Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

blackmouse_b

Member
Hội viên mới
Mình ra trường đã 1 năm, đọc 1 số tài liệu mới có ghi khi góp vốn bằng vật tư hàng hoá thì ĐK:
Nợ 222: trị giá vốn góp
Nợ 811: chênh lệch giảm
Có 155, 156...:
Có 711: chênh lệch tăng ứng với lợi ích của bên khác trong liên doanh
Có 3387: chênh lệch tăng ứng với lợi ích của bên mình trong liên doanh
Khi cơ sở bán vật tư hàng hoá cho bên thứ 3 độc lập thì mới định khoản phân bổ 3387 vào 711.
Vậy cho mình hỏi:Tại sao lợi ích của bên khác lại được ghi nhận doanh thu của mình. Phần lợi ích này được chuyển dịch như thế nào?
Nguồn: Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp năm 2007 của trường ĐH KTQD.
Ai hiểu giúp mình với! Thank nhiều.
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Câu hỏi này hay nhỉ, làm mình nhận ra là cần phải update nhiều kiến thức hơn.
Bạn xem phần dưới đây có giải đáp được câu hỏi không nhé

Có ba hình thức liên doanh là hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, tài sản đồng kiểm soát và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Trong ba hình thức trên thì chỉ có hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là tạo nên một cơ sở kinh doanh mới được thành lập có các hoạt động độc lập giống như hoạt động của một doanh nghiệp và vẫn chịu sự kiểm soát của các bên góp vốn liên doanh theo hợp đồng liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán như các doanh nghiệp khác. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình.
Khi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát kế toán mới sử dụng TK 222 - Vốn góp liên doanh. Trường hợp dùng vật tư, hàng hoá, TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát về nguyên tắc nếu giá do hội đồng liên doanh đánh giá (Giá Hội đồng liên doanh) cao hơn giá trị ghi sổ (Giá ghi sổ) thì xử lý phần chênh lệch cao hơn tương ứng với lợi ích của các bên khác trong liên doanh được hạch toán vào thu nhập khác, phần chênh lệch cao hơn tương ứng với lợi ích của mình trong liên doanh hạch toán vào doanh thu chưa thưc hiện. Sau đó, khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán số vật tư, hàng hoá cho bên thứ ba độc lập thì khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuỷên vào thu nhập khác (trường hợp góp bằng vật ta, hàng hoá) hay hàng năm, khoản doanh thu chưa thực hiện này được phân bổ dần vào thu nhập khác tương ứng với thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng. Nếu Hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốn chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh cho các đối tác khác thì kết chuyển toàn bộ Doanh thu chưa thực hiện sang thu nhập khác. Phần chênh lệch do đánh giá giảm giữa Giá Hội đồng liên doanh nhỏ nhỏ hơn Giá ghi sổ tại thời điểm góp vốn thì sẽ hạch toán vào chi phí khác. Cụ thể:
+ Khi đem vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng Vật tư, hàng hoá, TSCĐ với GiáHội đồng liên doanh < Giághi sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 222 GiáHội đồng liên doanh
Nợ TK 811 Chênh lệch Nợ TK 214 Giá trị hao mòn luỹ kế
Có TK 152, 153, 156, 211, 213 Giághi sổ
+ Khi đem vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng Vật tư, hàng hoá, TSCĐ với GiáHội đồng liên doanh > Giághi sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 222 - GiáHội đồng liên doanh
Nợ TK 214 Giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 211, 213 GiáGhi sổ
Có TK 711 Chênh lệch tương ứng với lợi ích của các bên khác trong LD
Có TK 3387 Chênh lệch tương ứng với lợi ích của mình trong Liên doanh
Sau đấy, khi doanh nghiệp bán Vật tư, hành hoá cho bên thứ ba độc lập hoặc căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở đồng kiểm soát sử dụng hoặc khi hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, bên góp vốn liên doanh chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kế toán ghi:
Nợ TK 3387 Chênh lệch tương ứng với lợi ích của mình trong liên doanh
Có TK 711 Thu nhập khác
Khi phát sinh giao dịch bán vật tư, hàng hoá, TSCĐ của bên góp vốn liên doanh cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có lãi, nếu trong kỳ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chưa bán vật tư, hàng hoá, TSCĐ cho bên thứ ba độc lập thì cuối kỳ kế toán bên góp vốn liên doanh phải phản ánh phần lãi hoãn lại tương ứng với lợi ích của minh trong liên doanh. Sau đấy, khi cơ sở kinh doanh đồg kiểm soát bán vật tư, hàng hoá cho bên thứ ba độc lập thì kế toán kết chuyển phần doanh thu chưa thực hiện sang Doanh thu (đối với vật tư, hàng hoá) hay căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dung (đối với trường hợp TSCĐ) mà kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang doanh thu. Cụ thể:
+ Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán sản phẩm, hàng hoá cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156
Đồng thời: Nợ TK 111, 112, 131- Tổng giá thanh toán
Có TK 511 Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
cuối kỳ, nếu cơ sỏ kinh doanh đồng kiểm soát bán tài sản chưa bán tài sản cho bên thứ ba độc lập, kế toán bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại:
Nợ TK 511
Có TK 3387 Phần lãi hoãn lại tương ứng với lợi ích của mình trong LD
Sau đó, khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, bán vật tư, hàng hoá cho bên thứ ba độc lập:
Nợ TK 3387
Có TK 511
+ Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán TSCĐ cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
Nợ TK 811 Giá trị còn lại
Nợ TK 214 - Khấu hao luỹ kế
Có TK 211, 213
Đồng thời: Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711 Thu nhập khác
Có TK 3331
cuối kỳ, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chưa bán TSCĐ cho bên thứ ba độc lập, kế toán ghi Phần hoãn lại tương ứng với lợi ích của mình trong LD:

