Giải pháp BRAVO 8 (ERP-VN) dành cho các Doanh nghiệp ngành Chứng khoán

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Tại các doanh nghiệp trong ngành chứng khoán, mỗi bộ phận phòng ban đều có những bài toán rất đặc thù so với các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh khác. Chi tiết về bài toán ra sao, phương án giải quyết của phần mềm BRAVO thế nào? Mời Quý bạn đọc xem thêm dưới đây.
Xử lý các nghiệp vụ kết nối core dữ liệu
Phương thức kết nối giữa phần mềm giao dịch và phần mềm kế toán quản trị BRAVO


Các dạng kết nối lấy dữ liệu từ phần mềm giao dịch chứng khoán (Core) và phần mềm BRAVO: Việc kết nối và lấy dữ liệu từ core là giai đoạn sau của quá trình thực hiện các giao dịch. Do vậy, việc kết nối và lấy dữ liệu phải đảm bảo là việc nhận dữ liệu không xảy ra tình trạng thiếu hụt dữ liệu, cũng như các sai sót của thao tác lấy dữ liệu. Để tránh tình trạng này, BRAVO đề nghị Công ty sử dụng cách thức kết nối trực tiếp giữa phần mềm BRAVO và phần mềm core giao dịch với nguyên tắc truy cập theo cách thức chỉ đọc dữ liệu từ các bảng cơ sở dữ liệu trung gian (database trung gian), hoặc thông qua các truy vấn(SQL view) thay vì thông qua các file trung gian như: excel, text, cvs.
  • Kết nối trực tiếp vào core giao dịch, đọc dữ liệu từ bảng ảo
1-min.png


  • Kết nối thông qua database trung gian
2-min.png

  • Màn hình lấy dữ liệu từ phần mềm giao dịch
Untitled-1-01-min.png
  • Màn hình lấy dữ liệu giao dịch mua bán tự doanh từ TongYang
Untitled-2-01-min.png
  • Lấy dữ liệu giao dịch Portal
    11_%20Lay%20du%20lieu%20giao%20dich%20Portal-min.png


    Hạch toán bút toán dữ liệu giao dịch
    12_%20Hach%20toan%20but%20toan%20du%20lieu-min.png

    • Cập nhật danh mục chứng khoán từ phần mềm giao dịc
    13_%20Cap%20nhat%20danh%20muc%20chung%20khoan-min.png

    Tổng quan: Phương thức kết nối để lấy dữ liệu vào phần mềm BRAVO có thể trực tiếp từ phần mềm core chứng khoán thông qua các truy vấn, cơ sở dữ liệu trung gian hoặc file trung gian để đưa vào chương trình BRAVO. Việc kết nối này giúp cho doanh nghiệp sử dụng được các giao dịch đã thực hiện trên phần mềm giao dịch sàn và để giúp nhân viên không phải nhập lại dữ liệu nhiều lần. Cách thức kết nối doanh nghiệp có thể tùy chọn theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.


    Nghiệp vụ chi tiết:​


    + Khai báo hệ thống danh mục loại giao dịch và nghiệp vụ định khoản kế toán;​

    + Khai báo kết nối danh mục chứng khoán, danh mục nhà đầu tư, đối tượng;​

    + Cảnh báo sự sai lệch khi tiến hành kết nối và cập nhật (import) dữ liệu từ core;​

    + Cập nhật dữ liệu (import) dữ liệu từ core theo loại giao dịch được khai báo.​

    Thêm vài giây để dành 1 nút like và comment bài post này của BRAVO để có thể theo dõi toàn bộ nội dung liên quan đến ngành nghề Chứng khoán sẽ được public định kỳ hàng tuần.​

    Còn tiếp …​
 
Giải pháp BRAVO 8 (ERP-VN) xử lý bài toán quản lý Nhân sự trong Doanh nghiệp Chứng khoán

Tiếp nối nội dung giải pháp quản trị tổng thể của BRAVO dành cho Doanh nghiệp chứng khoán là bài toán về quản lý Nhân sự. Chi tiết mời bạn đọc theo dõi.
15_%20quan%20ly%20nhan%20su.png


- Quản lý hồ sơ nhân sự:

+ Quản lý thông tin chi tiết về nhân viên;

+ Cập nhật các thông tin về những thay đổi, biến động của từng CBCNV trong quá trình làm việc (hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, kết quả đánh giá,…);

+ Theo dõi toàn bộ lịch sử hoạt động của nhân viên trong một doanh nghiệp;

+ Hệ thống Báo cáo nhân sự (Báo cáo tình hình lao động, Báo cáo tổng hợp nhân sự, Báo cáo tăng giảm nhân sự, thông tin lịch sử nhân viên…).

