Dù thế nào thì hàng cũng đã mua, đã bán rồi không lẽ chỉ vì chuyện nhận được hóa đơn sau mà lại đi đòi lại hàng đã bán hay sao, và có giải quyết được bằng cách đó không?
Việc quan trọng nhất trong nghiệp vụ này là phải xác định rõ ràng chính xác về mặt nghĩa vụ thuế phát sinh còn lại các vấn đề khác chỉ là mặt thủ tục mà điều đó thì không khó… Bạn có thể xử lý bằng cách đưa vào tài khoản 003 – Ghi Nợ (Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược) khi nhận hàng và ghi Có TK 003 khi bán hàng.
Sau đó việc hạch toán doanh thu giá vốn sẽ dựa vào hóa đơn mua – bán...
Hãy lập một Hợp đồng để cố gắng hợp lý hóa các sai sót đã xảy ra và yêu cầu bên bán cùng hợp tác vì chính họ cũng là người phải chịu phiền phức nếu chiếu nghiệp vụ này đúng theo quy định (Thuế GTGT, Hóa đơn bán hàng...). Cố gắng sao để chặt chẽ một chút chứ mãi nặng nề với hoặc đúng hoặc sai thì khó lắm!
Hạch toán:
Khi nhận hàng chưa có hóa đơn
Nợ TK 003 (Tên mặt hàng )
Khi bán
Có TK 003 (Tên mặt hàng)
Đồng thời ghi DT
Nợ TK 131...
Có TK 511
Có TK 33312
Giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 335
(Căn cứ Điều 6, khoản 2. 18; TT 123/2012
Khi nhận được hóa đơn sẽ xử lý bước tiếp theo sao cho HỢP LÝ về công nợ, thuế đầu vào và chi phí đã trích trước theo tài khoản 335 là được!