Nợ TK 711
Có TK 3387:
Đình kỳ, bên tham gia góp vốn liên doanh kết chuyển dần phần hoãn lại tương ứng với lợi ích của mình trong liên doanh vào thu nhập khác căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng hoặc khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán TSCĐ cho bên thứ ba độc lập:
Nợ TK 3387
Có TK 711
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Cảm ơn câu trả lời rất dài của bạn nhưng thú thực sau khi đọc mình thấy đau đầu hơn và càng 0 hiểu gì cả hic...Có lẽ đây là khái niệm khá mới, chắc là mình phải nhờ bạn nào đó đang học kế toán năm cuối ở trường KTQD giải thích cụ thể hơn thôi.
Không biết có bạn nào ở trường KTQD trong diễn dàn 0 nhỉ? Giúp mình với.
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Mình ra trường đã 1 năm, đọc 1 số tài liệu mới có ghi khi góp vốn bằng vật tư hàng hoá thì ĐK:
Nợ 222: trị giá vốn góp
Nợ 811: chênh lệch giảm
Có 155, 156...:
Có 711: chênh lệch tăng ứng với lợi ích của bên khác trong liên doanh
Có 3387: chênh lệch tăng ứng với lợi ích của bên mình trong liên doanh
Khi cơ sở bán vật tư hàng hoá cho bên thứ 3 độc lập thì mới định khoản phân bổ 3387 vào 711.
Vậy cho mình hỏi:Tại sao lợi ích của bên khác lại được ghi nhận doanh thu của mình. Phần lợi ích này được chuyển dịch như thế nào?
Nguồn: Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp năm 2007 của trường ĐH KTQD.
Ai hiểu giúp mình với! Thank nhiều.

Bạn hiểu thế này nhé : phần chênh lệch giá khi đem vật tư đi góp được xem như là 1 khoản chi phí khác (811) hay thu nhập khác (711) của DN.
- Theo nguyên tắc phù hợp thì kế toán chỉ phản ánh Doanh thu khi DThu đó được xác định là chắc chắn phát sinh trong kỳ đó , do đó phần chênh lệch tăng này DN mang vật tư đi góp vốn chỉ có thể ghi tạm vào tk 3387 (N711/C3387) mà thôi. Khi bên nhận góp vốn đem bán Vật tư đó ra ngoài thì bấy giờ KToán mới chuyển toàn bộ TN đang treo vào TNhập khác trong kỳ (N3387/C711)
Tại sao lợi ích của bên khác lại được ghi nhận doanh thu của mình. Phần lợi ích này được chuyển dịch như thế nào?
Khi bên nhận góp vốn bán Vật tư ra ngoài, bạn k cần quan tâm họ bán cao hơn hay thấp hơn giá được ghi nhận tại thời điểm góp vốn góp vốn, vì phần đó sẽ được phân chia lợi nhuận sau này. ở đây bạn chỉ chuyển dịch phần chênh lệch trị giá do đem vật tư đi góp vốn mà có sang TK TN khác thôi
Vài lời gửi bạn
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Chủ đề này hay mà sao để ngủ hơi lâu vậy ta :ibbanana:
...
. Cụ thể:
+ Khi đem vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng Vật tư, hàng hoá, TSCĐ với GiáHội đồng liên doanh < Giághi sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 222 GiáHội đồng liên doanh
Nợ TK 811 Chênh lệch Nợ TK 214 Giá trị hao mòn luỹ kế
Có TK 152, 153, 156, 211, 213 Giá ghi sổ