- Chấm công và tính lương, thưởng, bảo hiểm:

+ Kết nối dữ liệu lấy công từ các máy chấm vân tay tại trụ sở/ chi nhánh, thực hiện import dữ liệu chấm công vào phần mềm hoặc kết nối trực tiếp với máy chấm công để lấy dữ liệu;

+ Khai báo thời gian làm việc linh hoạt theo ca làm việc (nếu có);

+ Thiết kế linh hoạt các tham số lương;

+ Cập nhật doanh số tính thưởng của bộ phận kinh doanh, bộ phận môi giới;

+ Cập nhật cách tính lương ngày công, thưởng… và các tham số liên quan;

+ Thực hiện tính lương cho Nhóm văn phòng (Lương thời gian) và nhóm Kinh doanh, môi giới (Lương thời gian + lương doanh số);

+ Các báo cáo phân tích lương hàng tháng (Bảng lương chi tiết tháng, phiếu lương cá nhân, bảng lương thực lĩnh…);

+ Hệ thống Báo cáo bảo hiểm, thuế TNCN theo quy định của nhà nước.

>>> Tìm hiểu phân hệ phần mềm quản lý nhân sự tiền lương BRAVO
 
Giải pháp BRAVO 8 (ERP-VN) xử lý Nghiệp vụ Kế toán trong Doanh nghiệp Chứng khoán

Kế toán là một nghiệp vụ khá quan trọng trong quy trình vận hành tại Doanh nghiệp Chứng khoán với nhiều bài toán đặc thù. Cùng đón đọc xem Giải pháp Phần mềm BRAVO đã đưa ra phương án xử lý thế nào nhé.
  • Phân hệ Quản lý hợp đồng vay, cho vay
2_%20phan%20he%20quan%20ly%20hop%20dong%20vay%20cho%20vay.png


Tổng quan:
Quản lý toàn bộ các hợp đồng tiền gửi, tiền vay. Kiểm soát các khoản dự thu, dự chi của doanh nghiệp để đưa ra các báo cáo phân tích liên quan.

Nghiệp vụ chi tiết:

+ Quản lý các hợp đồng tiền gửi..

+ Quản lý chi tiết các khế ước vay, hợp đồng vay.

+ Khai báo các thông tin liên quan đến lãi suất đi vay/cho vay, thời hạn thay đổi lãi suất kỳ hạn trả.

+ Tính toán các khoản dự thu, dự chi trong kỳ

Hệ thống báo cáo: Số tổng hợp tiền gửi; Sổ tổng hợp tiền vay theo khế ước; Bảng chi tiết lãi; Bảng số dư tiền vay so với hạn mức vay.
  • Phân hệ Quản lý tiền (tiền mặt, tiền ngân hàng)
3_%20Phan%20he%20quan%20ly%20tien.png


Tổng quan:
Quản lý các khoản thu/ chi/ tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng theo từng loại tiền (USD, VND…), kiểm soát thu tiền khách hàng và thanh toán cho nhà cung cấp. Thông tin đầy đủ về các quỹ, kế hoạch thu – chi để cân đối thu chi hợp lý.

Nghiệp vụ chi tiết:

+ Quản lý quỹ tiền mặt tiền gửi ngân hàng;

+ Tập hợp chi phí theo từng khoản mục, phòng ban, đối tượng…;

+ Tự động tính và hạch toán chênh lệch tỷ giá và đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ;

+ Theo dõi hạn mức tín dụng với từng ngân hàng;

+ Lập và theo dõi kế hoạch các khoản thu, chi, so sánh việc thực tế giữa thực tế và kế hoạch.

Hệ thống báo cáo: Sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán tiền mặt, sổ tiền gửi; Nhật ký thu/chi tiền; Số theo dõi các khoản vay, khế ước…
  • Phân hệ mua/ bán chứng khoán tự doanh
3_%20Phan%20he%20mua%20ban%20CK%20tai%20doanh(1).png


Tổng quan:
Được xây dựng dựa trên quy trình mua, bán chứng khoán và quản lý công nợ. Cho phép quản lý việc mua bán chứng khoán với nhiều hình thức khác nhau và theo dõi các khoản công nợ phải trả, phải thu cho từng đối tượng khách hàng cụ thể... Đặc biệt, còn trợ giúp các nhà quản lý kiểm soát được giá trị, số lượng mua, bán chứng khoán. Tự động tính toán giá trị lãi, lỗ và tự động định khoản sổ cái các nghiệp vụ có liên quan.

