Góp vốn kinh doanh bằng CCDC, TSCĐ ( máy laptop, bàn làm việc,....) nhưng không còn hóa đơn

yen hp

New Member
Hội viên mới
Nhờ mọi người tư vấn giúp mình trường hợp này: Công ty mình là công ty cổ phần, Giám đốc muốn góp vốn bằng hiện vật nhưng trên thông báo với phòng ĐKKD thì tài sản góp vốn là tiền mặt và đã cam kết góp đủ. Công ty thành lập theo ĐKKD là tháng 5/2012 nhưng thực tế đến nay các thành viên vẫn chưa góp đủ số vốn đăng ky trên.

Như vậy tài sản góp vốn trên có được chấp nhận không (thêm nữa là: tài sản góp trên không còn hóa đơn mua vào)? nêu khấu hao, phân bổ thì có được ghi nhận là chi phí hợp lý không? Công ty cần làm những thủ tục gì ?

Sếp mình muốn ghi nhận số vốn góp đã đăng ký vào sổ sách là đủ , nhưng thực tế và sổ sách khác nhau làm cho tồn quỹ tiền mặt trên sổ sách lớn hơn rất nhiều tồn quỹ TM thực tế -> khi cơ quan thuế kiểm tra có bị phạt không ạ?

Mong anh /chị tư vấn giúp!
 
1- Bạn lập BB thỏa thuận việc giao nhận TS , CCDC giá trị , số lượng thì bạn khấu hao bình thường .
2- Bạn lập BB thỏa thuận việc cổ đông góp vốn là được
3- Tồn quỷ nếu là DN nhà nước hoặc thực sự cổ đông góp vốn thì khó giải thích , còn hợp thức hóa thì chẳn sao đâu . Nhưng khi vay vốn tiền lãi NH không được hạch toán vào chi phí
 
1- Bạn lập BB thỏa thuận việc giao nhận TS , CCDC giá trị , số lượng thì bạn khấu hao bình thường .
2- Bạn lập BB thỏa thuận việc cổ đông góp vốn là được
3- Tồn quỷ nếu là DN nhà nước hoặc thực sự cổ đông góp vốn thì khó giải thích , còn hợp thức hóa thì chẳn sao đâu . Nhưng khi vay vốn tiền lãi NH không được hạch toán vào chi phí

Cảm ơn bạn xuân trường võ. Lập những BB trên mặc dù Không có hóa đơn mua hàng của những tài sản trên vẫn đươc chấp nhận và phần phân bổ khấu hao vẫn được ghi nhận là chi phí hợp lý ah bạn. Vì mình đọc Điều 5 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, quy định:“Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản”.
Bộ hồ sơ nguồn gốc TS theo mình hiểu là hóa đơn mua hàng.
 
Lý do : -TS , CCDC nó không thuộc dạng quyền chủ sở hữu VD : xe , nhà cửa ....buột phải chuyển đổi chủ sở hữu .
-Cty cổ phần chỉ cần thỏa thuận góp vốn , BB góp vốn chỉ có DNTN , MTV mới cần thẫm định của cơ quan chức năng
 
Điều quan trọng trong nghiệp vụ này là nguyên giá của tài sản (vì liên quan đến thuế TNDN). Nếu chỉ bằng biên bản góp vốn mà cho rằng giá trị của tài sản này đã được xác định một cách đáng tin cậy thì công việc kế toán chẳng hóa ra quá đơn giản sao .
 
Điều quan trọng trong nghiệp vụ này là nguyên giá của tài sản (vì liên quan đến thuế TNDN). Nếu chỉ bằng biên bản góp vốn mà cho rằng giá trị của tài sản này đã được xác định một cách đáng tin cậy thì công việc kế toán chẳng hóa ra quá đơn giản sao .


Theo anh là TS trên không được chấp nhận ạ. Nếu mình ghi nhận theo giá trị thấp so với giá trị thật trên thị trường thì sao?
 
Giá tri góp vốn do thỏa thuận đóng góp nhưng tương giá tri trên thị trường , vì khi góp vốn phải có sự đồng ý giá cả do HĐTV đồng ý (nếu thật sự góp vốn là thật cổ đông đưa TS trị giá 1 đ mà góp 100đ các thành viên khác đồng ý không) vấn đề ở đây không phải đơn giản hay không đơn giá mà là quyền góp vốn của CTy được quy định theo luật DN 2005 :
Điều 30. Định giá tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
 
Các bạn hãy lưu ý khi tôi sử dụng cụm từ "liên quan đến thuế TNDN" .
Việc các ông chủ của DN muốn các tài sản đó trở thành gì, giá trị bao nhiêu là quyền của họ, điều này tôi không bàn tới , vì đó là tài sản của họ và họ có toàn quyền quyết định.
Nhưng về mặt thuế thì giá trị của tài sản đó phải được xác định một cách đáng tin cậy thì mới được tính vào CP hợp lệ .
 
