Nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường đang hội nhập với khu vực và thế giới, vì vậy sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản nói chung và thị trường địa ốc nói riêng là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên trong lĩnh vực này việc hướng dẫn kế toán còn sơ sài, chưa được Nhà nước hướng dẫn một cách cụ thể, do đó đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác hạch toán kế toán.
Mới đây, vấn đề này được đề cập đến trong Thông tư số 89/2002/TT-BTC về việc “ Hướng dẫn thực hiện bốn (4) chuẩn mực kế toán” ban hành ngày 09.10.2002 của Bộ tài chính, nhưng hoạt động đầu tư kinh doanh địa ốc ở đây cũng chỉ được coi là hoạt động tài chính (gồm các hoạt động về mua bán ngoại tệ, đầu tư cổ phiếu, mua bán chứng khoán…), là những hoạt động xảy ra không thường xuyên, hoạt động phụ đối với một doanh nghiệp có chức năng đầu tư kinh doanh địa ốc. Như vậy, vấn đề đặt ra là việc hạch toán kế toán đối với các doanh nghiệp này sẽ ra sao?
Trong thực tế, đa số các doanh nghiệp có chức năng đầu tư kinh doanh địa ốc hạch toán kế toán tương tự như ngành công nghiệp , coi tất cả chi phí đầu tư của một dự án địa ốc như các chi phí sản xuất trực tiếp của ngành công nghiệp. Các chi chí về mua nhà, quyền sử dụng đất, thiết kế , lập dự án, khảo sát, đền bù giải tỏa …được hạch toán vào tài khoản (TK ) 627 chi phí sản xuất chung), chi phí ban quản lý công trình được hạch toán vào TK 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) sau đó kết chuyển vào TK 154, điều này bất cập với chế độ kế toán hiện hành, vì nội dung của TK 627 là những chi phí chung phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và nội dung TK 154 không chứa đựng chi phí Ban quản lý công trình.
Mặt khác, việc hạch toán như trên cũng gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi, tập hợp chi phí đầu tư vì chi phí được thể hiện rải rác qua nhiều tài khoản như 627, 642,154….. Chính vì thế, chúng ta cũng rất khó khăn trong công tác quyết toán vốn đầu tư (Theo thông tư 70/2000/TT-BTC ngày 17.7.2000 hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư của Bộ tài chính) và công tác quản lý chi phí, hạch toán lãi lỗ, cân đối nguồn vốn theo từng dự án. Hơn nữa, với việc hạch toán kế toán như trên thì các khoản chi phí mang tính chất đầu tư chưa được thể hiện vào tài khoản phù hợp, ví dụ mua nhà xưởng, quyền sử dụng đất … là những khoản chi phí đầu tư mang tính chất dài hạn (từ 3 năm trở lên).
Để phù hợp với hoạt động đầu tư kinh doanh địa ốc, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung một số tài khoản (TK) cấp 1, tài khoản cấp 2 và phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu như sau :
1. Sửa đổi, bổ sung Tài khoản 241 cho phù hợp với hoạt động đầu tư kinh doanh địa ốc
Hầu hết các văn bản hướng dẫn kế toán được Nhà nước ban hành đều sử dụng tài khoản 241 với nội dung chủ yếu là phản ánh chi phí mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định, đầu tư xây dựng để tạo ra tài sản cố định (TSCĐ) để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư kinh doanh một dự án địa ốc chưa được thể hiện trên tài khoản này, do đó để phù hợp với hoạt động đầu tư kinh doanh địa ốc chúng tôi xin sửa đổi, bổ sung một số tài khoản, tiểu khoản như sau:
° Tài khoản 241: Nội dung và kết cấu tài khoản 241.
Bên Nợ:
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh.
- Chi phí cải tạo nâng cấp TSCĐ.
- Chi phí đầu tư xây dựng dự án địa ốc thực tế phát sinh (kể cả những khoản thiệt hại nếu có).
Bên có:
- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm tài sản cố định .
- Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành kết chuyển khi quyết toán.
- Giá trị công trình bị loại bỏ và khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt y.
- Kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng dự án kinh doanh địa ốc khi quyết toán vốn đầu tư dự án được duyệt. (lưu ý : khi hạng mục, công trình đã hoàn thành, nhưng chưa quyết toán vốn đầu tư thì vẫn chưa kết chuyển).
- Các khoản ghi giảm chi phí đầu tư xây dựng dự án địa ốc.
Số dư nợ :
- Chi phí đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang.
- Giá trị công trình XDCB sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt y.
- Chi phí đầu tư xây dựng dự án địa ốc dở dang.
- Giá trị công trình, hạng mục công trình của dự án địa ốc hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt y.
° Tài khoản 241 1 - Đầu tư xây dựng kinh doanh:
Phản ánh chi phí đầu tư xây dựng các dự án kinh doanh địa ốc và tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án địa ốc ở các đơn vị chủ đầu tư .Tài khoản này mở chi tiết theo từng dự án, tiểu dự án, dự án thành phần , mỗi dự án mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
Nội dung các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng dự án địa ốc được thể hiện trong thông tư số 70/2000/TT-BTC ngày 17.7.2000 hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư của Bộ tài chính.
° Tài khoản 241 2 - Đầu tư xây dựng cơ bản :
Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm tài sản cố định.
