánh các khoản thu bán vật liệu thừa và phế liệu, ghi giảm chi phí:
Nợ các TK 111, 112, 131,... (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Giá bán chưa có thuế GTGT).

d) Kế toán thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và TSCĐ này đã trích khấu hao đủ theo nguyên giá khi kết thúc hợp đồng xây dựng:

+ Phản ánh số thu về thanh lý máy móc, thiết bị thi công, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Giá bán chưa có thuế GTGT).

+ Phản ánh chi phí thanh lý máy móc, thiết bị (nếu có), ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (33311)
Có các TK 111, 112,…

+ Ghi giảm TSCĐ đã khấu hao hết là máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng đã thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

2.3. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp thực tế hoàn thành được xác định là đã bán (Bàn giao từng phần hoặc toàn bộ cho Ban quản lý công trình - bên A); hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính nội bộ:
a) Trường hợp bàn giao cho Bên A (Kể cả bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ, cho đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chí phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1541).
b) Trường hợp sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ bán (Xây dựng nhà để bán,...) hoặc sản phẩm xây lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ bán, ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1541).
c) Trường hợp bàn giao sản phẩm xây lắp hoàn thành cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp (Cấp trên, đơn vị nội bộ - do thực hiện hợp đồng khoán xây lắp nội bộ, đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng nhưng chỉ hạch toán đến giá thành sản xuất xây lắp), ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3362)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1541).

II. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành đối với hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong doanh nghiệp xây lắp thực hiện như quy định cho ngành công nghiệp.
 
Ðề: kế toán doanh nghiệp xây lắp

ban oi. cho mình xin giáo trình kế toán doanh nghiệp xây lắp với. mail la ngoan120@gmail.com. tks bạn nhiều nhiều.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top