Có thể khẳng định rằng, quan trọng nhất trong CV là phần viết về khả năng - thứ mà bạn đem ra “ chào hàng”. Bạn cần xác định rõ mức độ chuyên nghiệp và khả năng của bạn. Hãy thuyết phục và đảm bảo cho người đọc thấy rằng đầu tư vào những kỹ năng của bạn là sự lựa chọn tốt nhất.
Hãy dành thời gian và cố gắng để thể hiện khả năng phù hợp với công viêc. Hãy dồn sự tập trung vào công ty chứ không phải vào nhu cầu của bạn, chỉ bằng cách đó thông điệp của bạn mới “lọt tai” nhà tuyển tuyển dụng.
Bạn cần phải hiểu chính xác các yêu cầu của nhà tuyển dụng chứ không phải của bạn. CV cần trả lời được những câu hỏi cụ thể: Bạn là ai? Bạn có khả năng gì? Và bạn sẽ làm để thực hiện được những yêu cầu của nhà tuyển dụng?
Cụ thể đơn xin việc được viết như sau:
- Viết đầy đủ, rõ ràng tất cả các thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không được viết tắt trong các bức thư xin việc của mình. Việc viết tắt có thể khiến nhà tuyển dụng đánh đồng với tính cách ẩu thả, không tôn trọng người đọc và không quan tâm gì đến công việc đang ứng tuyển.
- Trung thành với mực xanh hoặc đen truyền thống. Đừng sáng tạo bằng màu mực “bảy sắc cầu vồng”, vì đây không phải là “tác phẩm nghệ thuật” hay “thư kết bạn bốn phương”.
- Đừng biến đơn xin việc thành mớ thập cẩm của đủ loại mực với nhiều loại bút khác nhau. Nếu bạn nghĩ rằng nên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng các bôi đỏ tiêu đề hay gạch chân, đánh dấu hoa thị v.v… thì nên xem lại, vì những cách thể hiện này làm bức thư trở nên thiếu chuyên nghiệp và giống một bài làm văn của học sinh hơn là đơn ứng cử của một chuyên gia đầy kinh nghiệm. Dùng bút mực thay cho bút bi khi viết đơn cũng là một gợi ý hay.
- Một lá đơn xin việc được viết sạch đẹp, ngay ngắn và thẳng hàng thẳng lối sẽ tạo ấn tượng rất tốt đối với nhà tuyển dụng. Do đó bạn đừng ngại tập trung công sức của mình vào đây.
- Hãy sáng tạo và thể hiện mình. Với đơn xin việc viết tay, bạn không cần phải gò mình theo một form chuẩn nào cả. Đây chính là nơi để bạn thể hiện cá tính riêng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhưng nên nhớ rằng, sáng tạo không có nghĩa là bay bổng đến mức lố bịch, dù sao vẫn có những tiêu chuẩn chung cần phải tuân theo.
Vậy đâu là những tiêu chuẩn chung phải tuân thủ để có một lá đơn xin việc hay và hiệu quả? Bạn có thể tham khảo cách viết truyền thống thường được sử dụng sau đây:
Một lá đơn xin việc viết tay phải đầy đủ thông tin, rõ ràng, mạch lạc và giúp người đọc dễ theo dõi với kết cấu hợp lý, logic. Bạn có thể mở đầu bằng địa chỉ, số điện thoại liên lạc, cũng có thể để cập đến ngày viết đơn. Tên người nhận đơn xin việc phải là tên của người bạn thấy trong mẫu quảng cáo tuyển dụng. Nếu không có chi tiết thông tin người tuyển dụng, nên thay đổi linh hoạt bằng cách viết lời chào sao cho phù hợp và lịch sự nhất.
Về Nội dung :
* Trình bày cho nhà tuyển dụng biết bạn đã thấy thông tin tuyển dụng bằng cách nào và vào thời điểm nào.
