uocmoxanhbn2009
Cảm ơn bác KTGG đã trả lời thắc mắc của mình. Mình đã hiểu nhưng mình muốn hỏi thêm là bác có thể cho mình biết là mình hạch toán như vậy theo hướng dẫn của cơ quan nào? Văn bản hướng dẫn?
Bác có thể làm ơn chỉ giúp mình đc ko! Vì nếu mình làm vậy mình cũng pải biết mình làm theo quy định hay hướng dẫn tại văn bản nào để có ai hỏi mình còn biết đường mà trả lời chứ!
Rất cảm ơn bác!!!!!!!!!
Không rõ bạn có thách đố tôi không nhỉ? Bạn đã đặt ra câu hỏi tình huống này không phải là tay ngang, mới vào nghề rồi
Khá khen cho câu hỏi của bạn. Bạn làm mình thức trắng cả đêm qua, không biết phải bắt đầu từ đâu!!!:wall::wall::wall:
Nhân đây cũng xin trao đổi chia sẻ 1 số hiểu biết nông cạn của mình cùng bạn nhe
Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc hội quy định tại:
Điều 23. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán
1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
2. Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán.
Điều 24. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị.
2. Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
QUY ĐỊNH CHUNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Trích trong QĐ 48 "Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa”
3- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bổ sung Tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 trong hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
4- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể mở thêm Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định Tài khoản cấp 2, Tài khoản cấp 3 tại Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định trong Quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Trích trong QĐ 15
2- Các doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
3- Trường hợp doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
4- Các doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đã quy định trong Quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Tại thông tư 244 có
Các tài khoản bổ sung và sửa đổi:
- Tài Khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (sửa đổi từ Tài Khoản 431)
- Tài Khoản 3531 – Quỹ khen thưởng
- Tài Khoản 3532 – Quỹ phúc lợi
- Tài Khoản 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định
- Tài Khoản 3534 – Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty
- Tài Khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
- Tài Khoản 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
- Tài Khoản 3562 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định
- Tài Khoản 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp
- Tài Khoản 417 – Quỹ hổ trợ sắp xếp doanh nghiệp
- Tài Khoản 5118 – Doanh thu khác
Phạm vi áp dụng thông tư này:
Điều 25. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Những phần kế toán khác có liên quan nhưng không hướng dẫn ở Thông tư này thì thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chế độ kế toán đơn vị xây lắp ban hành theo Quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính; các quy định về kế toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài tại Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 và Thông tư số 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính không còn hiệu lực áp dụng.
Điều 26. Các Tổng công ty, Công ty có chế độ kế toán đặc thù đã được Bộ Tài chính ban hành Thông tư riêng hoặc chấp thuận phải căn cứ vào Thông tư này để hướng dẫn, bổ sung phù hợp
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sao nhỉ? Xin được phép đừng buộc tôi phải định nghĩa DN nhỏ và vừa là sao? Tôi chỉ trích dẫn lại của QD 48 để các bạn tiện theo dõi:
1. "Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho DNNN, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Doanh nghiệp có quy mô vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 nhưng phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp mình và phải thực hiện ổn định ít nhất trong thời gian là 2 năm. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: Điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán... được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con thực hiện chế độ kế toán theo quy định của công ty mẹ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán này nếu có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
Thế thì DN nhỏ và vừa không nhẻ không có phát sinh các nghiệp vụ trích bảo hiểm thất nghiệp, không có trích lập các quỹ (Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định, Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty,.....). Vận dụng thông tư 244 để ứng dụng vào QĐ 48 thì ta chỉ được phép mở các tiết khoản đã có sẵn được quy định theo QĐ 48 thôi
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các tài khoản cấp 1 gồm 3 ký số, tài khoản cấp 2 gồm 4 ký số; ngoại trừ 2 tài khoản sau đây là 5 ký số: TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra và TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu (Đây cũng là 1 nhược điểm tình huống chữa cháy khi xây dựng cấu trúc hệ thống TK không đồng nhất, loạt choạt lúc TK cấp 2 thì 4 số, lúc thì 5 số). Khà khà khà
Ngu kiến của tôi thì tôi ứng dụng các tình huống cho các nghiệp vụ kinh tế mà trong thực tế đã phát sinh giao dịch kinh doanh trong xã hội phát triển vào Quyết định 48 trên cơ sở ban hành của thông tư 244 như sau:
3388 xx xx - Bảo hiểm thất nghiệp. (Không được sử dụng và mở ngang nhiên tài khoản cấp 2 cho TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp.)
Còn các TK quỹ khen thưởng,... căn cứ theo hệ thống TK của QĐ 48 đã có sẵn, các bạn mở thêm chi tiết và cũng không chuyển các TK loại 4 về loại 3 theo thông tư 244 hướng dẫn cho QĐ 15
Hệ thống TK theo QĐ 48 chỉ vỏn vẹn như sau, cần thì mở thêm tiết khoản (cấp 3 hay còn gọi là cấp chi tiết của cấp 2) - không được đưa các TK của thông tư 244 vào trường hợp này
431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi
4311 - Quỹ khen thưởng
4312 - Quỹ phúc lợi
Đến khi thông tư Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp Nhỏ và vừa được ban hành thì các bạn chuyển đổi các TK loại 4 này theo hướng dẫn của thông tư
Hãy xem thêm Chế độ kế toán áp dụng cho các Hợp tác xã Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Nghề muối (Gọi chung là Hợp tác xã Nông nghiệp, viết tắt là “HTX”)
Load (Thông tư số 24/2010/TT-BTC ngày 23/02/2010 của Bộ Tài chính)
Mục đích của tôi trả lời bài này không phải riêng cho bạn nếu bạn thật sự thách đố tôi. Cá nhân tôi muốn chia sẻ hiểu biết nông cạn như hạt cát sông hằng đến tất cả các thành viên để ứng dụng cho các trường hợp khi muốn phát triển mở các tài khoản cấp 1,2, chi tiết mà trong hệ thống tài khoản kế toán không có quy định. Các bạn chú ý trong hệ thống tài khoản cột ghi chú có chú thích:
Được phép mở cho Chi tiết theo ngân hàng/loại tiền (như 1122,1121,), Chi tiết theo đối tượng (như 131,141,331,...), Chi tiết theo yêu cầu quản lý (như 152,153,154,155,...), Chi tiết theo hoạt động (711,811),...Việc xây dựng tài khoản nếu cần hôm nào mình sẽ có 1 bài viết chia sẻ cụ thể riêng
Trước đây tôi có viết 1 bài chia sẻ về cách xây dựng hệ thống tài khoản trong doanh nghiệp ở diễn đàn giải pháp Excel
tại đây, nếu bạn có quan tâm xin đọc thêm
:wall: :wall: Ngu ý :wall: :wall:
Xin được lắng nghe
P/S: Cá nhân tôi, khi tôi làm kế toán cho DN nào dù DN nhỏ và vừa tôi cũng ứng dụng QD 15 để áp dụng cho DN. Con đường rộng thênh thang (hạch toán, ứng dụng các TK trung gian để xử lý các nghiệp vụ thật tuyệt như 113 - Tiền đang chuyển, 151 - Hàng mua đang đi đường ,....) không đi lại sao phải chọn con đường hẹp, nhỏ để mà đi. Các bạn chỉ thấy có cái lợi hoặc ngại trước mắt khi ứng dụng QD 15 thì phải thêm phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!