Hỏi: trợ cấp thôi việc tính thế nào khi công ty cổ phần dưới 10 người không đóng BH thất nghiệp

nguoitaoi

New Member
Hội viên mới
Chào các anh chị, em muốn hỏi các anh chị để nắm rõ được luật khi yêu cầu thanh toán trợ cấp thôi việc từ công ty.

Công ty em là công ty cổ phần, dưới 10 người, nên theo em biết thì thuộc diện không phải đóng BH thất nghiệp và em cũng đã hỏi lại bộ phận hành chính nhân sự thì được biết là công ty cũng không đóng BHTN cho nhân viên từ trước đến giờ.

Em thử việc tại công ty từ ngày 7/3/2009 đến ngày 7/5/2009 (2 tháng), sau đó ký HĐLĐ 1 năm từ 8/5/2009 đến 8/5/2010, nay HĐLĐ đã hết và em cũng quyết định nghỉ >>> nghĩa là thời gian làm việc tại công ty là 14 tháng.

HĐLĐ của em thì có khoản: mức lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương chính (chỉ bằng 1/3 tổng lương mình nhận), không có điều khoản về BH thất nghiệp, mà công ty cũng không đóng BHTN thì đâu thể căn cứ vào điều này được đúng không?

Vậy trong trường hợp của em thì công ty sẽ phải giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho em như thế nào?

Em có hỏi một số người thì được trả lời như sau: em sẽ được nhận 150% lương hàng tháng vì đã làm việc ở công ty 1,5 năm (theo quy định về làm tròn 2 tháng thành 1/2 năm) và do công ty không tham gia BHTN nên công ty phải tự chi trả.

Xin các anh chị tư vấn gấp để mình giải quyết dứt điểm vụ án này.

Em xin cảm ơn.
 
Ðề: Hỏi: trợ cấp thôi việc tính thế nào khi công ty cổ phần dưới 10 người không đóng BH thất nghiệp

Chào các anh chị, em muốn hỏi các anh chị để nắm rõ được luật khi yêu cầu thanh toán trợ cấp thôi việc từ công ty.

Công ty em là công ty cổ phần, dưới 10 người, nên theo em biết thì thuộc diện không phải đóng BH thất nghiệp và em cũng đã hỏi lại bộ phận hành chính nhân sự thì được biết là công ty cũng không đóng BHTN cho nhân viên từ trước đến giờ.

Em thử việc tại công ty từ ngày 7/3/2009 đến ngày 7/5/2009 (2 tháng), sau đó ký HĐLĐ 1 năm từ 8/5/2009 đến 8/5/2010, nay HĐLĐ đã hết và em cũng quyết định nghỉ >>> nghĩa là thời gian làm việc tại công ty là 14 tháng.

HĐLĐ của em thì có khoản: mức lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương chính (chỉ bằng 1/3 tổng lương mình nhận), không có điều khoản về BH thất nghiệp, mà công ty cũng không đóng BHTN thì đâu thể căn cứ vào điều này được đúng không?

Vậy trong trường hợp của em thì công ty sẽ phải giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho em như thế nào?

Em có hỏi một số người thì được trả lời như sau: em sẽ được nhận 150% lương hàng tháng vì đã làm việc ở công ty 1,5 năm (theo quy định về làm tròn 2 tháng thành 1/2 năm) và do công ty không tham gia BHTN nên công ty phải tự chi trả.

Xin các anh chị tư vấn gấp để mình giải quyết dứt điểm vụ án này.

Em xin cảm ơn.
Trường hợp của bạn cty sẽ chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn ứng với thời gian làm việc của bạn tại công ty tính đến ngày bạn chính thức nghỉ việc. Vì cty bạn chưa có đủ điều kiện để tham gia BHTN nên cty sẽ phải chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn mỗi năm là nữa tháng lương. Bạn làm 14 tháng được tính tròng là 1,5 năm.

Theo Thông tư số 17 ngày 26.5.2009 sửa đổi Thông tư số 21 ngày 22.9.2003 có sửa đổi cách tính tổng thời gian làm việc. Theo đó, trước đây tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9.5.2003 của Chính phủ, thì nay, lấy tổng thời gian này trừ cho thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12.12.2008 của Chính phủ. Và tổng thời gian làm việc được làm tròn 6 tháng nếu đủ từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và làm tròn thành 1 năm nếu đủ từ 6 tháng đến 12 tháng.
 
Ðề: Hỏi: trợ cấp thôi việc tính thế nào khi công ty cổ phần dưới 10 người không đóng BH thất nghiệp

Trường hợp của bạn được hưởng trợ cấp thôi việc là 1,5 năm vì bạn làm tại công ty 14 tháng (làm tròn). Sồ tiền tính trợ cấp được lấy bình quân 6 tháng lương liền kề theo HDLD của bạn và tính như sau:

Tiền trợ cấp thôi việc =
Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc
x
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc (Bình quân 6 tháng liền kề)
x 1/2

và cộng hết tất cả những khoản phụ cấp của bạn (nếu có)
 
Ðề: Hỏi: trợ cấp thôi việc tính thế nào khi công ty cổ phần dưới 10 người không đóng BH thất nghiệp

em xin cảm ơn letmyha, kimthanh08 và em muốn hỏi thêm một số vấn đề như sau:

1. Trích dẫn nguồn văn bản luật nào về việc công ty buộc phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho nhân viên khi kết thúc hợp đồng?