Khi chuyển từ tài sản này ( DN đang ghi sổ ) sang tài sản khác ( Liên doanh ) mà họ đánh giá thấp hơn, DN cũng chấp nhận việc đó thì coi như lỗ là đúng rồi ( coi như hồi giờ củi mục mà để trong rương, nay có người làm mình thức tỉnh ).
Cá nhân em thì phần chi phí nên xem như chi phí tài chính vì đây là hậu quả của của việc đầu tư vốn .
+ Khi đem vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng Vật tư, hàng hoá, TSCĐ với GiáHội đồng liên doanh > Giághi sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 222 - GiáHội đồng liên doanh
Nợ TK 214 Giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 211, 213 GiáGhi sổ
Có TK 711 Chênh lệch tương ứng với lợi ích của các bên khác trong LD
Có TK 3387 Chênh lệch tương ứng với lợi ích của mình trong Liên doanh

Tương tự như trên nhưng không ghi nhận thu nhập hoàn toàn .
Lý do là theo nguyên tắc thận trọng và ảnh hưởng của việc hạch toán LD theo phương pháp vốn CSH ( CM nào đó ) thì ta chưa ghi nhận khi nó chưa thực hiện hoàn toàn .
Tài sản nằm ở LD, còn đó, mà mình lại chiếm vốn góp trong đó thì ta phải hoãn phần lãi đó lại .
Sau đấy, khi doanh nghiệp bán Vật tư, hành hoá cho bên thứ ba độc lập hoặc căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở đồng kiểm soát sử dụng hoặc khi hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, bên góp vốn liên doanh chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kế toán ghi:
Nợ TK 3387 Chênh lệch tương ứng với lợi ích của mình trong liên doanh
Có TK 711 Thu nhập khác

Nói chung là ta sẽ ghi nhận khi nó được thực hiện ( bán cho bên thứ 3 hoặc sử dụng ). Nhưng điểm đáng nói là bên thứ 3 này đáng lẽ ra không được là bên liên quan của DN mới chính xác .
+ Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán sản phẩm, hàng hoá cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156
Đồng thời: Nợ TK 111, 112, 131- Tổng giá thanh toán
Có TK 511 Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Việc này thì rõ, nhưng ta phải xem xét có nên ghi nhận doanh thu- giá vốn hay không ? Vì sao ? Vì bán cho LD mà là mục đích thu lợi nhuận thì khó thuyết phục khi ta xem xét chuẩn mực doanh thu .
ý em nói là chúng ta xem xét ghi nhận như là thu nhập khác, chi phí khác
Ý kiến của các bác ra sao ạ ???
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Mình ra trường đã 1 năm, đọc 1 số tài liệu mới có ghi khi góp vốn bằng vật tư hàng hoá thì ĐK:
Nợ 222: trị giá vốn góp
Nợ 811: chênh lệch giảm
Có 155, 156...:
Có 711: chênh lệch tăng ứng với lợi ích của bên khác trong liên doanh
Có 3387: chênh lệch tăng ứng với lợi ích của bên mình trong liên doanh
Khi cơ sở bán vật tư hàng hoá cho bên thứ 3 độc lập thì mới định khoản phân bổ 3387 vào 711.
Vậy cho mình hỏi:Tại sao lợi ích của bên khác lại được ghi nhận doanh thu của mình. Phần lợi ích này được chuyển dịch như thế nào?
Nguồn: Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp năm 2007 của trường ĐH KTQD.
Ai hiểu giúp mình với! Thank nhiều.
Cơ sở của việc hạch toán như ở trên là nguyên tắc thận trọng.
Khi góp vốn bị đánh giá lỗ tài sản đem đi góp thì hạch toán ngay vào CP trong kỳ (CP khác).
Khi góp vốn bằng TS mà phát sinh lãi thì chỉ hạch toán phần lãi thực sự thực hiện (tương ứng với lợi ích của các bên khác trong cơ sở liên doanh đồng kiểm soát) vào thu nhập trong kỳ. Với phần lãi tương ứng với lợi ích của bên đem tài sản đi góp vốn thì chưa được coi là thực hiện khi đem tài sản đi góp mà chỉ được coi là thực hiện khi cơ sở LD bán hàng ra ngoài.
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Câu hỏi của Chuột đen là: "Tại sao lợi ích của bên khác lại được ghi nhận doanh thu của mình. Phần lợi ích này được chuyển dịch như thế nào?"
Như vậy ngay khi bên liên doanh đồng ý định giá ta đã ghi ngay vào thu nhập 711.
Phần này không liên quan đến nguyên tắc thận trọng như giải thích ở trên.
Khi bên đối tác ký nhận biên bản giám định thì đã đủ cơ sở để ghi nhận thu nhập của ta rồi. Và vì ở đây 2 bên thỏa thuận nhau nên nếu ta lãi thì đối tác lỗ. Do đó có câu:
Có 711: chênh lệch tăng ứng với lợi ích của bên khác trong liên doanh
Vậy là đã đủ để trả lời câu: "Phần lợi ích này được chuyển dịch như thế nào?"
VÍ dụ: 2 bên góp: ta 20% và đối tác 80%, cty ta góp bằng hàng hóa có trị giá ghi sổ 100 và LD định giá 200. -> ta thấy ta có lãi ngay 100 rồi, mà như vậy có nghĩa là LD đã lỗ 100, trong LD đó ta có 20% -> đối tác lỗ 80.
Nợ 222: 200
Có 156: 100
Có 711: 80
Có 3387: 20

