In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

letuan28

Member
Hội viên mới
Hóa đơn tự in được in sẵn dấu treo phía trên góc trái có được xem là hợp lệ thay cho dấu đóng bằng tay?
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Hóa đơn tự in được in sẵn dấu treo phía trên góc trái có được xem là hợp lệ thay cho dấu đóng bằng tay?

Vậy theo bạn con dấu in đó bản thân nó có hợp lệ không :chetroi:
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Vậy theo bạn con dấu in đó bản thân nó có hợp lệ không :chetroi:

Con dấu thể hiện tính pháp nhân của đơn vị thì đương nhiên có giá trị pháp lý rồi.
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Hóa đơn tự in được in sẵn dấu treo phía trên góc trái có được xem là hợp lệ thay cho dấu đóng bằng tay?

Sẽ được chấp thuận nếu như TCT cho phép bằng văn bản. Ví dụ điển hình: điện lực Tây Ninh.
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Hóa đơn tự in được in sẵn dấu treo phía trên góc trái có được xem là hợp lệ thay cho dấu đóng bằng tay?

Anh tham khảo đoạn trích dưới thử xem:

Đóng dấu trên hóa đơn
Theo KeToanTruong
01:10 - Thứ sáu, 23/05/2008

Công văn số 1766/TCT-CS ngày 08/5/2008 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc in sẵn mẫu dấu trên hóa đơn thay cho việc đóng dấu.

Tại khoản 4, Điều 19 Luật Kế toán quy định: “Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán do đơn vị kế toán quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán”.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu thì không quy định được in sẵn mẫu dấu để thay thế cho việc đóng dấu.

Đối chiếu các quy định nêu trên, một số doanh nghiệp đề xuất được in sẵn mẫu dấu trên hóa đơn tự in thay cho việc đóng dấu ướt trên hóa đơn liên giao cho khách hàng là không đúng theo quy định về việc quản lý và sử dụng con dấu và Luật Kế toán. Doanh nghiệp in sẵn mẫu dấu trên hóa đơn chỉ là logo, biểu tượng để quảng bá, thông tin về doanh nghiệp, không thay thế cho việc đóng dấu ướt trên hóa đơn liên giao cho khách hàng theo quy định của pháp luật.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in thì thực hiện như sau:

- Nếu mẫu hóa đơn có chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị ký tên thì thủ trưởng đơn vị phải ký tên và đóng dấu theo quy định.

- Trường hợp Công ty ủy quyền cho cấp dưới ký thì cấp dưới ký tên và đóng dấu của Công ty theo ủy quyền; hoặc đóng dấu treo.

- Trường hợp mẫu hóa đơn chỉ có người mua, người bán ký tên khi có ủy quyền của thủ trưởng đơn vị (không có chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị ký) thì không nhất thiết phải đóng dấu.

Doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu kinh doanh để thiết kế, đăng ký mẫu hóa đơn với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn của đơn vị theo quy định.
Theo KeToanTruong
Số lượt đọc: 2513 - Cập nhật lần cuối: 25/02/09 11:01:47
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Sẽ được chấp thuận nếu như TCT cho phép bằng văn bản. Ví dụ điển hình: điện lực Tây Ninh.

Tổng cục Thuế không cho phép mà Cục thuế cho phép vậy có hợp lệ không anh Hổ ơi ! Nếu xét v/v phân cấp quản lý thì Tổng cục cao hơn Cục
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Anh tham khảo đoạn trích dưới thử xem:

Gửi ku Ly và những ai quan tâm, xem file đính kèm nhé. Đi ngược lại công văn của ku Ly đó.
 

Đính kèm

  • 3771_TCT-CS in san con dau.doc
    33.5 KB · Lượt xem: 145
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Gửi ku Ly và những ai quan tâm, xem file đính kèm nhé. Đi ngược lại công văn của ku Ly đó.

Vậy thì anh em nên hiểu như thế nào đây? Văn bản nào có giá trị? Hay là cùng một vấn đề (in dấu treo) thì có hai cách xử lý? Bó tay bó chân không hiểu nổi luôn. :hah:
Căn cứ vào 2 văn bản trên thì Điện lực Tây ninh có thể làm được còn các đơn vị khác thì không. Nếu múôn thì có thể xin riêng? vậy các căn cứ tại công văn 1766 coi như vứt đi hết :cuoihaha:


Allah ơi xuống đây mà coi :151:
:2gun:Mahmoud Ahmadinejad :2gun:
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Vậy thì anh em nên hiểu như thế nào đây? Văn bản nào có giá trị? Hay là cùng một vấn đề (in dấu treo) thì có hai cách xử lý? Bó tay bó chân không hiểu nổi luôn. :hah:
Căn cứ vào 2 văn bản trên thì Điện lực Tây ninh có thể làm được còn các đơn vị khác thì không. Nếu múôn thì có thể xin riêng? vậy các căn cứ tại công văn 1766 coi như vứt đi hết :cuoihaha:


Allah ơi xuống đây mà coi :151:
:2gun:Mahmoud Ahmadinejad :2gun:

Em xem lại bài số 4 hộ anh nhé. Nếu TCT có cái công văn cho DN em thì DN em có làm theo không nhỉ?

