Hướng dẫn tính tồn đầu kỳ hàng hóa sử dụng công thức mảng trong Excel

ToLaMo411

New Member
Hội viên mới
Theo nhu cầu thực tế, mình thấy còn rất nhiều bạn vẫn chưa biết cách tính tồn đầu kỳ. Mình viết bài này nhằm hỗ trợ cho các bạn phương pháp tính tồn đầu kỳ mà nhiều người đang cần sử dụng.
Theo mình hiểu, số lượng tồn đầu kỳ chính là số lượng hàng hóa còn tồn lại từ kỳ trước mà chúng ta chưa bán hết, số lượng tồn đầu kỳ này chính là số lượng hàng hóa tồn cuối kỳ trước.
Công thức tổng quát: TỒN ĐẦU = NHẬP – XUẤT
+ Nhập: số lượng hàng đã nhập trước ngày đầu kỳ của mã hàng đó.
+ Xuất: số lượng hàng đã xuất trước ngày đầu kỳ của mã hàng đó.
Các bước tính tồn đầu kỳ:
Bước 1: Bảng CSDL chứa toàn bộ thông tin dữ liệu.

xg1vkl911kk1j3dzg.jpg

Bước 2: Phân tích bài toán.
Để tính tồn đầu chúng ta cần tính:
1. Tính số lượng nhập của mã hàng trước ngày đầu kỳ
2. Tính số lượng xuất của mã hàng trước ngày đầu kỳ
=> Tồn đầu = Nhập – xuất
Nhập và xuất ở đây sẽ được tính theo 3 điều kiện:
Nhập: điều kiện gồm ngày chứng từ < ngày đầu kỳ, mã hàng, loại phiếu = “nhập”.
Xuất: điều kiện gồm ngày chứng từ < ngày đầu kỳ, mã hàng, loại phiếu = “xuất”.
Bước 3: Tính số lượng nhập đầu kỳ.
Ở đây, chúng ta dùng công thức tính tổng có nhiều điều kiện cho một vùng dữ liệu.
=SUM(IF(ngày chứng từ < ngày đầu kỳ, IF(mã hàng, IF(loại phiếu = “nhập”, SLG,0),0),0))
Ngày chứng từ: $D$3:$D$22
Ngày đầu kỳ nằm trong ô: D25
Mã hàng: $G$3:$G$22
Điều kiện mã hàng nằm trong ô: D26
Loại phiếu: $J$3:$J$22
Điều kiện loại phiếu: "N"
Số lượng: $H$3:$H$22
Điều kiện 1: Ngày chứng từ< ngày đầu kỳ => $D$3:$D$22<D25
Điều kiện 2: Mã hàng => $G$3:$G$22=D26
Điều kiện 3: Loại phiếu = "Nhập" => $J$3:$J$22="N"
Từ đây, chúng ta lồng các đối số theo vùng dữ liệu cụ thể vào công thức:

=SUM(IF($D$3:$D$22<D25,IF($G$3:$G$22=D26,IF($J$3:$J$22="N",$H$3:$H$22,0),0),0))
Sau khi gõ xong công thức, các bạn nhấn tổ hợp phím CTRL + SHIFT + ENTER để nhận kết quả vì đây là công thức mảng.

fi6h42sbb942ri8zg.jpg

Bước 4: Tính số lượng xuất đầu kỳ
Ở đây, các bạn copy nguyên công thức nhập đầu kỳ, trong phần điều kiện Loại phiếu các bạn thay đổi từ loại phiếu nhập thành phiếu xuất (tức thay N thành X).

=SUM(IF($D$3:$D$22<D25,IF($G$3:$G$22=D26,IF($J$3:$J$22="X",$H$3:$H$22,0),0),0))
Sau khi gõ xong công thức, các bạn nhấn tổ hợp phím CTRL + SHIFT + ENTER để nhận kết quả vì đây là công thức mảng.

6o68x6f85dhhf2szg.jpg
Bước 5: Tính tồn đầu: Tồn đầu = Nhập – Xuất
Tại đây, các bạn chỉ cần copy công thức nhập đầu kỳ trừ đi công thức xuất đầu kỳ.

=SUM(IF($D$3:$D$22<D25,IF($G$3:$G$22=D26,IF($J$3:$J$22="N",$H$3:$H$22,0),0),0)) -
SUM(IF($D$3:$D$22<D25,IF($G$3:$G$22=D26,IF($J$3:$J$22="X",$H$3:$H$22,0),0),0))
Sau khi gõ xong công thức, các bạn nhấn tổ hợp phím CTRL + SHIFT + ENTER để nhận kết quả vì đây là công thức mảng.

oktolckhiq2fqrozg.jpg

Kết quả:

5pbvgpkihcy5wvlzg.jpg

Các bạn tải file ví dụ cụ thể tại đây nhé: Dowloand
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top