Áp dụng Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC và Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH
Cách tính thuế TNCN Đối với cá nhân cư trú và có ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên:
(Các nhân viên ký Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì thực hiện tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần)
Được xác định qua cách tính:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
Trong đó:* Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được - các khoản được miễn thuế
a, Tổng lương nhận được bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được kể cả các khoản tiền thưởng lễ, tết...
b, Các khoản miễn thuế bao gồm:
- Tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca:
+ Nếu Doanh nghiệp tổ chức bữa ăn (tự nấu ăn) hay mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì được Miễn hết (không bị giới hạn).
+ Nếu phụ cấp vào tiền lương (chi bằng tiền): thì
* Từ tháng 9/2016 trở về trước: được miễn tối đa 680.000 đồng/người/tháng (Theo Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013)
* Từ tháng 10/2016: được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng với doanh nghiệp TNHH 100% vốn nhà nước (Theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - HL:15/10/2016)
=> Nếu mức chi cao hơn quy định trên thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
- Phụ cấp điện thoại:
+ Nếu khoán chi: Được miễn thuế theo quy định của công ty. Ví dụ: ký HĐLĐ với nhân viên A, Thỏa thuận phụ cấp tiền điện thoại 300.000/tháng. Thì nhân viên A được miễn 300.000 - tiền phụ cấp điện thoại này. Nếu người này nhận được cao hơn 300.000 thì phần cao hơn sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.
+ Nếu phụ cấp theo tiêu dùng thực tế: Được miễn hết (phải có hóa đơn tiền điện thoại mang tên công ty, địa chỉ, MST của công ty chi trả thu nhập)
- Tiền phụ cấp trang phục:
+ Nếu nhận được bằng tiền: Miễn tối đa 5 triệu/năm
+ Nếu nhận được bằng hiện vật: Miễn toàn bộ
+ Nếu vừa nhận được tiền vừa nhận được hiện vật: thì phần nhận được bằng hiện vật không bị tính thuế còn phần tiền vẫn bị khống chế 5 triệu/năm.
- Tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với làm việc ban ngày, giờ hành chính. Ví dụ: làm ban ngày được 4 nghìn/h nhưng làm thêm giờ ban đêm được trả 7 nghìn/h => 3 nghìn/h cao hơn này được miễn thuế.
- Các khoản phúc lợi:
+ Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.(Theo khoản 5 điều 11 của TT 92/2015/TT-BTC).
+ Đối với các khoản chi trực tiếp cho người lao động, Công ty phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân để tính thuế thu nhập cá nhân.
- Về khoản tiền công tác phí: Trường hợp các khoản thanh toán tiền công tác phí như tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì các khoản thanh toán tiền công tác phí này là khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
* Các khoản giảm trừ được quy định tại điều 9 thông tư 111/2013/TT-BCTC như sau:
- Giảm trừ gia cảnh:
+ Bản thân người nộp thuế: 9 triệu/tháng.
+ Người phụ thuộc: 3,6 triệu/người/tháng (phải được đăng ký với Thuế. Xem thêm: thủ tục đăng ký người phụ thuộc)
- Các khoản bảo hiểm đang tham gia: BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Mức đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập khi xác định thu nhập tính thuế tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có).
- Nếu trong kỳ người nộp thuế đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học thì cũng được trừ nhưng phải có giấy chứng nhận của các tổ chức.
Thuế suất để tính thuế thu nhập cá nhân là thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần, tức là tính theo từng Bậc thu nhập, mỗi bậc thu nhập có một mức thuế suất tương ứng.
Được quy định rõ tại khoản 2 điều 7 và Phụ lục: 01/PL-TNCN như sau:
Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Các công thức tính thuế TNCN cần nhớ:
1. Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất (1)
2. Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ (2)
3. Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được - các khoản được miễn thuế (3)
Nguồn: Tổng hợp