Anh cũng chưa mạnh miệng tuyên bố là được phép in nhá. TCT trả lời cho ai thì người đó áp, ai áp bậy thì áp mặt vô tường luôn.:imlanglun:
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Em xem lại bài số 4 hộ anh nhé. Nếu TCT có cái công văn cho DN em thì DN em có làm theo không nhỉ?
Dĩ nhiên là làm chứ, dại gì không làm. Nhưng vấn đề ở chỗ nếu ổng lấy văn bản 1766 ra để từ chối DN thì người ta cũng ấm ức lắm:231:. Tại sao anh kia được mà tui hổng có được :khoc: Tui phải chứng minh tui phát hành hóa đơn cũng nhiềunhư anh kia á :hah:

Anh cũng chưa mạnh miệng tuyên bố là được phép in nhá. TCT trả lời cho ai thì người đó áp, ai áp bậy thì áp mặt vô tường luôn.:imlanglun:
Dĩ nhiên rồi, việc in hóa đơn tự in phải do Cục /Tổng cục duyệt xong mới in mà. Dn có muốn mà ông thuế chưa ziệt thì ông nhà in cũng hổng dám in :241:

Đúng không nèo? :quechua:

:2gun:Mahmoud Ahmadinejad :2gun:
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Anh Hổ ơi! Công văn 3771 ngày 13/9/2007 Tổng cục thuế trả lời Cục thuế Tây ninh cho phép điện lực Tây ninh in sẵn dấu treo trên hóa đơn tiền điện nhưng công văn 1766 ngày 8/5/2008 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế các tỉnh, thành là việc in sẵn dấu treo trên hóa đơn là không hợp lệ nhưng các đơn vị như: Điện lực, cấp nước, Metro cash and carry... với số lượng phát hành hóa đơn rất lớn nên việc ngồi đóng dấu tay là không khả thi. Cục thuế Tp. HCM vẫn cho phép các đơn vị được in dấu treo nhưng đơn vị lại thắc mắc liệu có hợp lệ không khi Tổng cục thuế không cho mà Cục thuế lại cho???
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Vấn đề Công văn đã được các chuyên gia pháp luật nước ngoài bàn bạc khi xét cho Việt Nam gia nhập WTO.( Tình minh bạch của pháp luật) Theo các cam kết này, thì công văn không có giá trị như một văn bản quy phạm pháp luật, mà chỉ là một văn bản hướng dẫn cá biệt. Trên thực tế đã diễn ra rất nhiều trường hợp, Bộ Tư pháp đã yêu cầu huỷ bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành trái thẩm quyền, sai hình thức. Nếu công văn hướng dẫn sai pháp luật thì rất dễ dàng bị huỷ bỏ. Trong trường hợp này nếu phát sinh thiệt hại thì người gây ra thiệt hại cho Doanh nghiệp phải bồi thường, nếu phía người bị thiệt hại có đơn kiện ra Tòa. Các công văn giải đáp thường do các chuyên viên soạn trình lãnh đạo ký.Tuy nhiên có nhiều chuyên viên trình độ hạn chế, nên đôi khi cũng gây ra sai sót. Vì vậy có khi cùng một vấn đề Tổng Cục Phó này giải quyết cách này, Tổng Cục Phó kia giải quyết cách khác. Không có Ông Phó nào to hơn ông Phó nào cả và cũng không có chuyện công văn này ra sau nên hiệu lực công văn trước!!!. Để an toàn Doanh nghiệp đành phải nỗ lực nghiên cứu pháp luật vậy!
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Vấn đề Công văn đã được các chuyên gia pháp luật nước ngoài bàn bạc khi xét cho Việt Nam gia nhập WTO.( Tình minh bạch của pháp luật) Theo các cam kết này, thì công văn không có giá trị như một văn bản quy phạm pháp luật, mà chỉ là một văn bản hướng dẫn cá biệt. Trên thực tế đã diễn ra rất nhiều trường hợp, Bộ Tư pháp đã yêu cầu huỷ bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành trái thẩm quyền, sai hình thức. Nếu công văn hướng dẫn sai pháp luật thì rất dễ dàng bị huỷ bỏ. Trong trường hợp này nếu phát sinh thiệt hại thì người gây ra thiệt hại cho Doanh nghiệp phải bồi thường, nếu phía người bị thiệt hại có đơn kiện ra Tòa. Các công văn giải đáp thường do các chuyên viên soạn trình lãnh đạo ký.Tuy nhiên có nhiều chuyên viên trình độ hạn chế, nên đôi khi cũng gây ra sai sót. Vì vậy có khi cùng một vấn đề Tổng Cục Phó này giải quyết cách này, Tổng Cục Phó kia giải quyết cách khác. Không có Ông Phó nào to hơn ông Phó nào cả và cũng không có chuyện công văn này ra sau nên hiệu lực công văn trước!!!. Để an toàn Doanh nghiệp đành phải nỗ lực nghiên cứu pháp luật vậy!