* Nêu rõ tất cả các thông tin về công việc trước đây của bạn. Sẽ không gì tốt hơn cho bạn khi nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ ràng và hình dung được quá trình công tác của bạn, từ đó suy ra kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn gặt hái được. Nếu đã từng làm việc tương tự như việc đang tuyển dụng thì hãy chú ý nhấn mạnh điều đó, vì đây sẽ là “điểm cộng” để bạn ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng.
* Bạn nên cung cấp thêm các thông tin liên lạc của mình như số điện thoại liên lạc, địa chỉ email vv...vào cuối thư. Và đừng quên giải thích vì sao bạn sẽ là ứng viên phù hợp nhất cho công việc đang tuyển. Chỉ cần chút khéo léo, bạn đã có thể ghi thêm điểm ấn tượng vào hồ sơ của mình.
* Bạn cũng đừng quên ký tên rõ ràng và ghi đầy đủ tên họ ngay sau chữ ký vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với các lá đơn xin việc viết tay hay đánh máy, trừ khi bạn gửi bằng thư điện tử.
Những điều nên ghi nhớ khi soạn một lá thư xin việc viết tay:
* Cần phải tìm hiểu về công ty và công việc sắp ứng tuyển càng nhiều càng tốt, có thể qua website của công ty đó, hay qua bạn bè, qua báo chí v.v… trước khi bắt tay viết đơn xin việc
* Suy nghĩ thật kỹ về những gì chuẩn bị viết trong đơn, và khi viết nên viết đi viết lại nhiều lần đến khi có được một lá đơn xin việc mà bạn tâm đắc nhất.
* Một bức thư chuyên nghiệp cách mấy mà phạm phải sai lầm trong lỗi ngữ pháp và chính tả cũng là điều không thể chấp nhận được, vì vậy hãy kiểm tra thật kỹ trước khi quyết định gửi đến tay nhà tuyển dụng.
* Cách trình bày trong đơn rất quan trọng, việc chọn loại giấy phù hợp cũng sẽ quyết định đến hiệu quả của lá đơn xin việc.
* Luôn gửi kèm đơn xin việc bản gốc với thư giới thiệu và bằng cấp chứng chỉ liên quan. Trong khi các văn bằng là bản photo thì bạn phải chắc rằng không gửi đơn xin việc bản copy, nếu không muốn bị đánh giá là hời hợt, thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng.
* Bạn cũng có thể thông báo với những người viết thư giới thiệu là bạn đang xin việc và với công ty nào. Nhà tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với họ trước khi quyết định mời bạn phỏng vấn.
* Việc cập nhật lý lịch là rất quan trọng để nhà tuyển dụng nắm bắt kịp thời quá trình phát triển của bạn. Và với mỗi công việc cần có một bản lý lịch được điều chỉnh cho phù hợp nhằm tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng.
Về thứ tự trình bày, nên nhớ rằng, dù chỉ là một lá đơn xin việc thì việc đảm bảo trình tự chung: “mở bài, thân bài, kết luận” cũng là điều hết sức quan trọng. Bằng ngôn ngữ chuẩn xác, sinh động và đầy đủ ý, bạn sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Về nội dung cho từng đoạn, có thể tham khảo cách viết sau:
* Với phần Mở đầu: Việc nêu lý do vì sao bạn biết đến thông tin tuyển dụng là rất cần thiết. Đây là cách hiệu quả để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty, cũng như trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
* Phần Thân bài: Nhà tuyển dụng nào cũng sẽ nhớ về bạn giữa muôn ngàn hồ sơ xin việc khác nếu bạn chứng minh cho họ thấy được giá trị và lợi ích lâu dài mà bạn sẽ đem đến cho doanh nghiệp. Đây là lúc bạn nên nhấn mạnh về học vấn, tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm của mình.
