hạch toán tạm ứng cá nhân

9kt1

Member
Hội viên mới
Có bạn nào hiểu thực sự về cách hạch toán tạm ứng cho cá nhân khi đi mua hàng hay không? Theo lý thuyết thì khi cá nhân đó mua hàng cho Đơn vị, mang theo hóa đơn chứng từ về, kế toán sẽ tiến hành căn cứ đề nghị thanh toán để tiến hành lập giấy thanh toán tiền tạm ứng cá nhân. Ôi, quy trình và hạch toán nghe có vẻ rất ổn, thế nhưng đa phần các doanh nghiệp lại không sử dụng TK 141 trong nghiệp vụ bên trên
 
Ðề: hạch toán tạm ứng cá nhân

Mình cũng không rõ lắm nhưng theo bọn mình học thi:
Thông thường tạm ứng tiền thì thường cho vào 141 nhưng cũng còn tùy vào từng trường hợp cụ thể nữa. Ví dụ như:
tạm ứng tiền lương cho người lao động hoặc tiền tạm ứng thừa trừ vào lương=>334
tạm ứng cho cá nhân thuộc phòng nào khi về quyết toán theo phòng đó: phân xưởng=>627, phòng hành chính=>641, phục vụ cho quản lý=>642............
Mình mới tham gia diễn đàn nên còn nhiều hạn chế. Có gì sai sót mong moi người thông cam và chỉ bảo nha. Thanks
 
Ðề: hạch toán tạm ứng cá nhân

vẫn sử dụng bình thường mà bạn
 
Ðề: hạch toán tạm ứng cá nhân

Sao lại không dùng TK 141 nhỉ, có dùng đó chứ bạn. Quy trình cũng như bạn nói đó thôi.
Nếu không dùng TK 141 thì quy trình thu - chi tiền chưa được chặt chẽ rồi. Có thể khi ứng tiền cho nhân viên đi mua hàng kế toán không làm thủ tục tạm ứng, để đến khi hàng mua về làm phiếu chi luôn.
 
Ðề: hạch toán tạm ứng cá nhân

Có bạn nào hiểu thực sự về cách hạch toán tạm ứng cho cá nhân khi đi mua hàng hay không? Theo lý thuyết thì khi cá nhân đó mua hàng cho Đơn vị, mang theo hóa đơn chứng từ về, kế toán sẽ tiến hành căn cứ đề nghị thanh toán để tiến hành lập giấy thanh toán tiền tạm ứng cá nhân. Ôi, quy trình và hạch toán nghe có vẻ rất ổn, thế nhưng đa phần các doanh nghiệp lại không sử dụng TK 141 trong nghiệp vụ bên trên

Bạn nói đúng đó. Thực tế hiện nay tồn tại 02 cách hạch toán tài khoản 141:
1. Một số đơn vị muốn đơn giản hóa các nghiệp vụ hạch toán, cả về thủ tục cũng như cách thức hạch toán. Khi tạm ứng họ ghi: Nợ TK 141/ Có TK 1111, Khi làm thủ tục thanh toán họ làm 02 động tác: thu hết tạm ứng: Nợ TK 1111/có TK 141: đúng bằng số tiện tạm ứng. và đồng thời: Nợ TK 152, 153,....627,...641,...642 (phân bổ trực tiếp cho những đối tượng tập hợp)/ Có TK 1111- số tiền thực tế được quyết toán tạm ứng.
2. Làm theo như qui trình bạn nêu: Nợ TK 141/có TK111. Khi về làm thủ tục thanh toán hoàn tạm ứng - mẫu biểu: giấy thanh toán tiền tạm ứng-mẫu số 04-TT. Trong mẫu biểu này có 03 phần: phần 1 số tiền tạm ứng, phần 02 số tiền đã chi và phần 3 chênh lệch:
Trước hết làm thủ tục thu hoàn ứng: Nợ TK liên quan (152, 153,...642)/Có TK 141: Số tiền được duyệt quyết toán tạm ứng.
+ Nếu số tiền đã chi< số tiền tạm ứng.....> ta thu tiền thừa tạm ứng: Nợ TK 1111/ Có TK 141:số chênh lệch thừa.
+ Nếu số tạm ứng= số tiền đã chi: phản ánh ở nghiệp vụ thu hoàn ứng rồi.
+ Nếu số tiền đã chi > số tiền tạm ứng...> chi tiền ra tiếp: Nợ TK liên quan (152, 153,.....642)/ Có TK 1111: Số tiền chênh lệch thiếu

Ta có thể thấy, ở trường hợp 1 phản ánh không đúng theo qui định, ta thấy rõ nhất là trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ thuần: dòng tiền thu vào và chi ra phản ánh không đúng bản chất.
 
Ðề: hạch toán tạm ứng cá nhân

Như vậy là chỉ vì thủ tục lằng nhằng, hơn nữa các khoản chi tạm ứng cá nhân mua hàng nhỏ, phát sinh nhiều, thường xuyên....cho nên DN ít sử dụng nhỉ.
Giả sử có sử dụng thì khoản chi này là Dạng lưu chuyển tiền tệ gì nhỉ? Cho vào chi khác cho hoạt động kinh doanh được không?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top