Chính xác! Quá hay! :091:Tui phải khen ông anh vì đọan ở trên! :duahoa:

Hiện nay các công văn của TCT ra như nấm sau mưa, hướng dẫn quá trời quá đất. Cái trên thì căn cứ Luật & Nghị định hòanh tờ ráng lắm. Xuống cái sau đọc thấy trớt wớt hết :hah: Ngành thuế thường căn vào các công văn này mà xử DN.
Ví dụ như cái công văn hướng dẫn xử lý truy thu thuế hóa đơn DN bỏ trốn. Khi DN đưa ra tòa kiện thì cơ quan thuế thua tè le. :151: Thiệt hổng hiểu nổi :giandu:

:281: Allah ơi xuống cứu rỗi chúng con!:281:



:2gun:Mahmoud Ahmadinejad :2gun:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Vấn đề Công văn đã được các chuyên gia pháp luật nước ngoài bàn bạc khi xét cho Việt Nam gia nhập WTO.( Tình minh bạch của pháp luật) Theo các cam kết này, thì công văn không có giá trị như một văn bản quy phạm pháp luật, mà chỉ là một văn bản hướng dẫn cá biệt. Trên thực tế đã diễn ra rất nhiều trường hợp, Bộ Tư pháp đã yêu cầu huỷ bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành trái thẩm quyền, sai hình thức. Nếu công văn hướng dẫn sai pháp luật thì rất dễ dàng bị huỷ bỏ. Trong trường hợp này nếu phát sinh thiệt hại thì người gây ra thiệt hại cho Doanh nghiệp phải bồi thường, nếu phía người bị thiệt hại có đơn kiện ra Tòa. Các công văn giải đáp thường do các chuyên viên soạn trình lãnh đạo ký.Tuy nhiên có nhiều chuyên viên trình độ hạn chế, nên đôi khi cũng gây ra sai sót. Vì vậy có khi cùng một vấn đề Tổng Cục Phó này giải quyết cách này, Tổng Cục Phó kia giải quyết cách khác. Không có Ông Phó nào to hơn ông Phó nào cả và cũng không có chuyện công văn này ra sau nên hiệu lực công văn trước!!!. Để an toàn Doanh nghiệp đành phải nỗ lực nghiên cứu pháp luật vậy!
Thực tế này trong khi đàm phán gia nhập WTO Việt Nam cũng đã nhận thấy và cam kết theo một lộ trình cụ thể chứ không tức thời và cũng không thể tức thời. Điều này phía nước ngoài cũng đã phải chấp thuận ký nhiều phương (không có đơn hay nhất phương). Mình không hiểu lắm nhưng nghĩ đơn giản như cô gái trồng lúa thế này: Chú bé đang lớn thì quần áo khi rộng khi hẹp đó là điều tốt vì chú phát triển! Khi nào chú trưởng thành cơm tái dê cá kho nhạt (các chính khách hay diện) chắc đẹp trai hơn tây nhiều. Chúng ta tập chung nuôi chú bé nhé!

Chính xác! Quá hay! :091:Tui phải khen ông anh vì đọan ở trên! :duahoa:

Hiện nay các công văn của TCT ra như nấm sau mưa, hướng dẫn quá trời quá đất. Cái trên thì căn cứ Luật & Nghị định hòanh tờ ráng lắm. Xuống cái sau đọc thấy trốt wớt hết :hah: Ngành thuế thường căn vào các công văn này mà xử DN.
Ví dụ như cái công văn hướng dẫn xử lý truy thu thuế hóa đơn DN bỏ trốn. Khi DN đưa ra tòa kiện thì cơ quan thuế thua tè le. :151: Thiệt hổng hiểu nổi :giandu:

:281: Allah ơi xuống cứu rỗi chúng con!:281:



:2gun:Mahmoud Ahmadinejad :2gun:

Nếu không có những cái nấm ấy thì DN nhìn toàn diện khổ hơn nhiều. Đương nhiên một số nhỏ DN thiệt hại!
Ai là người làm luật? Tất cả chúng ta! Làm thế nào để khắc phục? Bạn cho ý kiến nhỉ.
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Thực tế này trong khi đàm phán gia nhập WTO Việt Nam cũng đã nhận thấy và cam kết theo một lộ trình cụ thể chứ không tức thời và cũng không thể tức thời. Điều này phía nước ngoài cũng đã phải chấp thuận ký nhiều phương (không có đơn hay nhất phương). Mình không hiểu lắm nhưng nghĩ đơn giản như cô gái trồng lúa thế này: Chú bé đang lớn thì quần áo khi rộng khi hẹp đó là điều tốt vì chú phát triển! Khi nào chú trưởng thành cơm tái dê cá kho nhạt (các chính khách hay diện) chắc đẹp trai hơn tây nhiều. Chúng ta tập chung nuôi chú bé nhé!


