Gian lận và sai sót

comaybuon87

New Member
Hội viên mới
Mục đích của kiểm toán là tìm ra nhưngc gian lận và sai sót?
Gian lận và sai sót bản chất đều giống nhau vì chúng đều làm lệch lạc thông tin và phản ánh sai thực tế?
 
Ðề: Gian lận và sai sót

Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có kỹ năng nghiệp vụ thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã đc thiết lập
Gian lận và sai sót đều là các sai phạm, phản ánh lệch lạc thông tin. Những sai phạm này do mắc lỗi tạo nên nhưng trách nhiệm liên quan đến ban quản lý
Tuy nhiên giữa chúng cũng có nhiều điểm khác nhau
Xét về ý thức thì gian lận là hành vi có chủ ý gây ra sự lệch lạc thông tin nhằm mục đích vụ lợi. Gian lận mức tinh vi rất cao do có chủ ý tính toán trc, đc che đậy 1 cách khôn khéo nên thường khó phát hiện. CHính vì liên quan đến ý thức nên gian lận bao giờ cũng đc xem là nghiêm trọng.
Xét về ý thức sai sót là hành vi ko có chủ ý, do vô tình hoặc thiếu năng lực sao nhãng gây lên. Sai sót không bị che dấu nên dễ phát hiện, xét về mức độ nghiêm trọng thì sai sót sẽ nghiêm trọng nếu quy mô lớn và lặp đi lặp lại nhiều lần. ( theo giáo trình trường e đang học biên soạn)
-----------------------------------------------------------------------------------------
Có anh chị nào đã đi làm cho e hỏi với. Lớp e có câu hỏi mở là " Bạn hãy nêu 1 ví dụ thực tế về kiểm toán báo cáo tài chính và nêu biện pháp khắc phục"
giúp e với nhé
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Gian lận và sai sót

Yap!!!!
Vừa qua công ty Tân Hiệp Phát bị phát hiện sử dụng nguyên vật liệu quá hạn trong quá trình sản xuất. Vậy đó là gian lận hay sai sót? Trách nhiệm của kiểm toán viên?
 
Ðề: Gian lận và sai sót

Mục đích của kiểm toán là tìm ra nhưngc gian lận và sai sót?
Gian lận và sai sót bản chất đều giống nhau vì chúng đều làm lệch lạc thông tin và phản ánh sai thực tế?

Chưa chuẩn !


Bác nào tìm được báo cáo tài chính đã được kiểm toán ( có phần ý kiến của kiểm toán viên ) hoặc ít nhất là báo cáo tài chính của THP năm vừa rồi post lên cho bà con mổ xẻ tý nhé!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nhân chị Loan gửi link nên Sói vào xí xớn tý!
Theo báo Pháp luật nói:
Chiều 8-6, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết đã lấy mẫu sản phẩm trà Barley không độ và trà xanh không độ trên địa bàn quận 3 và quận Bình Thạnh để kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, kể cả chỉ tiêu chất lượng mà nhà sản xuất đã công bố. Kết quả kiểm nghiệm sẽ được công bố vào tuần tới.

TRẦN NGỌC
Theo Sói thì cái này là quan trọng nhất. Wait and see!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Diễn biến vụ việc
- Ngày 21-5, Đội quản lý thị trường 4A tại TP.HCM phát hiện ba container nguyên liệu quá hạn sử dụng tại kho 169 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Ông Nguyễn Thế Triệu (phó phòng Kinh doanh của chi nhánh Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu A.P) đứng ra tự nhận là chủ hàng. Ngày 3-6, Đội 4A mở container kiểm tra thực tế, ghi nhận có trên 26,5 tấn nguyên liệu các loại đã quá hạn sử dụng so với hạn sử dụng ghi trên bao bì gốc (năm 2002, 2003, 2007, 2008). Trên bao bì lại được dán thêm các nhãn phụ ghi hạn sử dụng khác (năm 2009, 2010).
- Tuy ông Triệu nhận là chủ hàng nhưng không khai báo rõ nguồn gốc mua hàng. Trên bao bì một số bao nguyên liệu lại có ghi người nhận hàng là Công ty Tân Hiệp Phát. Do đó, dư luận băn khoăn về việc lô hàng này có phải do Công ty Tân Hiệp Phát bán ra.
- Trả lời Pháp Luật TP.HCM ngày 9-6, ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH TM - DV Tân Hiệp Phát, cho biết lô hàng do Công ty Tân Hiệp Phát bán ra, có cái bán trước khi hết hạn sử dụng, có cái bán sau khi hàng đã hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, ông Thanh không cho biết cụ thể bán bao nhiêu nguyên liệu, loại nguyên liệu, bán cho ai và bán vào lúc nào.
- Sau khi phát hiện ba container nguyên liệu quá hạn, cơ quan quản lý cũng kiểm tra kho hàng của Công ty Tân Hiệp Phát tại Bình Dương, phát hiện khoảng 60 thùng phuy (loại 200 lít/thùng) hương liệu nước cốt ổi, chanh dây, tắc... hết hạn sử dụng từ ngày 3-11-2008. Công ty Tân Hiệp Phát cho rằng số nguyên liệu này đang chờ thanh lý.
- Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 9-6 đã phân tích việc bán hàng hóa sau khi hết hạn sử dụng là sai quy định. Chi cục Quản lý thị trường cho rằng hàng hóa (kể cả nguyên liệu, phụ gia) sau khi hàng hết hạn sử dụng là phải đem tiêu hủy. Nếu doanh nghiệp muốn tái chế hay chuyển mục đích sử dụng thì phải xin ý kiến cơ quan chức năng như Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Theo thông tin từ Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 9-6 thì vào tháng 2-2009, Sở Y tế tỉnh Bình Dương kiểm tra phát hiện trên 26 tấn nguyên liệu quá hạn sử dụng tại Công ty Tân Hiệp Phát. Sở Y tế xử phạt hành chính và buộc công ty này tiêu hủy số nguyên liệu quá hạn dùng.
:chupanh::chupanh::chupanh::chupanh:
-----------------------------------------------------------------------------------------
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Gian lận và sai sót