2. Trong HĐLĐ, lương của em được tách ra như sau:
+ Mức lương chính: 1.760.000 (trong HĐLĐ có một điều khoản Cty quy định đây là mức đóng BHXH)
+ Lương công việc: 2.600.000
+ Phụ cấp ăn trưa: 1.300.000
>>> Tổng cộng: 5.660.000
>>> Thực lãnh: 5.500.000 (sau khi đóng thuế TNCN và BHXH, BHYT)

theo kimthanh08 thì trợ cấp thôi việc của em được tính như sau:
TCTV = 1,5 (thời gian làm việc làm tròn) x Lương đuợc tính để trả trợ cấp thôi việc (*) (trung bình lương 6 tháng liền kề) x 1/2 = 0,75 x (*)

- vậy, mức lương (*) để tính trợ cấp thôi việc cho em là con số nào? theo mức lương chính, theo mức tổng cộng hay mức thực lãnh (nghĩa là vẫn phải đóng thuế TNCN và BHXH, BHYT) >>> please tính cụ thể giúp em

- cách tách lương trong HĐLĐ của công ty em như thế là hợp pháp hay lách luật?

- gần đây công ty em còn có điều khoản giữ lại 4/10 lương (trả lại sau 1 năm hoặc hết HĐLĐ) của nhân viên mới, tại một số chức vụ >>> điều này có hợp pháp không?

3. trường hợp kết thúc hợp đồng lao động như em thì cần yêu cầu công ty giải quyết những chế độ chinh sách gì? ví dụ trợ cấp thôi việc, rút (chuyển) số BHXH,BHYT,... hoặc có quyền lợi gì khác không (em chưa nhận đuợc thẻ BHYT tháng 4 và 5 nữa)?

thực ra em rất bức xúc về cách hành xử của công ty dành cho nhân viên nên mới tìm hiểu kỹ để họ không thể lách luật được, kính mong các anh chị giúp đỡ em (trong trường hợp em có hỏi tiếp nữa)

em xin cảm ơn rất nhiều
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hỏi: trợ cấp thôi việc tính thế nào khi công ty cổ phần dưới 10 người không đóng BH thất nghiệp

Bạn đọc và nghiên cứu thêm cái này đi.Lúc trước mình cũng làm cty và cũng gặp trường hợp tương tự.

Điều 42 Bộ luật lao động quy định: “Khi chấm dứt Hợp đồng lao đông đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có từ đủ 12 tháng trở lên người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương nếu có”, bạn thuộc trường hợp được hưởng thôi việc.
Theo Điều 2 – Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 21/2003/TT – BLĐTBXH ngày 22/9/2009 quy định: Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:
Tiền trợ cấp thôi việc
=
Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc
x
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc
x 1/2

Trong đó:
Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:
Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm.
Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Đồng thời, tại Điều 41 – Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp có quy định:
“1. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc theo pháp luật về cán bộ, công chức là mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), tại thời điểm thôi việc.
3. Thời gian người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội được tính để miễn trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.”
Căn cứ vào các quy định trên, do công ty không tham gia đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, nên khi chấm dứt Hợp đồng lao động với bạn, Công ty sẽ phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn trong thời gian từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009, tương ứng với ½ tháng lương tính theo Hợp đồng lao động.
Như vây, Công ty sẽ phải tri trả cho bạn tiền trợ cấp thôi việc tương ứng với 05 năm bạn đã làm việc cho công ty là 2.5 tháng lương theo Hợp đồng lao động giữa bạn với công ty theo đúng quy đinh của pháp luật.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3, điều 76 Bộ luật lao động, “người lao động do thôi việc hay vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ”, Công ty còn phải trả cho bạn khoản tiền lương tương ứng với những ngày nghỉ phép hàng năm theo quy định mà bạn chưa nghỉ.
Tại điều 43 Bộ luật Lao động, trong thời hạn 07 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 30 ngày, Công ty có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của bạn, trong đó có trợ cấp thôi việc. Đồng thời, đồng thời Công ty cũng phải hoàn trả sổ Bảo hiểm xã hội và sổ lao động cho bạn.
 
