GIÚP EM VỚI, KẾ TOÁN HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI !!!

thaohanh1995

New Member
Hội viên mới
có ý kiến cho rằng đối vơi doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê dịnh kỳ có 2 trường hợp về kế toán hàng bán bị trả lại
1/ hàng đã bán trong kỳ và bị trả lại trong kỳ: trong trường hợp này kế toán chỉ thực hiện bút toán ghi nhận doanh thu hàng bán bị trả lại, ko thực hiện bút toán ghi giảm giá vốn
2/hàng đã bán ở kỳ trước và bị trả lại ở kỳ này: trong trường hợp này kế toán cần thực hiện cả bút toán ghi nhận doanh thu hàng bán bị trả lại và bút toán ghi giảm giá hàng vốn
TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TRÊN
 
1-Trường hợp hàng bị trả lại trong kỳ hạch toán như sau :
* Nợ TK 531
Nợ TK 3331
Có TK 131
Ghi nhận DT hàng trả lại và giãm thuế GTGT bán ra và giãm công nợ
* Nợ TK 511
Có TK 531
Ghi nhận điều chỉnh giãm DT bán hàng (kết chuyển giãm vế 911)
* Đồng thời xác định giá vốn hàng bán của HĐ đó
Nợ TK 152,153,154,155,156..
Có TK 632
2- Giống như cách 1
ghi chú : phải có BB giữa 2 bên xác nhận và bạn đc tờ khai thuế cho kỳ kê khai số thuế giãm
Chúc bạn thành công
 
1-Trường hợp hàng bị trả lại trong kỳ hạch toán như sau :
* Nợ TK 531
Nợ TK 3331
Có TK 131
Ghi nhận DT hàng trả lại và giãm thuế GTGT bán ra và giãm công nợ
* Nợ TK 511
Có TK 531
Ghi nhận điều chỉnh giãm DT bán hàng (kết chuyển giãm vế 911)
* Đồng thời xác định giá vốn hàng bán của HĐ đó
Nợ TK 152,153,154,155,156..
Có TK 632
2- Giống như cách 1
ghi chú : phải có BB giữa 2 bên xác nhận và bạn đc tờ khai thuế cho kỳ kê khai số thuế giãm
Chúc bạn thành công
cty này đang tiến hành theo pp kiểm kê định kỳ, nên theo em nghĩ xử lý phần giá vốn như vậy chưa ổn
 
Tuỳ theo bạn áp dụng phương nhập xuất kho :
1- giá nhập trước xuất trước(giá đích danh)
2- giá bình quân cuối tháng (bình quân gia quyền)
 
Với pp KKĐK thì cuối kỳ mới kc giá vốn hàng bán bằng bt

Nợ Tk 632/ Có tk 611

nên nếu DN bán hàng và bị trả lại hàng ngay trong kỳ thì KT chỉ phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại.

Còn khi Dn bị trả lại hàng từ kỳ trc - nghĩa là kỳ trc đã kc giá vốn hàng bán rồi thì kì này DN bị trả lại sẽ phải phản ánh cả 2 bút toán, ghi doanh thu hàng bán trả lại và gia giảm giá vốn.

Đại loại vậy, trình bày ý kiến sao giăng nữa Mèo cũng ko rõ, vì nghỉ học quá là lâu rồi
 
Vấn đề là bạn xác định đúng hoặc tương đối giá vốn hàng bán không nhất thiết là giãm cho kỳ trước , vì khi lập BCTC xác định doanh thu và
giá vốn hàng bán tính trọn năm (kỳ quyết toán năm) nên khoản đc cho kỳ chẳn ảnh hưởng gì , không liên quan gì đền 611 vì nó lả TK trung gian không kết chuyễn về 911.
Nhưng khi cập nhập kho bạn nên nhập nội dung rỏ ràng là nhập kho hàng bán tra lại cho HĐ số ... ngày ! OK
 
Vấn đề là bạn xác định đúng hoặc tương đối giá vốn hàng bán không nhất thiết là giãm cho kỳ trước , vì khi lập BCTC xác định doanh thu và
giá vốn hàng bán tính trọn năm (kỳ quyết toán năm) nên khoản đc cho kỳ chẳn ảnh hưởng gì , không liên quan gì đền 611 vì nó lả TK trung gian không kết chuyễn về 911.
Nhưng khi cập nhập kho bạn nên nhập nội dung rỏ ràng là nhập kho hàng bán tra lại cho HĐ số ... ngày ! OK
Chẳng hiểu bạn nói gì!
 
