hệ thống thuế

sockon91

New Member
Hội viên mới
moị người giúp mình câu hỏi này nhé!
sự khảc nhau giữa trốn thuế, tránh thuế,chuyển thuế?
 
Ðề: hệ thống thuế

Trong khi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật thì “tránh thuế” có thể giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật.
Trang 1 / 2
Trốn thuế là đề tài thường được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng và số tiền trốn thuế, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo Điều 161, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2010.

Việc trốn thuế ở Việt Nam thường diễn ra dưới nhiều hình thức và ở nhiều loại thuế khác nhau. Chẳng hạn, trường hợp doanh nghiệp trong nước bắt tay với đối tác bán hàng nước ngoài hạ giá hàng hóa nhập khẩu nhằm trốn thuế nhập khẩu; tổ chức, cá nhân mua bán hóa đơn đầu vào khống (thuế giá trị gia tăng); doanh nghiệp không khai báo đầy đủ doanh thu hay khai khống chi phí (thuế thu nhập doanh nghiệp); cá nhân không kê khai thu nhập chịu thuế (thuế thu nhập cá nhân), hạ giá của hàng hóa mua bán chịu thuế trước bạ (như xe hơi hay nhà ở) để giảm thiểu số thuế trước bạ phải đóng...

Mặc dù luật pháp rất nghiêm khắc đối với việc trốn thuế, nhưng thực tế cho thấy, hành vi này diễn ra khá phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Đó là lý do khiến mọi người thường lầm tưởng rằng, khi có một cá nhân hay tổ chức nào đó tìm cách không đóng thuế thì đó là biểu hiện của việc trốn thuế và phải bị xử phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đúng như vậy. Trong một số trường hợp, đó là tránh thuế hợp pháp.

Trong khi khái niệm “trốn thuế” đã quá quen thuộc thì khái niệm “tránh thuế” còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Nó chỉ mới xuất hiện từ khoảng năm 1994, khi các công ty luật và kiểm toán nước ngoài bắt đầu cung cấp dịch vụ tư vấn thuế tại Việt Nam.

Thế nào là tránh thuế hợp pháp?
Ngày 22.12.2009, báo điện tử Vnexpress có nêu một vụ tránh thuế khá hay. Đó là trường hợp lách luật tránh thuế hợp pháp của Google (Mỹ) ở Anh. Theo đó, doanh thu từ quảng cáo tại Anh của hãng này trong năm 2008 đạt 1,6 tỉ bảng Anh. Đáng lẽ, Google phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 450 triệu bảng, nhưng thực tế Công ty không đóng thuế này mà chỉ đóng một số loại thuế khác với một khoản khiêm tốn là 141.519 bảng. Đó là do Google lách luật thành công qua việc chọn đặt trụ sở chính cho văn phòng châu Âu của họ ở Dublin, Ireland thay vì ở Anh. Nhờ đó, doanh thu từ hoạt động quảng cáo tại Anh được đưa về Ireland để chịu thuế với mức khá thấp (từ 12,8-15%). Trong khi đó, ở Anh, mức này lên tới 28-30%.

Ở trường hợp này, cơ quan thuế của Anh không thể làm gì được do những gì Google làm là tránh thuế hợp pháp chứ không phải trốn thuế. Và vì Google không làm sai luật của Anh, nên cơ quan thuế không thể áp dụng biện pháp chế tài.

Như vậy, trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn tránh thuế hợp pháp thì không. Bởi lẽ, đối tượng nộp thuế am hiểu rõ về pháp luật thuế và vận dụng tốt những phương thức hạch toán hợp pháp để giảm thiểu các khoản thuế phải đóng, mà không trái với quy định pháp luật.

Một số phương pháp tránh thuế
Rõ ràng, ứng dụng tránh thuế hợp pháp có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số phương thức điển hình của trường hợp tránh thuế hợp pháp theo các quy định của pháp luật thuế Việt Nam.

Chuyển thuế thì theo mình nghí là như chuyển giá (Vi phạm pháp luật)

(Trích Google)
 
Ðề: hệ thống thuế

mình cũng đọc qua trốn thuế và tránh thuề rồi. còn chuyẻn thuế thì chưa.cam on ban nhe
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top