Nếu không có những cái nấm ấy thì DN nhìn toàn diện khổ hơn nhiều. Đương nhiên một số nhỏ DN thiệt hại!
Ai là người làm luật? Tất cả chúng ta! Làm thế nào để khắc phục? Bạn cho ý kiến nhỉ.

Nếu bạn có nghiên cứu về pháp luật ( có học Luật) thì tại năm thứ 1 bạn sẽ được học về lý luận nhà nước và pháp luật.( giáo trình XHCN hẳn hoi à nhe). . Theo đó pháp luật là công cụ của nhà nước. Hiện nay công tác lập pháp của nước ta phần lớn là do cơ quan hành pháp ( Chính phủ) biên soạn. Các đại biểu quốc hội, đâu phải ai cũnglà chuyên gia pháp luật luật đâu, mà luật mình thì mênh mông, do vậy vẫn còn nhiều điểm phải bàn lắm. Báo chí cũng nói nhiều về vấn đề này.Nói chung là hệ thống pháp luật của nước ta cần phải từng bước hoàn thiện nữa. Đây là vấn đề VĨ MÔ vượt quá giới hạn cần bàn của chúng ta. Vấn đề công văn và việc coi công văn là nguồn của pháp luật đã được bàn bạc rất kỹ tại bàn tròn WTO. Việt Nam đã cam kết thực hiện ( Không có lộ trình gì cả. Bạn có thể tìm đọc tài liệu này tại website ò Bộ Công Thương)
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng không quy định công văn là một văn bản Luật. Việc áp dụng công văn đối với ngành Tài Chính , Thuế rất phổ biến ( Đây là thói quen không đúng). Luật phải do một ban soạn thảo lập ra, rồi đại biểu quốc hội nghiên cứu, xem xét biểu quyết. Thế nhưng công văn nhiều khi chỉ do 1 chuyên viên lập ra ( lắm khi chuyên viên này chẳng học luật nữa cũng nên), và hiểu sai pháp luật và hướng dẫn trật trìa nhưng lại được áp dụng như một văn bản quy phạm pháp luật, điều này là vô cùng tai hại. Các bạn chắc đã nhiều lần gặp phải trường hợp cùng 1 vấn đề nhưng lại có 2 công văn hướng dẫn hoàn toàn mâu thuẫn. Biện pháp tốt nhất là mỗi chúng ta nên cố gắng học tập, nghiên cứu pháp luật để thực hiện theo đúng tinh thần được soạn thảo của nó. Đấy cũng chính là pháp chế XHCN.
 
Ðề: In sẵn dấu treo trên liên 2 có hợp lệ không?

Nếu bạn có nghiên cứu về pháp luật ( có học Luật) thì tại năm thứ 1 bạn sẽ được học về lý luận nhà nước và pháp luật.( giáo trình XHCN hẳn hoi à nhe). . Theo đó pháp luật là công cụ của nhà nước. Hiện nay công tác lập pháp của nước ta phần lớn là do cơ quan hành pháp ( Chính phủ) biên soạn. Các đại biểu quốc hội, đâu phải ai cũnglà chuyên gia pháp luật luật đâu, mà luật mình thì mênh mông, do vậy vẫn còn nhiều điểm phải bàn lắm. Báo chí cũng nói nhiều về vấn đề này.Nói chung là hệ thống pháp luật của nước ta cần phải từng bước hoàn thiện nữa. Đây là vấn đề VĨ MÔ vượt quá giới hạn cần bàn của chúng ta. Vấn đề công văn và việc coi công văn là nguồn của pháp luật đã được bàn bạc rất kỹ tại bàn tròn WTO. Việt Nam đã cam kết thực hiện ( Không có lộ trình gì cả. Bạn có thể tìm đọc tài liệu này tại website ò Bộ Công Thương)

Ủa sao em thấy kì kì.
Lập pháp là lập pháp. Hành pháp là hành pháp.
Đâu thể nói công tác lập pháp là do đa phần cơ quan hành pháp biên soạn.
Bác nói thế không khéo các bác bên Quốc hội lại giận
Mà hình như lạc đề hết rồi thì phải.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top