Vấn đề là bạn xác định đúng hoặc tương đối giá vốn hàng bán không nhất thiết là giãm cho kỳ trước , vì khi lập BCTC xác định doanh thu và
giá vốn hàng bán tính trọn năm (kỳ quyết toán năm) nên khoản đc cho kỳ chẳn ảnh hưởng gì , không liên quan gì đền 611 vì nó lả TK trung gian không kết chuyễn về 911.
Nhưng khi cập nhập kho bạn nên nhập nội dung rỏ
PP KKDK or PPKKTX chỉ là hình thức kiễm kê hàng hóa kho :
1- quan trong là hiện nay bạn áp dụng là PP bình quân thì bạn chỉ cần tính giá BQ DK của kỳ trước(của hàng trả lại) giá nhập là bao nhiêu lấy giá đó tính cho hàng trả lại nhập vào kho .
2- Nợ TK 632 Có 611:
TK 611 nó chỉ là TK trung gian cuối kỳ bạn tất toán hàng bán về TK nợ 632 , phần còn lại thì nhập trả lại kho , nên nó không ảnh hưởng đến 911 , mà TK 632 -> TK 911 , cho nên bạn chỉ cần ghi bên có TK 632 , Nợ TK 15.....(không cần bút toán 611)
3- Điều chỉnh kỳ trước không được , chỉnh giãm giá vốn kỳ sau (Có TK 632) không ảnh hưởng gì đến thu nhập chịu thuế trong năm
 
đầu kỳ thì kc tk 156 sang 611. mà cuối kì thì kc 611 qua 156. nhưng đang giữa kỳ thì nghĩ là dùng tk 611.
 
Theo mình nghĩ

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra trị giá vật tư, hàng hoá đã xuất.

Trị giá vật tư xuất kho

=

Trị giá vật tư tồn đầu kỳ

+

Tổng giá vật tư mua vào trong kỳ

-

Trị giá vật tư tồn cuối kỳ


-Đầu kỳ, kết chuyển giá trị vật tư tồn đầu kỳ: Nợ TK 611 Có TK 152 Có TK 151

-Trong kỳ, phản ánh giá trị vật tư tăng: Nợ TK 611 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331... Có TK 411, 128, 222 Có TK 711

+ Nếu được chiết khấu thương mại, giảm giá: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 133 Có TK 611

+ Nếu được hưởng chiết khấu thanh toán: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 515

-Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định được giá trị tồn cuối kỳ và kết chuyển: Nợ TK 151, 152 Có TK 611

+ Sau khi có đầy đủ các bút toán trên, kế toán tính ra được giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ và ghi: Nợ TK 621, 627, 641, 642... Nợ TK 128, 222 Có TK 611


Nghe đồn do đó , việc bán hàng bị trả lại trong kì và kì sau sẽ có sự khác biệt vì vậy
 
Bạn suy nghỉ quá nhiều nên dể bị nhầm vì 26 chuẩn mực kế toán , thì chỉ ghi có TK 632 thôi .
VD :1- Có TK 156 = 1.000.000
Nợ TK 611 = 1.000.000
2- Nợ TK 632 = 1.000.000
Có TK 611 = 1.000.000
3- hàng trả lại
Nợ TK 156 = 200.000
Có TK 632 = 200.000
trong tháng Nợ TK 632 = 50.000.000
Có tk 632 = 200.000(hàng trả lại)-> Nợ TK 156
Có TK 632 = 49.800.000 -> TK 911( do đó giá vón đả giãm đi 200.000)
 
Bạn suy nghỉ quá nhiều nên dể bị nhầm vì 26 chuẩn mực kế toán , thì chỉ ghi có TK 632 thôi .
VD :1- Có TK 156 = 1.000.000
Nợ TK 611 = 1.000.000
2- Nợ TK 632 = 1.000.000
Có TK 611 = 1.000.000
3- hàng trả lại
Nợ TK 156 = 200.000
Có TK 632 = 200.000
trong tháng Nợ TK 632 = 50.000.000
Có tk 632 = 200.000(hàng trả lại)-> Nợ TK 156
Có TK 632 = 49.800.000 -> TK 911( do đó giá vón đả giãm đi 200.000)
Nghe đồn có 1 cái sách gọi là hệ thống tài khoản kế toán có ghi về 611 như sau
TÀI KHOẢN 611
MUA HÀNG
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào, nhập kho hoặc đưa vào sử dụng trong kỳ.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Tài khoản 611 "Mua hàng" chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

2. Giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào phản ánh trên Tài khoản 611 "Mua hàng" phải thực hiện theo nguyên tắc giá gốc.

3. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê hàng tồn kho vào cuối kỳ kế toán để xác định số lượng và giá trị của từng nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá, sản phẩm, công cụ, dụng cụ tồn kho đến cuối kỳ kế toán để xác định giá trị hàng tồn kho xuất vào sử dụng và xuất bán trong kỳ.



4. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, Hoá đơn vận chuyển, phiếu nhập kho, thông báo thuế nhập khẩu phải nộp (Hoặc biên lai thu thuế nhập khẩu,...) để ghi nhận giá gốc hàng mua vào Tài khoản 611 "Mua hàng". Khi xuất sử dụng, hoặc xuất bán chỉ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê.





5. Kế toán phải mở sổ chi tiết để hạch toán giá gốc hàng tồn kho mua vào theo từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 611 - MUA HÀNG

Bên Nợ:

- Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Theo kết quả kiểm kê);

- Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, mua vào trong kỳ; hàng hoá đã bán bị trả lại,...





Bên Có:

- Kết chuyến giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Theo kết quả kiểm kê);

- Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc giá gốc hàng hoá xuất bán (Chưa được xác định là đã bán trong kỳ);

- Giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá.





Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ.





Tài khoản 611 - Mua hàng, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào và xuất sử dụng trong kỳ kế toán và kết chuyển giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán;

- Tài khoản 6112 - Mua hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá mua vào và xuất bán trong kỳ kế toán và kết chuyển giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ kế toán.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

I. Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây lắp

1.Đầu kỳ kế toán, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước), ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.





2. Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, thì giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào được phản ánh vào TK 611 không có thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu) (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (3311).





3. Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thì trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào được phản ánh vào TK 611 bao gồm cả thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu) (Tổng giá thanh toán)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.





4. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào được phản ánh vào TK 611 bao gồm cả thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu) (Tổng giá thanh toán)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.





5.Khi thanh toán tiền mua hàng, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112,...

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chiết khấu thanh toán).





6. Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ không đúng quy cách, chủng loại, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế, hoặc cam kết phải trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá:





- Căn cứ vào trị giá hàng mua đã trả lại cho người bán, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu ngay bằng tiền)

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Khấu trừ vào nợ còn phải trả người bán)

Có TK 611 - Mua hàng (6111) (Trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đã trả lại người bán)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có).





- Nếu doanh nghiệp chấp nhận khoản giảm giá hàng của lô hàng đã mua, số tiền được giảm giá, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu ngay bằng tiền)

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Khấu trừ vào nợ còn phải trả người bán)

Có TK 611 - Mua hàng (6111) (Khoản giảm giá được chấp thuận)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có).





7. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, kế toán phải xác định trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ và trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất vào sử dụng hoặc xuất bán.

-Kết chuyển trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ tồn kho cuối kỳ (Theo kết quả kiểm kê), ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 611 - Mua hàng (6111).

- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241,...

Có TK 611 - Mua hàng (6111).





- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ thiếu hụt, mất mát, căn cứ vào biên bản xác định thiếu hụt, mất mát chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 611 - Mua hàng (6111).





II. Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá

1.Đầu kỳ kế toán, kết chuyển giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (6112)

Có TK 156 - Hàng hoá.





2. Trong kỳ kế toán, khi mua hàng hoá dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ mua hàng:

-Trị giá thực tế hàng hoá mua vào, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (6112)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141; hoặc

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).





- Chi phí mua hàng thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (6112)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,...





Khi thanh toán trước hạn, nếu doanh nghiệp được nhận khoản chiết khấu thanh toán trên lô hàng đã mua, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Khấu trừ vào nợ phải trả người bán)

Có các TK 111, 112,...

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Khoản chiết khấu thanh toán được hưởng).





- Trị giá hàng hoá trả lại cho người bán, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu ngay bằng tiền)

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Khấu trừ vào nợ phải trả người bán)

Có TK 611 - Mua hàng (6112) (Trị giá hàng hoá trả lại người bán)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có).





- Khoản giảm giá hàng mua được người bán chấp thuận do hàng hoá không đúng phẩm chất, quy cách theo hợp đồng, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu ngay bằng tiền)

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Khấu trừ vào nợ phải trả người bán)

Có TK 611 - Mua hàng (6112)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có).





3. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế tính, xác định trị giá hàng tồn kho, trị giá hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa xác định là đã bán, trị giá hàng hoá xác định là đã bán:

- Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho và hàng gửi đi bán cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 156 - Hàng hoá

Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán

Có TK 611 - Mua hàng.





- Kết chuyển giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 611 - Mua hàng (6112).

 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top