Ta cũng thấy ở đây phần thu nhập ghi C711 là không thận trọng. Vì nếu định giá quá cao thì sau này khi LD bán ra ngoài, hoặc khi giải tán ai về nhà nấy, sẽ thành 1 khoản lỗ và con số 80 ở trên là khá lớn.
Như vậy là vừa thận trọng (ghi 3387) lại vừa không thận trọng.
Nhưng biên bản đã ký, giấy trắng mực đen -> ta không vi phạm nguyên tắc thận trọng.
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Câu hỏi của Chuột đen là: "Tại sao lợi ích của bên khác lại được ghi nhận doanh thu của mình. Phần lợi ích này được chuyển dịch như thế nào?"
Như vậy ngay khi bên liên doanh đồng ý định giá ta đã ghi ngay vào thu nhập 711.
Phần này không liên quan đến nguyên tắc thận trọng như giải thích ở trên.
Khi bên đối tác ký nhận biên bản giám định thì đã đủ cơ sở để ghi nhận thu nhập của ta rồi. Và vì ở đây 2 bên thỏa thuận nhau nên nếu ta lãi thì đối tác lỗ. Do đó có câu:
Có 711: chênh lệch tăng ứng với lợi ích của bên khác trong liên doanh
Vậy là đã đủ để trả lời câu: "Phần lợi ích này được chuyển dịch như thế nào?"
VÍ dụ: 2 bên góp: ta 20% và đối tác 80%, cty ta góp bằng hàng hóa có trị giá ghi sổ 100 và LD định giá 200. -> ta thấy ta có lãi ngay 100 rồi, mà như vậy có nghĩa là LD đã lỗ 100, trong LD đó ta có 20% -> đối tác lỗ 80.
Nợ 222: 200
Có 156: 100
Có 711: 80
Có 3387: 20.
Chỗ này bác giải thích mập mờ quá. Khi góp vốn liên doanh thì việc định giá tài sản góp vốn thường theo giá thị trường, giá trị ghi sổ của cơ sở liên doanh ĐKS theo giá thị trường => Làm gì có khoản lỗ ở cơ sở LD.
Nếu lập luận không dựa trên nguyên tắc thận trọng thì bạn giải thích thế nào cho trường hợp góp vốn bị đánh giá thấp hơn giá trị ghi sổ?
Ta cũng thấy ở đây phần thu nhập ghi C711 là không thận trọng. Vì nếu định giá quá cao thì sau này khi LD bán ra ngoài, hoặc khi giải tán ai về nhà nấy, sẽ thành 1 khoản lỗ và con số 80 ở trên là khá lớn.
Như vậy là vừa thận trọng (ghi 3387) lại vừa không thận trọng.
Nhưng biên bản đã ký, giấy trắng mực đen -> ta không vi phạm nguyên tắc thận trọng.
Thế thì theo bạn thì bạn hạch toán như thế nào?
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