Ðề: Hỏi: trợ cấp thôi việc tính thế nào khi công ty cổ phần dưới 10 người không đóng BH thất nghiệp

cảm ơn kimthanh08 đã giúp em tham khảo rất chi tiết để trả lời cho câu 1 và 3, nhưng em còn bối rối với trường hợp của bản thân quá, nên mọi người giúp em vận dụng vào thực tế như câu 2 em đã kê ra chi tiết với ạ :-(

2. Trong HĐLĐ, lương hàng tháng của em được tách ra như sau:
+ Mức lương chính: 1.760.000 (trong HĐLĐ có một điều khoản Cty quy định đây là mức đóng BHXH)
+ Lương công việc: 2.600.000
+ Phụ cấp ăn trưa: 1.300.000
>>> Tổng cộng: 5.660.000
>>> Thực lãnh: 5.500.000 (sau khi đóng thuế TNCN và BHXH, BHYT)

theo kimthanh08 thì trợ cấp thôi việc của em được tính như sau:
TCTV = 1,5 (thời gian làm việc làm tròn) x Lương đuợc tính để trả trợ cấp thôi việc (*) (trung bình lương 6 tháng liền kề) x 1/2 = 0,75 x (*)

i) vậy, mức lương (*) để tính trợ cấp thôi việc cho em là con số nào? theo mức lương chính, theo mức tổng cộng hay mức thực lãnh (nghĩa là vẫn phải đóng thuế TNCN và BHXH, BHYT)
>>> please tính cụ thể giúp em = [0.75 x (???)] + (???)

ii) cách tách lương trong HĐLĐ của công ty em như thế là hợp pháp hay lách luật?

iii) gần đây công ty em còn có điều khoản giữ lại 4/10 lương (trả lại sau 1 năm hoặc hết HĐLĐ) của nhân viên mới, tại một số chức vụ >>> điều này có hợp pháp không?

please giúp em, em xin cảm ơn mọi người rất nhiều.
 
Ðề: Hỏi: trợ cấp thôi việc tính thế nào khi công ty cổ phần dưới 10 người không đóng BH thất nghiệp

cảm ơn kimthanh08 đã giúp em tham khảo rất chi tiết để trả lời cho câu 1 và 3, nhưng em còn bối rối với trường hợp của bản thân quá, nên mọi người giúp em vận dụng vào thực tế như câu 2 em đã kê ra chi tiết với ạ :-(

2. Trong HĐLĐ, lương hàng tháng của em được tách ra như sau:
+ Mức lương chính: 1.760.000 (trong HĐLĐ có một điều khoản Cty quy định đây là mức đóng BHXH)
+ Lương công việc: 2.600.000
+ Phụ cấp ăn trưa: 1.300.000
>>> Tổng cộng: 5.660.000
>>> Thực lãnh: 5.500.000 (sau khi đóng thuế TNCN và BHXH, BHYT)

theo kimthanh08 thì trợ cấp thôi việc của em được tính như sau:
TCTV = 1,5 (thời gian làm việc làm tròn) x Lương đuợc tính để trả trợ cấp thôi việc (*) (trung bình lương 6 tháng liền kề) x 1/2 = 0,75 x (*)

i) vậy, mức lương (*) để tính trợ cấp thôi việc cho em là con số nào? theo mức lương chính, theo mức tổng cộng hay mức thực lãnh (nghĩa là vẫn phải đóng thuế TNCN và BHXH, BHYT)
>>> please tính cụ thể giúp em = [0.75 x (???)] + (???)

ii) cách tách lương trong HĐLĐ của công ty em như thế là hợp pháp hay lách luật?

iii) gần đây công ty em còn có điều khoản giữ lại 4/10 lương (trả lại sau 1 năm hoặc hết HĐLĐ) của nhân viên mới, tại một số chức vụ >>> điều này có hợp pháp không?

please giúp em, em xin cảm ơn mọi người rất nhiều.
1. Bạn sẽ nhận được trợ cấp thôi việc theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động (bao gồm các khoản chia tách cộng lại).
2. Cách tính lương trên của doanh nghiệp nhằm giảm bớt tiền đóng BHXH (lách BHXH) cho DN và mức tính BHXH này vượt trên mức tiền lương tiền công nhà nước quy định nên không thể nói là DN làm sai được.
3. Theo luật thì DN không được giữ lại bất cứ khoản tiền lương tiền công nào của người lao động cả.
 
Ðề: Hỏi: trợ cấp thôi việc tính thế nào khi công ty cổ phần dưới 10 người không đóng BH thất nghiệp

em cảm ơn letmyha, em hỏi câu cuối ạ

Khoản trợ cấp thôi việc có này em có phải đóng thuế TNCN hay BHXH, BHYT gì nữa không ạ? nghĩa là = 0.75 x 5.660.000 (số tổng cộng mà em đã nêu) đúng không ạ?
 
Ðề: Hỏi: trợ cấp thôi việc tính thế nào khi công ty cổ phần dưới 10 người không đóng BH thất nghiệp

em cảm ơn letmyha, em hỏi câu cuối ạ

Khoản trợ cấp thôi việc có này em có phải đóng thuế TNCN hay BHXH, BHYT gì nữa không ạ? nghĩa là = 0.75 x 5.660.000 (số tổng cộng mà em đã nêu) đúng không ạ?

Bạn không phải đóng thêm khoản nào nữa nhé!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top