* Và Đoạn Kết: Một là đơn xin việc hoàn hảo đến đâu đi nữa cũng có thể sẽ không hiệu quả nếu bạn không mạnh dạn đề cập đến mục đích của mình khi viết nó. Đề nghị được gặp người phụ trách tuyển dụng để được trao đổi thêm hoặc tham gia buổi phỏng vấn là điều hết sức cần thiết.
Hãy dành thời gian và cố gắng để thể hiện khả năng phù hợp với công viêc. Hãy dồn sự tập trung vào công ty chứ không phải vào nhu cầu của bạn, chỉ bằng cách đó thông điệp của bạn mới “lọt tai” nhà tuyển tuyển dụng.
Bạn cần phải hiểu chính xác các yêu cầu của nhà tuyển dụng chứ không phải của bạn. CV cần trả lời được những câu hỏi cụ thể: Bạn là ai? Bạn có khả năng gì? Và bạn sẽ làm để thực hiện được những yêu cầu của nhà tuyển dụng?
Cụ thể đơn xin việc được viết như sau:
- Viết đầy đủ, rõ ràng tất cả các thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không được viết tắt trong các bức thư xin việc của mình. Việc viết tắt có thể khiến nhà tuyển dụng đánh đồng với tính cách ẩu thả, không tôn trọng người đọc và không quan tâm gì đến công việc đang ứng tuyển.
- Trung thành với mực xanh hoặc đen truyền thống. Đừng sáng tạo bằng màu mực “bảy sắc cầu vồng”, vì đây không phải là “tác phẩm nghệ thuật” hay “thư kết bạn bốn phương”.
- Đừng biến đơn xin việc thành mớ thập cẩm của đủ loại mực với nhiều loại bút khác nhau. Nếu bạn nghĩ rằng nên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng các bôi đỏ tiêu đề hay gạch chân, đánh dấu hoa thị v.v… thì nên xem lại, vì những cách thể hiện này làm bức thư trở nên thiếu chuyên nghiệp và giống một bài làm văn của học sinh hơn là đơn ứng cử của một chuyên gia đầy kinh nghiệm. Dùng bút mực thay cho bút bi khi viết đơn cũng là một gợi ý hay.
- Một lá đơn xin việc được viết sạch đẹp, ngay ngắn và thẳng hàng thẳng lối sẽ tạo ấn tượng rất tốt đối với nhà tuyển dụng. Do đó bạn đừng ngại tập trung công sức của mình vào đây.
- Hãy sáng tạo và thể hiện mình. Với đơn xin việc viết tay, bạn không cần phải gò mình theo một form chuẩn nào cả. Đây chính là nơi để bạn thể hiện cá tính riêng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhưng nên nhớ rằng, sáng tạo không có nghĩa là bay bổng đến mức lố bịch, dù sao vẫn có những tiêu chuẩn chung cần phải tuân theo.
Vậy đâu là những tiêu chuẩn chung phải tuân thủ để có một lá đơn xin việc hay và hiệu quả? Bạn có thể tham khảo cách viết truyền thống thường được sử dụng sau đây:
Một lá đơn xin việc viết tay phải đầy đủ thông tin, rõ ràng, mạch lạc và giúp người đọc dễ theo dõi với kết cấu hợp lý, logic. Bạn có thể mở đầu bằng địa chỉ, số điện thoại liên lạc, cũng có thể để cập đến ngày viết đơn. Tên người nhận đơn xin việc phải là tên của người bạn thấy trong mẫu quảng cáo tuyển dụng. Nếu không có chi tiết thông tin người tuyển dụng, nên thay đổi linh hoạt bằng cách viết lời chào sao cho phù hợp và lịch sự nhất.
Về Nội dung :
* Trình bày cho nhà tuyển dụng biết bạn đã thấy thông tin tuyển dụng bằng cách nào và vào thời điểm nào.
* Nêu rõ tất cả các thông tin về công việc trước đây của bạn. Sẽ không gì tốt hơn cho bạn khi nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ ràng và hình dung được quá trình công tác của bạn, từ đó suy ra kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn gặt hái được. Nếu đã từng làm việc tương tự như việc đang tuyển dụng thì hãy chú ý nhấn mạnh điều đó, vì đây sẽ là “điểm cộng” để bạn ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng.