...Khi bên đối tác ký nhận biên bản giám định thì đã đủ cơ sở để ghi nhận thu nhập của ta rồi. Và vì ở đây 2 bên thỏa thuận nhau nên nếu ta lãi thì đối tác lỗ.
Em không nghĩ như vậy, khi ta lời hay lỗ nó phản ánh giá trị đang ghị sổ ( giá mua, khấu hao... ) so với giá thị trường. Đã là giá thị trường thì bên nào thì cũng phải tốn bấy nhiêu đó tiền .
Ta cũng thấy ở đây phần thu nhập ghi C711 là không thận trọng. Vì nếu định giá quá cao thì sau này khi LD bán ra ngoài, hoặc khi giải tán ai về nhà nấy, sẽ thành 1 khoản lỗ và con số 80 ở trên là khá lớn.
Như vậy là vừa thận trọng (ghi 3387) lại vừa không thận trọng.
Nhưng biên bản đã ký, giấy trắng mực đen -> ta không vi phạm nguyên tắc thận trọng.
Việc ta ghi thu nhập thì cứ ghi , cái đáng nói ở đây là tài sản của DN ( thông qua phần vốn đem góp ) lại không được ghi nhận theo phương pháp vốn chủ sở hữu và lại không có chuẩn mực nào cho phép đánh giá lại qua các năm nên sự chênh lệch cứ tồn tại cho đến khi tài sản đó được thanh xử lý .
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Mình ra trường đã 1 năm, đọc 1 số tài liệu mới có ghi khi góp vốn bằng vật tư hàng hoá thì ĐK:
Nợ 222: trị giá vốn góp
Nợ 811: chênh lệch giảm
Có 155, 156...:
Có 711: chênh lệch tăng ứng với lợi ích của bên khác trong liên doanh
Có 3387: chênh lệch tăng ứng với lợi ích của bên mình trong liên doanh
Khi cơ sở bán vật tư hàng hoá cho bên thứ 3 độc lập thì mới định khoản phân bổ 3387 vào 711.
Vậy cho mình hỏi:Tại sao lợi ích của bên khác lại được ghi nhận doanh thu của mình. Phần lợi ích này được chuyển dịch như thế nào?
Nguồn: Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp năm 2007 của trường ĐH KTQD.
Ai hiểu giúp mình với! Thank nhiều.

Tớ cũng băn khoăn y như bạn này.

Hạch toán vào 711 hay 811 thì là điều tất nhiên phần này tớ không thắc mắc vì khi mang tài sản đi góp vốn liên doanh mục đích của doanh nghiệp là thu lãi từ hoạt động liên doanh. Việc lãi hay lỗ do đánh giá tài sản cố định không phải là mục đích của doanh nghiệp vì nó căn cứ vào giá cả trên thị trường và đối với TSCD còn do ảnh hưởng của việc sử dụng phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng ước tính của TS theo đánh giá chủ quan của doanh nghiệp, vì thế đưa và 811 hay 711 là hợp lý. Theo nguyên tắc thận trọng, lỗ hất hết vào chi phí nhưng lãi chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn. Tớ thắc mắc trường hợp này rõ ràng căn cứ vào biên bản là mình lãi rồi nhưng tại sao vẫn phải phân bổ? Và tớ thắc mắc về việc phân bổ giữa 711 và 3387. Tỷ lệ lợi ích và tỷ lệ vốn góp là khác nhau, vậy tỷ lệ lợi ích được xác định thế nào để phân bổ về 2 tài khoản này? Và tại sao phần tương ứng với tỷ lệ lợi ích của mình lại được đưa vào 3387 mà không phải 711?

Nếu số vật tư doanh nghiệp mang góp vốn không được bán mà được sử dụng để tham gia sản xuất hoặc phục vụ các hoạt động quản lý của cơ sở đồng kiểm soát thì doanh nghiệp cứ treo mãi trên 3387 à? (Hướng dẫn của BTC nói rõ chỉ kết chuyển khi HTK đó đượcc bán cho bên thứ 3 độc lập không liên quan đến liên doanh đó)
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Tớ cũng băn khoăn y như bạn này.

