Ðề: hóa đơn đã xuất nhưng ko thu dc tiền hàng
vậy có nghĩa là phải ghi nhận doanh thu trong trường hợp này, còn tiền lấy dc hay ko thì mặc kệ ah?
vậy hóa đơn đã xuất ra thì vẫn phải nộp thuế đầu ra chứ ạ?
còn vấn đề nữa là hóa đơn đã xuất ra, và ghi hình thức thanh toán là chuyển khoản, vậy ngta ko chuyển tiền cho mình, tức là trong tài khoản ko có tiền, và trên thực tế mình cũng ko có tiền, nhưng vẫn phải ghi nhận là có doanh thu chứ ạ?
và khi cơ quan thuế có hỏi đến thì e phải trả lời thế nào?
doanh thu thì ghi nhận mag ko có tiền về là sao đây ạ?
bạn có thể trả lời rõ hơn dc ko ạ?
Khi đã bán hàng thì dù có thu được tiền hay không thì vẫn xác định là có doanh thu. Còn khoản tiền không thu được của KH bạn sẽ ghi nhận là nợ khó đòi, cụ thể như sau:
1. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (Đối với đơn vị có lập báo cáo tài chính giữa niên độ) doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.
2. Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,. . . nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ). Theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dưới đây:
- Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi;
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ. . .
3. Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được;
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thụ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn trên 3 năm