Theo anh là TS trên không được chấp nhận ạ. Nếu mình ghi nhận theo giá trị thấp so với giá trị thật trên thị trường thì sao?

Nếu giá trị của tài sản đó không được xác định một cách đáng tin cậy thì việc định giá nó thấp hay cao còn có ý nghĩa gì ?
 
Đang thừa xiền mà, sao ko làm zụ mua bán vs cá nhân xếp bạn rùi ra thuế xin hóa đơn nhỉ, nhưng mà cái này chắc phải nộp thuế TNCN :xinloinhe:, còn vấn đề là TSCĐ đó ko có giấy tờ j thì mình chịu.
 
Tôi xin đưa công văn trả lời của tổng cục thuế như sau :
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
********


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********


Số: 1718 TCT/CƠ Sở
V/v khấu hao tài sản cố định do cổ đông góp vốn

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2003



Kính gửi: Thời báo kinh tế Việt Nam

Trả lời thư của độc giả Phan Thị Thu Hương Công ty CP phần mềm Thăng Long do thời báo kinh tế chuyển đến về việc trích khấu hao tài sản do cổ đông góp vốn, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Điểm 1 Mục III Phần B Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/2/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định: “Tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, về nguyên tắc phải đảm bảo 2 yêu cầu sau:

- Tài sản cố định phải đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.

- Tài sản cố định phải được sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tạo ra thu nhập chịu thuế và trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định hiện hành (Chế độ quản lý, trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 19/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)”.

Căn cứ vào điểm 1, 2 Điều 22 Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12/6/1999 thì “sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người cam kết góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp doanh phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a. Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất, thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiên bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải có các nội dung chủ yếu: tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty: tên và địa chỉ người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị các tài sản và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận, chữ ký của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Căn cứ vào quy định nêu trên, người góp vốn vào công ty phải làm đầy đủ thủ tục nêu trên đối với tài sản góp vốn và tài sản góp vốn đó được khấu hao khi sử dụng vào kinh doanh. Nguyên giá tài sản cố định làm căn cứ hạch toán trích khấu hao tài sản cố định để tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp nay là giá trị tài sản theo đánh giá thực tế của tất cả các thành viên sáng lập theo nguyên tắc nhất trí tại biên bản đánh giá tài sản góp vốn. Trong trường hợp không đánh giá hoặc đánh giá chưa phù hợp, cơ quan thuế xác định lại giá trị, trên cơ sở đó ấn định mức khấu hao được tính vào chi phí hợp lý sau khi trưng cầu cơ quan Tài chính - Vật giá xác định giá trị tài sản và thời gian khấu hao”.

Tổng cục Thuế thông báo để Thời báo kinh tế biết và trao đổi với độc giả./.




KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Văn Huyến
 
Haiz, tới mức này thì thật là bó tay với bạn luôn.

Văn bản của người ta dài ngoằng, quy định đủ thứ ràng buộc, còn bạn chỉ đọc có đoạn biên bản rồi theo đó để làm .
Nếu chỉ cần đoạn biên bản (ở đoạn b của văn bản) thì ở trên đầu người ta đưa ra đoạn : "Tài sản cố định phải đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh." để làm gì ?
 
Nguyên giá tài sản cố định làm căn cứ hạch toán trích khấu hao tài sản cố định để tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp nay là giá trị tài sản theo đánh giá thực tế của tất cả các thành viên sáng lập theo nguyên tắc nhất trí tại biên bản đánh giá tài sản góp vốn. Trong trường hợp không đánh giá hoặc đánh giá chưa phù hợp, cơ quan thuế xác định lại giá trị, trên cơ sở đó ấn định mức khấu hao được tính vào chi phí hợp lý sau khi trưng cầu cơ quan Tài chính - Vật giá xác định giá trị tài sản và thời gian khấu hao”.
 
Nguyên giá tài sản cố định .....

Cái bạn này thiệt là tình , đã trích dẫn văn bản thì phải trích cho đầy đủ chứ, sao lại chỉ trích đoạn mình cần, còn đoạn không cần lại bỏ qua. Và khổ nỗi nó lại là đoạn quan trọng nhất nữa chứ.