* Bạn nên cung cấp thêm các thông tin liên lạc của mình như số điện thoại liên lạc, địa chỉ email vv...vào cuối thư. Và đừng quên giải thích vì sao bạn sẽ là ứng viên phù hợp nhất cho công việc đang tuyển. Chỉ cần chút khéo léo, bạn đã có thể ghi thêm điểm ấn tượng vào hồ sơ của mình.
* Bạn cũng đừng quên ký tên rõ ràng và ghi đầy đủ tên họ ngay sau chữ ký vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với các lá đơn xin việc viết tay hay đánh máy, trừ khi bạn gửi bằng thư điện tử.
Những điều nên ghi nhớ khi soạn một lá thư xin việc viết tay:
* Cần phải tìm hiểu về công ty và công việc sắp ứng tuyển càng nhiều càng tốt, có thể qua website của công ty đó, hay qua bạn bè, qua báo chí v.v… trước khi bắt tay viết đơn xin việc
* Suy nghĩ thật kỹ về những gì chuẩn bị viết trong đơn, và khi viết nên viết đi viết lại nhiều lần đến khi có được một lá đơn xin việc mà bạn tâm đắc nhất.
* Một bức thư chuyên nghiệp cách mấy mà phạm phải sai lầm trong lỗi ngữ pháp và chính tả cũng là điều không thể chấp nhận được, vì vậy hãy kiểm tra thật kỹ trước khi quyết định gửi đến tay nhà tuyển dụng.
* Cách trình bày trong đơn rất quan trọng, việc chọn loại giấy phù hợp cũng sẽ quyết định đến hiệu quả của lá đơn xin việc.
* Luôn gửi kèm đơn xin việc bản gốc với thư giới thiệu và bằng cấp chứng chỉ liên quan. Trong khi các văn bằng là bản photo thì bạn phải chắc rằng không gửi đơn xin việc bản copy, nếu không muốn bị đánh giá là hời hợt, thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng.
* Bạn cũng có thể thông báo với những người viết thư giới thiệu là bạn đang xin việc và với công ty nào. Nhà tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với họ trước khi quyết định mời bạn phỏng vấn.
* Việc cập nhật lý lịch là rất quan trọng để nhà tuyển dụng nắm bắt kịp thời quá trình phát triển của bạn. Và với mỗi công việc cần có một bản lý lịch được điều chỉnh cho phù hợp nhằm tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng.
Về thứ tự trình bày, nên nhớ rằng, dù chỉ là một lá đơn xin việc thì việc đảm bảo trình tự chung: “mở bài, thân bài, kết luận” cũng là điều hết sức quan trọng. Bằng ngôn ngữ chuẩn xác, sinh động và đầy đủ ý, bạn sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Về nội dung cho từng đoạn, có thể tham khảo cách viết sau:
* Với phần Mở đầu: Việc nêu lý do vì sao bạn biết đến thông tin tuyển dụng là rất cần thiết. Đây là cách hiệu quả để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty, cũng như trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
* Phần Thân bài: Nhà tuyển dụng nào cũng sẽ nhớ về bạn giữa muôn ngàn hồ sơ xin việc khác nếu bạn chứng minh cho họ thấy được giá trị và lợi ích lâu dài mà bạn sẽ đem đến cho doanh nghiệp. Đây là lúc bạn nên nhấn mạnh về học vấn, tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm của mình.
* Và Đoạn Kết: Một là đơn xin việc hoàn hảo đến đâu đi nữa cũng có thể sẽ không hiệu quả nếu bạn không mạnh dạn đề cập đến mục đích của mình khi viết nó. Đề nghị được gặp người phụ trách tuyển dụng để được trao đổi thêm hoặc tham gia buổi phỏng vấn là điều hết sức cần thiết.