Hạch toán vào 711 hay 811 thì là điều tất nhiên phần này tớ không thắc mắc vì khi mang tài sản đi góp vốn liên doanh mục đích của doanh nghiệp là thu lãi từ hoạt động liên doanh. Việc lãi hay lỗ do đánh giá tài sản cố định không phải là mục đích của doanh nghiệp vì nó căn cứ vào giá cả trên thị trường và đối với TSCD còn do ảnh hưởng của việc sử dụng phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng ước tính của TS theo đánh giá chủ quan của doanh nghiệp, vì thế đưa và 811 hay 711 là hợp lý. Theo nguyên tắc thận trọng, lỗ hất hết vào chi phí nhưng lãi chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn. Tớ thắc mắc trường hợp này rõ ràng căn cứ vào biên bản là mình lãi rồi nhưng tại sao vẫn phải phân bổ? Và tớ thắc mắc về việc phân bổ giữa 711 và 3387. Tỷ lệ lợi ích và tỷ lệ vốn góp là khác nhau, vậy tỷ lệ lợi ích được xác định thế nào để phân bổ về 2 tài khoản này? Và tại sao phần tương ứng với tỷ lệ lợi ích của mình lại được đưa vào 3387 mà không phải 711?
Theo mình việc hạch toán trên 711 và 3387 là dựa trên tỷ lệ lợi ích (phân chia lợi nhuận sau thuế). Nếu tỷ lệ lợi ích khác với tỷ lệ vốn góp thì vẫn tính theo tỷ lệ lợi ích bình thường.
Khi góp vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát thì mình có lợi ích và có quyền đồng kiểm soát ở trong đó, do vậy khoản lãi tương ứng với lợi ích của mình chưa thể coi là đã thực hiện => hoãn lại trên 3387.
Nếu số vật tư doanh nghiệp mang góp vốn không được bán mà được sử dụng để tham gia sản xuất hoặc phục vụ các hoạt động quản lý của cơ sở đồng kiểm soát thì doanh nghiệp cứ treo mãi trên 3387 à? (Hướng dẫn của BTC nói rõ chỉ kết chuyển khi HTK đó đượcc bán cho bên thứ 3 độc lập không liên quan đến liên doanh đó)
.
Đúng là câu chữ của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán chưa rõ.
Nếu đầy đủ hơn phải là: "Khi vật tư, hàng hóa được bán cho bên thứ 3 độc lập hoặc sản phẩm làm ra từ vật liệu được tiêu thụ, hoặc vật tư đã được sử dụng cho mục đích quản lý.....", đến lúc đó sẽ đưa sang 711.
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Hik, nói về thành lập cơ sở KD đồng Ksoát rồi sao ko nói luôn về KT LD dưới hình thức tài sản đồng KS và hoạt động KD đồng kiểm soát luôn đi.
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Chỗ này bác giải thích mập mờ quá. Khi góp vốn liên doanh thì việc định giá tài sản góp vốn thường theo giá thị trường, giá trị ghi sổ của cơ sở liên doanh ĐKS theo giá thị trường => Làm gì có khoản lỗ ở cơ sở LD.
Nếu lập luận không dựa trên nguyên tắc thận trọng thì bạn giải thích thế nào cho trường hợp góp vốn bị đánh giá thấp hơn giá trị ghi sổ?

Thế thì theo bạn thì bạn hạch toán như thế nào?

Em không nghĩ như vậy, khi ta lời hay lỗ nó phản ánh giá trị đang ghị sổ ( giá mua, khấu hao... ) so với giá thị trường. Đã là giá thị trường thì bên nào thì cũng phải tốn bấy nhiêu đó tiền .
OK.
Ở đây là tôi diễn giải theo lối bình dân học vụ để giải thích về luồng tiền nó chạy từ túi ai vào túi ai.
Hiển nhiên phần bên LD khi nhận tài sản sẽ chưa tính lãi lỗ gì cả (vì theo quan niệm Doanh thu - Chi phí thì LD mới chỉ có chi phí mà chưa có doanh thu nên chưa nói đến lãi lỗ).
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Thực ra, phần này phải dùng tên chính xác là: " góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát".
VD: A góp vốn với B thành lập cơ sở đồng kiểm soát C ( giả sử nắm giữ 50% quyền kiểm soát).
A góp 1 TSCĐ NG 200, hao mòn 30, giá vốn góp ghi nhận: 210.
Khi đó A sẽ định khoản:
Nợ 222 (C): 210
Nợ 214: 30
Có 211: 200
Có 711: 20
Có 3387" 20

