cho e hỏi thêm, là phần chi phí sửa chữa lớn phát sinh thục tê, chi phí điện nước có thuế vẫn hoạch toán bình thường no 133 chi ạ. tại con bạn e nói là chi phí sửa chửa lớn trong doanh nghiệp thì thuế gộp luôn, nhưng e nghỉ như vậy k đứng a? a c giúp e vs
TSCĐ được cấu thành bởi nhiều bộ phận và chi tiết khác nhau. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tùy theo quy mô, tính chất của công việc sửa chữa, kế toán sẽ phản ánh vào các tài khoản thích hợp.
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ mang tính chất bảo dưỡng TSCĐ nhằm để thay thế một số bộ phận chi tiết hay bảo dưỡng với mục đích duy trì hoạt động bình thường của TSCĐ. Xét về quy mô thì tính chất sửa chữa đơn giản, không cần phải ngừng hoạt động sản xuất và chi phí ít. Do đó khi phát sinh chi phí thì được ghi trực tiếp vào chi phí SXKD của từng bộ phận có TSCĐ sửa chữa thường xuyên.
Nếu việc sửa chữa do DN tự làm, chi phí sửa chữa được tập hợp như sau:
Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...)
Có các TK chi phí (111, 112, 152, 214, 334, 338...)
Trường hợp thuê ngoài:
Nợ các TK tập hợp chi phí (627, 641, 642...)
Nợ TK 133 (1331) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK chi phí (111, 112, 331...) Tổng số tiền phải trả hoặc đã trả
Sửa chữa lớn TSCĐ
Sửa chữa lớn TSCĐ là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Chi phí để sửa chữa lớn khá cao, thời gian sửa chữa thường kéo dài, công việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Toàn bộ chi phí sửa chữa được tập hợp riêng theo từng công trình, sau khi hoàn thành được coi như một khoản chi phí theo dự toán và được đưa vào chi phí phải trả (nếu sửa chữa theo kế hoạch) hay CP trả trước dài hạn (nếu sửa chữa ngoài kế hoạch). Việc hạch toán quá trình sửa chữa lớn TSCĐ được tiến hành như sau:
Tập hợp chi phí sửa chữa theo từng công trình:
Nếu thuê ngoài: Phản ánh số tiền phải trả theo HĐ cho người nhận thầu sửa chữa lớn khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao:
Nợ TK 241 (2413) – Chi phí sửa chữa thực tế
Nợ TK 133 (1331) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 – Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng
Nếu do doanh nghiệp tự làm:
Nợ TK 241 (2413) – Tập hợp chi phí sửa chữa
Có các TK chi phí (111, 112, 52, 214, 334, 338...)
Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành:
Tuỳ theo tính chất sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp:
Nợ TK 335 – Giá thành sửa chữa trong kế hoạch
Nợ TK 242 – Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (trên 1 năm tài chính)
Nợ TK liên quan (627, 641, 642) – Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (nếu nhỏ, chỉ liên quan đến 1 năm tài chính)
Có TK 241 (2413) – Giá thành thực tế công tác sửa chữa
1.5.3. Sửa chữa nâng cấp TSCĐ
Sửa chữa nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của TSCĐ như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị thêm một số bộ phận của TSCĐ. Việc hạch toán sửa chữa nâng cấp được tiến hành như sửa chữa lớn, nghĩa là chi phí phát sinh được tập hợp riêng theo từng công trình qua TK 241 (2413). Khi công trình sửa chữa nâng cấp hoàn thành, giá trị nâng cấp sẽ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ bằng bút toán:
Nợ TK 211 – Nguyên giá (Giá thành sửa chữa thực tế)
Có TK 241 (2413) – Giá thành thực tế công tác sửa chữa