VSA240 nói:
04. Gian lận:
Là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
Gian lận có thể biểu hiện dưới các dạng tổng quát sau:
- Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính;
- Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính;
- Biển thủ tài sản;
- Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo cáo tài chính;
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật;
- Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính;
- Cố ý tính toán sai về số học.

05. Sai sót:
Là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, như:
- Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai;
- Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế;
- Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính nhưng không cố ý.

Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán
07. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm giúp đơn vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót, nhưng kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán,

Trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu)
06. Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận và sai sót trong đơn vị thông qua việc xây dựng và duy trì thực hiện thường xuyên hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp. Do hạn chế vốn có của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ nên khó có thể loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra gian lận hoặc sai sót.
:k6175436: :k6175436:
 
Ðề: Gian lận và sai sót

Dĩ nhiên là khi chúng ta căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Tuy nhiên, xét về góc độ của nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào 1 DN thì luôn mong muốn có lợi nhuận. Nhưng vì gian lận hoặc sai sót nghiêm trọng dẫn đến cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc (như Tân Hiệp Phát hay Vedan) thì thiết nghĩ kiểm toán viên cũng nên xem xét lại ý kiến của mình dù rằng không phải chịu trách nhiệm gì vì không liên quan.
 
Ðề: Gian lận và sai sót

Dĩ nhiên là khi chúng ta căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.
==> Nói bừa!
Tuy nhiên, xét về góc độ của nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào 1 DN thì luôn mong muốn có lợi nhuận. Nhưng vì gian lận hoặc sai sót nghiêm trọng dẫn đến cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc (như Tân Hiệp Phát hay Vedan) thì thiết nghĩ kiểm toán viên cũng nên xem xét lại ý kiến của mình dù rằng không phải chịu trách nhiệm gì vì không liên quan.
Bạn đã xem ý kiến của Kiểm toán viên ( về quản lý HTK, giá trị HTK phản ánh trên BCTC - dự phòng và các vấn đề khác liên quan đến pháp lý... ) trên BC Kiểm toán, trên thư quản lý của cty THP chưa ?

P/S: Mình nhớ ko nhầm thì bạn tên Trung, làm kiểm toán ?! Mong được chỉ giáo!
 
Ðề: Gian lận và sai sót

đúng là nói BỪA....
trách nhiệm của kế toán viên đối với gian lận và sai sót:
+ có trách nhiệm trong việc phát hiện và đánh giá ảnh hưởng của gian lận
+khi nghi ngờ có gian lận và sai sót thì phải có đánh giá và thủ tục bổ sung
+ khi đã thực hiện các thủ tục bổ sung nhưng ko giải quyết được thì phải nói với ban lãnh đạo
+ thông báo về gian lận và sai sót với giám đốc người đứng đầu doanh nghiệp
+thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán
+thông báo cho cơ quan chức năng
+rút khỏi hợp đồng kiểm toán
 
Ðề: Gian lận và sai sót

Gian lận là hành vi cố ý lừa dối với mục đích tư lợi, sai sót là lỗi k cố ý do nhầm lẫn hoặc yếu kém về năng lực. Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán,KTV có trách nhiệm phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có,làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
 
Ðề: Gian lận và sai sót

Nay lục lại đọc thấy, em là sinh viên, vậy cho em hỏi làm thế nào để phát hiện được cái sai nào là gian lận- cái sai nào là sai sót ạh?
em xin cảm ơn!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Gian lận và sai sót

B]]Gian lận
là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế tài chính do 1 hay nhiều người trong HĐQT,ban GĐ ,các nhân viên hoặc bên thứ 3 thực hiện làm ảnh hưởng đến BCTC

Sai sót :là những hành vi không cố ý , những nhầm lẫn do tính toán nhầm số làm ảnh hưởng đến BCTC
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top