Lần trước ý mình hỏi là: Nếu phần chênh lệch tăng hạch toán trực tiếp vào TK 3387 rồi phân bổ dần vào 711 theo từng kỳ thì sẽ rất dễ hiểu nhưng lại hạch toán // cả 2 tài khoản. Hạch toán vào TK 711 có ý nghĩa gì và tại sao lại liên quan đến lợi ích của bên B ở đây.
Giờ thì mình hiểu nôm na rằng: khi góp vốn thành lập cơ sở, chênh lệch tăng ông nào góp ông ấy hưởng chứ chẳng có chuyển dịch gì lợi ích giữa A và B cả. Còn hạch toán vào TK 711: lợi ích của bên khác chỉ là cơ sở phân bổ lần đầu mà thôi. Sau này, dựa vào thời gian hữu ích của tài sản mới phân bổ tiếp 3387.
Mọi người xem thế nào và cho ý kiến nhé.
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Ủa, chủ đề này bị lãng quên lâu quá nên chưa thấy ai trả lời nhỉ. Mọi người cho ý kiến đi chứ.
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Chào các Bác. Thực sự khi đọc bài của các Bác em thấy chưa được rõ lắm. Em đưa ra một tình huống cụ thể để các Bác xem giúp nhé
- Khi TSCĐ của mình mang đi góp vốn LD vào cơ sở kinh doanh ĐKS có nguyên giá là 10.000.000 đồng, giá trị còn lại theo sổ sách là 4.500.000, giá trị do các bên thống nhất đánh giá lại là 8.000.000, tỷ lệ vốn góp của mình trong trường hợp này được xác định là 40%. Vậy 3387 và 711 được tính toán cụ thể thế nào?
- Các bạn giúp mình với nhé
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Chào các Bác. Thực sự khi đọc bài của các Bác em thấy chưa được rõ lắm. Em đưa ra một tình huống cụ thể để các Bác xem giúp nhé
- Khi TSCĐ của mình mang đi góp vốn LD vào cơ sở kinh doanh ĐKS có nguyên giá là 10.000.000 đồng, giá trị còn lại theo sổ sách là 4.500.000, giá trị do các bên thống nhất đánh giá lại là 8.000.000, tỷ lệ vốn góp của mình trong trường hợp này được xác định là 40%. Vậy 3387 và 711 được tính toán cụ thể thế nào?
- Các bạn giúp mình với nhé

Vấn đề cần xác định tỷ lệ lợi ích (tỷ lệ phân chia lợi nhuận), có dựa trên tỷ lệ vốn góp hay dựa trên một cơ sở khác.
Nếu xác định tỷ lệ lợi ích dựa trên tỷ lệ vốn góp thì:
- Chênh lệch lãi khi góp vốn: 8.000.000 - 4.500.000 = 3.500.000
- Hạch toán vào TK 711: 60%* 3.500.000
- Hạch toán vào TK 3387: 40% * 3.500.000.
 
Ðề: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

Có lẽ theo nguyên tắc thận trọng khi ghi nhận doanh thu, với lại tài sản ta vẫn còn giữ trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát nên ta phải ghi nhận hoãn lại số doanh thu tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình.
 
Quên lãng rồi, up

Công ty liên doanh A được thành lập bởi công ty X và Y dưới hình thức liên doanh đồng kiểm soát. số vốn cty Y chiếm 60%. Sau đó, Cty Y đã xuất 5000 sp theo giá xuất kho 100.000đ/sp bổ sung vào vốn góp liên doanh. Số sp này Hội đồng ld thống nhất định giá là 120.000đ/sp. Cty A đã bán 3.000 sp với giá 150.000đ/sp,chưa thuế VAT khấu trừ 10% chưa thu tiền khách hàng. căn cứ vào số sp bán ra cty Y hạch toán như thế nào vậy các bác?

N 222: 600tr
C 156: 500tr
C 711: 40tr
C 3387: 60tr

Sau khi A bán 3000 sp với giá 150.000 nữa thì bên Y định khoản tiếp ntn nữa ạ?
 
Ðề: Re: Hỏi:Kế toán đầu tư vào cơ sở KD đồng kiểm soát

bút toán b đk:
nợ tk 3387 : 36 (60*3/5)
có tk 711 : 36
doanh thu nhận đc từ việc bán sp ở bên cty A :
nợ tk 138 : 180 (450*40%) ---> ???
có tk 711 : 180
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top