bạn tham khảo nhé:
1.3. Sử dụng hóa đơn
a - Thời điểm lập hoá đơn:
Hoá đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định. Khi lập hoá đơn, bên bán phải phản ảnh đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hoá đơn, gạch chéo phần bỏ trống (nếu có) từ trái qua phải và phải có chữ ký của người bán và người mua hàng.
b- Cách lập hoá đơn:
Hoá đơn phải sử dụng theo thứ tự, từ số nhỏ đến số lớn, không được dùng cách số. Khi lập hóa đơn có thể viết tay hoặc đánh máy, nhưng nhất thiết phải lót giấy than để viết hoặc đánh máy 1 lần được in sang các liên có nội dung giống nhau. Nội dung chỉ tiêu trên hóa đơn phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ, chính xác, không bị tẩy xóa sửa chữa. Hóa đơn phải còn nguyên vẹn, không rách hoặc nhàu nát, và phải ghi mã số thuế của người mua hàng. Trường hợp người mua là người tiêu dùng không có mã số thuế thì phần mã số thuế của người mua được gạch bỏ.
Trường hợp mẫu hóa đơn có chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị ký duyệt thì không nhất thiết thủ trưởng đơn vị ký duyệt mà có thể ủy quyền cho người có trách nhiệm trong DN (có thể là người bán hàng) ký, ghi rõ họ, tên, khi lập và giao hóa đơn cho khách hàng. Việc ủy quyền người ký duyệt hóa đơn bán hàng phải có quyết định của thủ trưởng đơn vị (giám đốc) và hóa đơn này phải được đóng dấu của tổ chức, cá nhân vào góc trên, bên trái của liên 2 tờ hóa đơn.
1.4. Xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn
- Trường hợp hóa đơn viết sai cần hủy bỏ thì phải gạch chéo các liên của tờ hóa đơn, và ghi chữ hủy bỏ vào các liên của hóa đơn. Tuyệt đối không được xé rời khỏi quyển hóa đơn mà phải lưu giữ đầy đủ các liên để thanh toán số hủy bỏ với cơ quan thuế (tờ hóa đơn này được thể hiện trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng ở cột số tổn thất khác).
- Trường hợp hóa đơn đã xé rời khỏi quyển và giao cho người mua rồi sau đó mới phát hiện viết sai như: sai tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua hoăc ghi sai số lượng, đơn giá, giá thanh toán… thì 2 bên mua và bán phải lập biên bản ghi rõ nội dung sai, số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… của hóa đơn ghi sai đó, thu hồi đủ các liên của tờ hóa đơn sau đó gạch chéo ghi chữ hủy bỏ và lưu trên quyển hóa đơn, đồng thời bên bán phải lập hóa đơn mới giao cho khách hàng và ghi ngay trên tờ hóa đơn mới "thay thế tờ hóa đơn số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… " của tờ hóa đơn hủy bỏ. Bên mua, bên bán hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hóa đơn hủy bỏ.
- Trường hợp viết sai thuế suất thì 2 bên lập biên bản điều chỉnh lại hóa đơn đã ghi sai thuế suất thuế GTGT, trong biên bản điều chỉnh phải ghi rõ nguyên nhân, giá thanh toán, số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… của tờ hóa đơn và bên bán lập hóa đơn GTGT bổ sung thuế suất, tiền thuế và ghi rõ trên tờ hóa đơn là:"Số thuế GTGT ghi bổ sung (hoặc điều chỉnh giảm thuế suất thuế GTGT) của hóa đơn số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… của tờ hóa đơn ghi sai và theo biên bản điều chỉnh hóa đơn ngày… tháng… năm".
1.5. Xử lý các trường hợp mất hóa đơn
- Tổ chức, cá nhân mua hàng làm mất hoá đơn mua hàng bản gốc (liên 2) do hoàn cảnh khách quan như: Thiên tai, hoả hoạn, bị mất cắp; khi xẩy ra mất hoá đơn trong các trường hợp nêu trên, tổ chức, cá nhân phải khai báo, lập biên bản về số hoá đơn bị mất, lý do mất có xác nhận của cơ quan thuế đối với trường hợp thiên tai, hoả hoạn, xác nhận của cơ quan công an địa phương đối với trường hợp bị mất cắp. Hồ sơ liên quan đến hành vi làm mất hoá đơn gồm:
+ Công văn, đơn của tổ chức, cá nhân về việc làm mất hoá đơn.
+ Biên bản mất hoá đơn mua hàng.
+ Bản sao hoá đơn mua hàng (liên 1) có xác nhận ký tên, đóng dấu (nếu có) của bên bán hàng.
Khi tiếp nhận hồ sơ mất hoá đơn mua hàng, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo số hoá đơn mua hàng không còn giá trị sử dụng và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi làm mất hoá đơn.
1.6. Trường hợp lập lai hóa đơn
Trường hợp mua, bán hàng hoá, khi người bán hàng đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng nhưng do hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, tổ chức, cá nhân mua hàng phải lập hoá đơn theo đúng quy định nhưng hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán, số tiền hàng, tiền thuế GTGT kèm theo Phiếu nhập kho, xuất kho (nếu có) làm căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh tiền hàng, số thuế GTGT khi kê khai thuế.
Những trường hợp hoá đơn đã được xé rời khỏi quyển, sau đó phát hiện sai phải huỷ bỏ thì tổ chức, cá nhân phải lập biên bản có chữ ký xác nhận của bên mua hàng, bên bán hàng, nếu là tổ chức phải có ký xác nhận (đóng dấu) của người đứng đầu tổ chức; bên mua hàng, bên bán hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hoá đơn huỷ bỏ.