Thôi, để tôi lý giải văn bản trên như này vậy :
Đoạn bạn trích dẫn thiếu đó là : " Căn cứ vào quy định nêu trên, người góp vốn vào công ty phải làm đầy đủ thủ tục nêu trên đối với tài sản góp vốn ..."
Các quy định và thủ tục mà văn bản này yêu cầu phải căn cứ vào , đó là :
1. Quy định tại luật thuế TNDN : "tài sản phải có hóa đơn chứng từ và được sử dụng cho SXKD tạo ra thu nhập chịu thuế" được viện dẫn ở khổ đầu của văn bản
2. Các thủ tục tại luật DN : "..." ở đoạn kế tiếp .

Do vậy, Cụm từ " Căn cứ vào quy định nêu trên " hàm ý là ta sẽ phải xem xét tài sản có đầy đủ hóa đơn chứng từ hay không (theo luật thuế TNDN) và sau đó mới làm các thủ tục quy định tại luật DN .

Nói thêm thế này, TS góp vốn sẽ trở thành TS của Cty, nhưng trước đó phải thuộc quyền sở hữu của người góp vốn, người góp vốn phải chứng minh rằng TS đó thuộc quyền sở hữu mình thì mới đem đi góp vốn được và một điều chắc chắn rằng, không một tổ chức kinh tế nào lại đi nhận một TS không rõ nguồn gốc làm TS của mình .
Còn nữa, TS được đem đi góp vốn (trong trường hợp này) , nghĩa là nó là TS đã qua sử dụng, mà đã qua sử dụng thì làm gì còn có TS nào có "giá trị tương đương trên thị trường" vậy thì việc đánh giá của các chủ Cty hay việc đánh giá lại của cơ quan thuế đối với TS này sẽ được căn cứ vào đâu nếu không có hóa đơn ???
 
Vấn đề không phải là Tôi cố chấp , nhưng khi luật DN cho phép góp vốn đối với TS không chuyển quyền thì lý do nào phải có hóa đơn và không bắt buột phải qua thẫm định giá sở TC ,còn luật có nhiều điều nhiều mục thì TS tương ứng mục nào thì xem mục đó . Tôi xin trích thêm công văn để cùng bạn tham khảo :
BỘ TÀI CHÍNH
********


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********


Số: 2926/TC/TCT
V/v chứng từ, thuế đối với tài sản dịch chuyển, góp vốn của doanh nghiệp...

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2005

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 2926 TC/TCT NGÀY 14 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ VIỆC CHỨNG TỪ, THUẾ ĐỐI VỚI TÀI SẢN DỊCH CHUYỂN, GÓP VỐN CỦA DOANH NGHIỆP...

Kính gửi: Cục Thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW

Bộ Tài chính nhận được Công văn của một số Cục thuế địa phương và các đơn vị hỏi về vấn đề hoá đơn, chứng từ và thuế đối với các trường hợp góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp, tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp; phân chia, hợp nhất trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên doanh nghiệp. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp, điểm 4 Điều 4 Mục II Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì:

1. Đối với tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp, tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp; phân chia, hợp nhất trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên doanh nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Các chứng từ đối với tài sản góp vốn được thực hiện như sau:

a) Trường hợp góp vốn bằng tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu phải có biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản, biên bản định giá tài sản, biên bản điều chuyển tài sản. Các Biên bản này được coi là chứng từ hợp pháp để xác định nguyên giá tài sản cố định và được trích khấu hao tài sản cố định theo quy định. Trường hợp giá trị tài sản cố định do đơn vị tự định giá không phù hợp so với giá thực tế của tài sản cố định cùng loại hoặc tương đương trên thị trường thì đơn vị phải xác định lại giá trị hợp lý của tài sản cố định; nếu giá trị tài sản cố định vẫn chưa phù hợp với giá thực tế trên thị trường, cơ quan thuế có quyền yêu cầu đơn vị xác định lại giá trị tài sản cố định thông qua Hội đồng định giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

b) Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất góp vốn phải xuất hoá đơn, trong hoá đơn ghi giá trị của tài sản đúng bằng giá trị góp vốn theo biên bản của Hội đồng quản trị, dòng thuế GTGT không ghi vào gạch chéo. Hoá đơn này làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tài sản góp vốn trong trường hợp này không phải chịu lệ phí trước bạ.

Riêng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất làm tài sản kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

3. Các trường hợp điều chuyển tài sản giữa các đơn vị trước thời điểm công văn này đã xuất hoá đơn và kê khai nộp thuế thì không phải điều chỉnh lại.

Bộ Tài chính thông báo để Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện.





Trương Chí Trung

(Đã Ký)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top