° Tài khoản 241 3 - Sửa chữa lớn Tài sản cố định :
Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quết toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
Phương pháp hạch toán kế toán TK 241.2 và 241.3 tương tự như trong chế độ kế toán được ban hành theo quyết định số 1411/TC/QĐ/CĐKT .
Mới đây, vấn đề này được đề cập đến trong Thông tư số 89/2002/TT-BTC về việc “ Hướng dẫn thực hiện bốn (4) chuẩn mực kế toán” ban hành ngày 09.10.2002 của Bộ tài chính, nhưng hoạt động đầu tư kinh doanh địa ốc ở đây cũng chỉ được coi là hoạt động tài chính (gồm các hoạt động về mua bán ngoại tệ, đầu tư cổ phiếu, mua bán chứng khoán…), là những hoạt động xảy ra không thường xuyên, hoạt động phụ đối với một doanh nghiệp có chức năng đầu tư kinh doanh địa ốc. Như vậy, vấn đề đặt ra là việc hạch toán kế toán đối với các doanh nghiệp này sẽ ra sao?
Trong thực tế, đa số các doanh nghiệp có chức năng đầu tư kinh doanh địa ốc hạch toán kế toán tương tự như ngành công nghiệp , coi tất cả chi phí đầu tư của một dự án địa ốc như các chi phí sản xuất trực tiếp của ngành công nghiệp. Các chi chí về mua nhà, quyền sử dụng đất, thiết kế , lập dự án, khảo sát, đền bù giải tỏa …được hạch toán vào tài khoản (TK ) 627 chi phí sản xuất chung), chi phí ban quản lý công trình được hạch toán vào TK 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) sau đó kết chuyển vào TK 154, điều này bất cập với chế độ kế toán hiện hành, vì nội dung của TK 627 là những chi phí chung phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và nội dung TK 154 không chứa đựng chi phí Ban quản lý công trình.
Mặt khác, việc hạch toán như trên cũng gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi, tập hợp chi phí đầu tư vì chi phí được thể hiện rải rác qua nhiều tài khoản như 627, 642,154….. Chính vì thế, chúng ta cũng rất khó khăn trong công tác quyết toán vốn đầu tư (Theo thông tư 70/2000/TT-BTC ngày 17.7.2000 hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư của Bộ tài chính) và công tác quản lý chi phí, hạch toán lãi lỗ, cân đối nguồn vốn theo từng dự án. Hơn nữa, với việc hạch toán kế toán như trên thì các khoản chi phí mang tính chất đầu tư chưa được thể hiện vào tài khoản phù hợp, ví dụ mua nhà xưởng, quyền sử dụng đất … là những khoản chi phí đầu tư mang tính chất dài hạn (từ 3 năm trở lên).
Để phù hợp với hoạt động đầu tư kinh doanh địa ốc, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung một số tài khoản (TK) cấp 1, tài khoản cấp 2 và phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu như sau :
1. Sửa đổi, bổ sung Tài khoản 241 cho phù hợp với hoạt động đầu tư kinh doanh địa ốc
Hầu hết các văn bản hướng dẫn kế toán được Nhà nước ban hành đều sử dụng tài khoản 241 với nội dung chủ yếu là phản ánh chi phí mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định, đầu tư xây dựng để tạo ra tài sản cố định (TSCĐ) để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư kinh doanh một dự án địa ốc chưa được thể hiện trên tài khoản này, do đó để phù hợp với hoạt động đầu tư kinh doanh địa ốc chúng tôi xin sửa đổi, bổ sung một số tài khoản, tiểu khoản như sau:
° Tài khoản 241: Nội dung và kết cấu tài khoản 241.
Bên Nợ:
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh.
- Chi phí cải tạo nâng cấp TSCĐ.
- Chi phí đầu tư xây dựng dự án địa ốc thực tế phát sinh (kể cả những khoản thiệt hại nếu có).
Bên có:
- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm tài sản cố định .
- Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành kết chuyển khi quyết toán.
- Giá trị công trình bị loại bỏ và khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt y.
- Kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng dự án kinh doanh địa ốc khi quyết toán vốn đầu tư dự án được duyệt. (lưu ý : khi hạng mục, công trình đã hoàn thành, nhưng chưa quyết toán vốn đầu tư thì vẫn chưa kết chuyển).
- Các khoản ghi giảm chi phí đầu tư xây dựng dự án địa ốc.
Số dư nợ :
- Chi phí đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang.
- Giá trị công trình XDCB sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt y.
- Chi phí đầu tư xây dựng dự án địa ốc dở dang.
- Giá trị công trình, hạng mục công trình của dự án địa ốc hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt y.
° Tài khoản 241 1 - Đầu tư xây dựng kinh doanh:
Phản ánh chi phí đầu tư xây dựng các dự án kinh doanh địa ốc và tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án địa ốc ở các đơn vị chủ đầu tư .Tài khoản này mở chi tiết theo từng dự án, tiểu dự án, dự án thành phần , mỗi dự án mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
Nội dung các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng dự án địa ốc được thể hiện trong thông tư số 70/2000/TT-BTC ngày 17.7.2000 hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư của Bộ tài chính.
° Tài khoản 241 2 - Đầu tư xây dựng cơ bản :
Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm tài sản cố định.
° Tài khoản 241 3 - Sửa chữa lớn Tài sản cố định :
Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quết toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
Phương pháp hạch toán kế toán TK 241.2 và 241.3 tương tự như trong chế độ kế toán được ban hành theo quyết định số 1411/TC/QĐ/CĐKT .