Hóa đơn đầu vào là chứng từ kế toán quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, việc bỏ sót hóa đơn không kê khai là sơ suất mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải.
Khoản chi của doanh nghiệp đã phát sinh trong năm trước nhưng chưa được ghi nhận trong năm thì có thể chuyển sang năm sau hay không?
(Ảnh: Internet)
1. Về thuế GTGT
Theo quy định của thuế GTGT thì không khống chế thời hạn kê khai nhưng chỉ được phép trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế. Vì bản chất thuế của thuế GTGT là gián thu, đánh trên người dùng cuối cùng, trong trường hợp này Công ty không phải là người dùng cuối.
Cụ thể, tại khoản 8 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
“Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”
Căn cứ theo quy định trên, những hóa đơn mua vào từ năm trước, bạn vẫn được kê khai khấu trừ bổ sung.
Kê khai bổ sung hóa đơn đầu vào bị sót
Căn cứ vào điều 47 Luật quản lý thuế 2019:
Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
Điều 7. Hồ sơ khai thuế
4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).
Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Căn cứ vào những văn bản pháp luật trên và một số ý kiến của CQT về việc xử lý hóa đơn đầu vào bị sót xử lý như sau:
+ Doanh nghiệp phát hiện hóa đơn bỏ sót của kỳ nào phải tiến hành kê khai, khấu trừ bổ sung vào kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót.
+ Việc kê khai, khấu trừ hóa đơn bỏ sót chỉ được thực hiện trước khi cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
=> Như vậy, với những đơn vị kinh doanh đã có công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thì sẽ không được áp dụng khấu trừ, hoàn thuế GTGT với những hóa đơn bỏ sót.
2. Về thuế TNDN
Theo quy định của thuế TNDN thì chi phí năm nào hạch toán năm đó.
Căn cứ khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính về thuế TNDN thì: Trường hợp Công ty đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí hoặc giảm chi phí vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.
Bên cạnh đó, theo công văn số 1961/CT-TTHT ngày 8 tháng 3 năm 2019 của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh trả lời cho doanh nghiệp thì trường hợp Công ty có phát sinh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh năm trước nhưng tính vào chi phí được trừ của năm nay là không phù hợp.
Như vậy, doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì các chi phí này phải được trích trước theo quy định và được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Trường hợp, doanh nghiệp không ghi nhận đủ chi phí năm trước và không thực hiện trích trước chi phí mà ghi nhận chi phí này vào năm nay thì các chi phí này sẽ bị loại ra khỏi chi phí tính thuế TNDN vì Doanh thu và Chi phí không cùng kỳ kế toán.
3. Về quy định của kế toán
Theo chuẩn mực kế toán số 01 thì “Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.”
Do vậy, để tuân thủ nguyên tắc phù hợp, thì những hóa đơn chi phí của năm nào, hoặc hàng hóa đã tiêu thụ của năm nào, thì cần ghi nhận vào năm đó cho phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Nếu Báo cáo năm trước đã nộp thì cần điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán 29 (áp dụng để xử lý những thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa sai sót của các kỳ kế toán trước).
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:
https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/
Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:
https://clevercfo.com/
Khoản chi của doanh nghiệp đã phát sinh trong năm trước nhưng chưa được ghi nhận trong năm thì có thể chuyển sang năm sau hay không?
(Ảnh: Internet)
1. Về thuế GTGT
Theo quy định của thuế GTGT thì không khống chế thời hạn kê khai nhưng chỉ được phép trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế. Vì bản chất thuế của thuế GTGT là gián thu, đánh trên người dùng cuối cùng, trong trường hợp này Công ty không phải là người dùng cuối.
Cụ thể, tại khoản 8 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
“Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”
Căn cứ theo quy định trên, những hóa đơn mua vào từ năm trước, bạn vẫn được kê khai khấu trừ bổ sung.
Kê khai bổ sung hóa đơn đầu vào bị sót
Căn cứ vào điều 47 Luật quản lý thuế 2019:
Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
Điều 7. Hồ sơ khai thuế
4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).
Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Căn cứ vào những văn bản pháp luật trên và một số ý kiến của CQT về việc xử lý hóa đơn đầu vào bị sót xử lý như sau:
+ Doanh nghiệp phát hiện hóa đơn bỏ sót của kỳ nào phải tiến hành kê khai, khấu trừ bổ sung vào kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót.
+ Việc kê khai, khấu trừ hóa đơn bỏ sót chỉ được thực hiện trước khi cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
=> Như vậy, với những đơn vị kinh doanh đã có công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thì sẽ không được áp dụng khấu trừ, hoàn thuế GTGT với những hóa đơn bỏ sót.
2. Về thuế TNDN
Theo quy định của thuế TNDN thì chi phí năm nào hạch toán năm đó.
Căn cứ khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính về thuế TNDN thì: Trường hợp Công ty đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí hoặc giảm chi phí vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.
Bên cạnh đó, theo công văn số 1961/CT-TTHT ngày 8 tháng 3 năm 2019 của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh trả lời cho doanh nghiệp thì trường hợp Công ty có phát sinh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh năm trước nhưng tính vào chi phí được trừ của năm nay là không phù hợp.
Như vậy, doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì các chi phí này phải được trích trước theo quy định và được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Trường hợp, doanh nghiệp không ghi nhận đủ chi phí năm trước và không thực hiện trích trước chi phí mà ghi nhận chi phí này vào năm nay thì các chi phí này sẽ bị loại ra khỏi chi phí tính thuế TNDN vì Doanh thu và Chi phí không cùng kỳ kế toán.
3. Về quy định của kế toán
Theo chuẩn mực kế toán số 01 thì “Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.”
Do vậy, để tuân thủ nguyên tắc phù hợp, thì những hóa đơn chi phí của năm nào, hoặc hàng hóa đã tiêu thụ của năm nào, thì cần ghi nhận vào năm đó cho phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Nếu Báo cáo năm trước đã nộp thì cần điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán 29 (áp dụng để xử lý những thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa sai sót của các kỳ kế toán trước).
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:
https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/
Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:
https://clevercfo.com/