Những thông tin được xem nhiều nhất:
» Chương trình khuyến mại AccNetC 2015
» Tập huấn miễn phí phần mềm kế toán online định kỳ
» Dùng thử miễn phí phần mềm kế toán online
» Ứng dụng xem dữ liệu tài chính trên thiết bị di động (Smart phone, Ipad...)
Hàng ngàn người có thể mất việc khi luật kế toán sửa đổi
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) đã đặt ra lo lắng này khi dự thảo luật kế toán (sửa đổi) đã có nhiều điều khoản triệt tiêu cơ hội làm nghề kế toán của các cá nhân và doanh nghiệp.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Thanh Tùng - Ảnh: Việt DũngTheo dự thảo luật kế toán sửa đổi, các cá nhân sẽ không được làm nghề kế toán độc lập. Quy định này, theo đại biểu Hoàng Thanh Tùng là nhằm loại bỏ số lượng lớn những người làm nghề kế toán bất hợp pháp.
Quy định cứng nhắc
Tuy nhiên, ông Tùng không đồng ý quy định như vậy bởi lẽ: “Thay vì đề ra luật để xử lý những người vi phạm thì lại cấm. Đây có phải là không quản được thì cấm” - ông Tùng đặt câu hỏi với ban soạn thảo.
Theo đại biểu Tùng, quy định này sẽ tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp vì bất cứ doanh nghiệp nào ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần dịch vụ của những người hoạt động kế toán theo tư cách cá nhân.
Ngoài ra, quy định theo dự thảo buộc những người góp vốn vào các công ty TNHH hai thành viên trở lên để cung cấp dịch vụ kế toán phải có bằng cấp và góp trên 50% vốn, theo ông Tùng cũng là quá khắt khe và không phù hợp.
“Nghề kế toán chủ yếu dựa vào kỹ năng chứ không phải vốn. Hơn nữa người góp vốn chưa hẳn đã là người trực tiếp làm nghề. Quy định như vậy quá cứng nhắc” - ông Tùng nói.
Ông Tùng cảnh báo: “Quy định như vậy khác nào triệt tiêu cơ hội của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán trong nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh dịch vụ này”.
Luật mới đẩy lùi cải cách hành chính
Góp ý thêm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng nghề kế toán hiện nay phát triển rất nhanh nhưng với quy định khắt khe về chứng chỉ hành nghề theo luật kế toán sửa đổi thì có khả năng sẽ “cấm cửa” hết những người đang theo nghề kế toán.
Cụ thể, dự thảo quy định làm nghề kế toán phải có bằng đại học, trong khi theo đại biểu Thuyền chỉ cần trung cấp là làm tốt và hàng ngàn doanh nghiệp hiện đang thuê đội ngũ trung cấp này làm dịch vụ.
Chưa hết, nếu dự thảo được thông qua bao gồm quy định này thì đến tháng 7-2016, khi luật có hiệu lực, hàng ngàn người làm nghề kế toán có bằng trung cấp sẽ mất việc.
"Lộ trình như vậy làm sao đảm bảo được, cần biết bao nhiêu năm mới đào tạo đủ người làm kế toán có trình độ đại học?” - đại biểu Nguyễn Bá Thuyền bức xúc.
Ông Thuyền cũng đề nghị phải bỏ quy định bắt buộc vào Hội nghề nghiệp kế toán thì mới được làm nghề vì theo ông, tham gia hội là quyền của mỗi người, không việc gì phải quy định trong luật.
Ngoài ra, phải giao việc cấp thẻ hành nghề kế toán về cho các sở Tài Chính, còn giao hết về Bộ thì hằng năm những người theo nghề này lại phải kéo về Hà Nội để học cấp chứng chỉ.
“Cứ đặt ra rào cản như vậy thì không thể nào cải cách hành chính được” - đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói.
» Chương trình khuyến mại AccNetC 2015
» Tập huấn miễn phí phần mềm kế toán online định kỳ
» Dùng thử miễn phí phần mềm kế toán online
» Ứng dụng xem dữ liệu tài chính trên thiết bị di động (Smart phone, Ipad...)
Hàng ngàn người có thể mất việc khi luật kế toán sửa đổi
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) đã đặt ra lo lắng này khi dự thảo luật kế toán (sửa đổi) đã có nhiều điều khoản triệt tiêu cơ hội làm nghề kế toán của các cá nhân và doanh nghiệp.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Thanh Tùng - Ảnh: Việt Dũng
Quy định cứng nhắc
Tuy nhiên, ông Tùng không đồng ý quy định như vậy bởi lẽ: “Thay vì đề ra luật để xử lý những người vi phạm thì lại cấm. Đây có phải là không quản được thì cấm” - ông Tùng đặt câu hỏi với ban soạn thảo.
Theo đại biểu Tùng, quy định này sẽ tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp vì bất cứ doanh nghiệp nào ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần dịch vụ của những người hoạt động kế toán theo tư cách cá nhân.
Ngoài ra, quy định theo dự thảo buộc những người góp vốn vào các công ty TNHH hai thành viên trở lên để cung cấp dịch vụ kế toán phải có bằng cấp và góp trên 50% vốn, theo ông Tùng cũng là quá khắt khe và không phù hợp.
“Nghề kế toán chủ yếu dựa vào kỹ năng chứ không phải vốn. Hơn nữa người góp vốn chưa hẳn đã là người trực tiếp làm nghề. Quy định như vậy quá cứng nhắc” - ông Tùng nói.
Ông Tùng cảnh báo: “Quy định như vậy khác nào triệt tiêu cơ hội của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán trong nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh dịch vụ này”.
Luật mới đẩy lùi cải cách hành chính
Góp ý thêm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng nghề kế toán hiện nay phát triển rất nhanh nhưng với quy định khắt khe về chứng chỉ hành nghề theo luật kế toán sửa đổi thì có khả năng sẽ “cấm cửa” hết những người đang theo nghề kế toán.
Cụ thể, dự thảo quy định làm nghề kế toán phải có bằng đại học, trong khi theo đại biểu Thuyền chỉ cần trung cấp là làm tốt và hàng ngàn doanh nghiệp hiện đang thuê đội ngũ trung cấp này làm dịch vụ.
Chưa hết, nếu dự thảo được thông qua bao gồm quy định này thì đến tháng 7-2016, khi luật có hiệu lực, hàng ngàn người làm nghề kế toán có bằng trung cấp sẽ mất việc.
"Lộ trình như vậy làm sao đảm bảo được, cần biết bao nhiêu năm mới đào tạo đủ người làm kế toán có trình độ đại học?” - đại biểu Nguyễn Bá Thuyền bức xúc.
Ông Thuyền cũng đề nghị phải bỏ quy định bắt buộc vào Hội nghề nghiệp kế toán thì mới được làm nghề vì theo ông, tham gia hội là quyền của mỗi người, không việc gì phải quy định trong luật.
Ngoài ra, phải giao việc cấp thẻ hành nghề kế toán về cho các sở Tài Chính, còn giao hết về Bộ thì hằng năm những người theo nghề này lại phải kéo về Hà Nội để học cấp chứng chỉ.
“Cứ đặt ra rào cản như vậy thì không thể nào cải cách hành chính được” - đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói.
Ban biên tập nội dung phần mềm kế toán trích theo VIỄN SỰ (Báo Tuổi Trẻ)