Ðề: Hoá đơn bánh trung thu hạch toán thế nào
Chào các a/c trên diễn đàn. A/c cho e hỏi xíu, cty e lấy hoá đơn GTGT bánh trung thu (có cho 1 số khách lẻ và cho nhân viên), mà giờ hoá đơn này e pải làm thế nào nó trở thành hoá đơn hợp lệ và được tính vào chi phí? Cách làm và cách định khoản như thế nào nhờ a/c giúp dùm e với ah. Cảm ơn a/c nhiều
Bạn tham khảo gợi ý sau để tìm cách hợp lý hóa các chi phí liên quan đến biếu tặng quà....
[FONT=&]Khi DN có mua quà biếu tặng cho khách hàng và các cá nhân, tổ chức có quan hệ hỗ trợ kinh doanh (các loại quà biếu thường là bánh, nước ngọt, trà, rượu...) mà khi mua quà biếu đều có hoá đơn đầu vào (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng) do Bộ Tài chính quy định, hóa đơn đó đúng là của đơn vị bán hàng, trong đó có ghi đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định, ghi đúng mã số thuế của người bán, người mua,... thì được chấp nhận tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp[/FONT]
[FONT=&]Chi phí được trừ trong trường hợp này là phần chi không vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.[/FONT]
[FONT=&] - Về việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào nếu các hóa đơn mua quà biếu trên có ghi số thuế GTGT: [/FONT]
[FONT=&]Tại khoản 5 Điều 14 TT 219/2014 quy định[/FONT]
[FONT=&]“ ….[/FONT]
[FONT=&]5.Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.[/FONT][FONT=&]”[/FONT] [FONT=&]Như vậy DN sẽ được khấu trừ thuế đầu vào khi và chỉ khi thỏa mãn đủ cả 2 điều kiện
/FONT]
[FONT=&]+ Sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp là hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (nộp thuế GTGT theo thuế suất 10%, 5% hoặc 0% theo quy định).[/FONT]
[FONT=&]+ Tổng số các khỏan chi nêu trên không vượt mức khống chế 15% tổng chi phí hợp lệ. Phần vượt mức quy định, DN phải lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế TNDN hoặc loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.[/FONT]
[FONT=&]Lưu ý khi biếu tặng thì nhất thiết phải lập hóa đơn đối với số hàng hóa dùng để biếu tặng.[/FONT]
[FONT=&]Hạch toán kế toán[/FONT]
[FONT=&]Khi mua hàng về để biếu tặng
/FONT]
[FONT=&]Nợ TK 641, 642…[/FONT]
[FONT=&]Nợ TK 133[/FONT]
[FONT=&]Có TK 111, 112, 331…[/FONT]
[FONT=&]Khi đưa đi biếu tặng (có thể lập bảng kê tổng hợp số lượng hàng hóa và danh sách khách hàng nhận biếu tặng để lập 1 hóa đơn bán ra)[/FONT]
[FONT=&]Nợ TK 811[/FONT]
[FONT=&]Có TK 711(512)[/FONT]
[FONT=&]Có TK 3331[/FONT]
[FONT=&]Ghi chú
/FONT]
[FONT=&]Chắc chắn sẽ có người thắc mắc khi sử dụng TK 711, 811 hay 512 thì khi đó nếu để ý kỹ 2 bút toán trên sẽ thấy, ta đang thực hiện bước trung gian
/FONT]
[FONT=&]- [/FONT][FONT=&]Tại bút toán 1 mục đích phản ánh khoản chi ra sẽ được đưa vào chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý (chi phí này là chi phí hợp lý) đồng thời số thuế GTGT thỏa mãn được khấu trừ.[/FONT]
[FONT=&]- [/FONT][FONT=&]Tại bút toán 2, đương nhiên khi phải lập hóa đơn bán ra thì công việc của kế toán là phải kê khai thuế và hạch toán sổ sách.[/FONT]
[FONT=&]Phần kê khai thì đơn giản nhưng phần hạch toán nếu không tính toán logic thì sẽ thấy rối rắm đôi chút khi đó chúng ta có thể xem như đây là nghiệp vụ bán hàng thông thường mà bán hàng thì phải phản ánh doanh thu và chi phí giá vốn… Song đây là một phát sinh có tính “bất thường” nên cũng dùng các tài khoản khác thường để ghi nhận nó, mục đích TK 811 như là phản ánh CP giá vốn – TK 711 là thu nhập khác, ở đây giá ghi nhận trên hóa đơn bán ra sẽ lấy là giá bằng với hóa đơn mua vào nên giá vốn và thu nhập khác cùng giá coi như tự triệt tiêu nhau nên không phát sinh nghĩa vụ thuế. [/FONT]
[FONT=&]Đối với TK 3331 giá trị cũng là giá trên TK 133 thể hiện trên HĐ mua vào như vậy đầu vào, đầu ra sau kết chuyển bằng 0 => Cuối cùng toàn bộ giá trị mua vào đã chi ra theo NV 1 được ghi nhận trên TK 641 hoặc 642.. là Chi phí[/FONT]