Nghiệp vụ chi tiết:

+ Phần mềm trợ giúp người quản lý theo các tiêu chí như: Tính chất đầu tư: ngắn hạn, dài hạn; Loại hình đầu tư: Chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi…); Theo thị trường: Trong nước, ngoài nước, niêm yết, không niêm yết; Các khoản đầu tư: mệnh giá, lãi suất, thời gian nhận lãi, thời gian đáo hạn….

+ Hoặc có thể tạo các trường tự do nhằm khai báo thông tin về các khoản mục đầu tư;

+ Cho phép cập nhật các giao dịch đầu tư trực tiếp từ p/m giao dịch hoặc file excel;

+ Cho phép cập nhật giá trị thị trường nhằm đánh giá lại giá trị các khoản đầu tư;

+ Cho phép tự xác định chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán chưa về (Chờ thanh toán/ phát hành thêm, chia cổ tức bằng cổ phiếu…);

+ Các thời hạn thanh toán/ chứng khoán về khác nhau (T+1. T+4);

+ Hỗ trợ các giao dịch nhập mua, bán, hàng trả lại, điều chuyển, cổ phiếu thưởng…;

+ Hỗ trợ nhập các chi phí liên quan đến giao dịch (phí giao dịch, phí lưu ký …..);

+ Tính giá các khoản đầu tư (áp dụng đối với đầu tư chứng khoán): Lựa chọn một trong các phương pháp tính giá sau: Bình quân gia quyền theo (tháng, ngày ), LIFO…

+ Cho phép các bút toán điều chỉnh nợ/ có điều chỉnh giá trị khoản đầu tư: Hoạt động kinh doanh (HĐ tư vấn…); Quản lý theo từng loại hình kinh doanh: tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết, tư vấn tái cấu trúc, khác (Cho phép NSD có thể tự tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau); Quản lý hóa đơn bán hàng; Theo dõi thời hạn thanh toán của các hóa đơn; Cho phép kiểm soát Hạn mức tín dụng cho từng khách hàng tại từng thời điểm;

Hệ thống báo cáo:

+ Báo cáo mua bán hàng: Báo cáo chi tiết mua, bán CK; nhật ký mua bán hàng…

+ Báo cáo công nợ: Quản lý công nợ liên quan đến hoạt động mua – bán chứng khoán; Báo cáo công nợ phải thu, phải trả theo hạn thanh toán, theo nhân viên; Phân tích tuổi nợ đối với từng khoản công nợ.

+ Báo cáo quản trị: Theo dõi đơn hàng, hợp đồng mua – bán; Thời hạn thực hiện…

+ Lên Báo cáo doanh thu tự doanh chứng khoán, chỉ tiêu an toàn tài chính theo TT 210-BTC.

  • Phân hệ Quản lý hàng tồn kho
5_%20Phan%20he%20quan%20ly%20hang%20ton%20kho.png


Tổng quan:
Trợ giúp doanh nghiệp kiểm soát về giá trị, số lượng việc luân chuyển, sử dụng chứng khoán, tránh thiệt hại trong lưu trữ. Lập và kiểm soát phiếu nhập/ xuất chứng khoán khi luân chuyển giữa các sàn, chốt lãi chứng khoán.

Nghiệp vụ chi tiết:

+ Lập và in Phiếu nhập, Phiếu xuất, Phiếu chuyển sàn chứng khoán, Phiếu đổi mã chứng khoán;

+ Tính toán và cập nhật giá trị lãi của cổ phiếu, trái phiếu (Chốt lãi chứng khoán);

+ Trên phiếu xử lý thông tin nhiều kho, chứng khoán, nhập/ xuất theo nhiều đơn vị tính;

+ Theo dõi chứng khoán tồn kho, hạn mức tồn trong kho;

+ Tính giá vốn tự động theo phương pháp: Giá đích danh; Giá bình quân gia quyền; Giá bình quân thời điểm; Giá nhập trước xuất trước

+ Theo dõi luân chuyển sàn chứng khoán;

+ Cập nhật kiểm kê định kỳ, tự động tạo các phiếu xuất khi đã có giá trị kiểm kê.

Hệ thống báo cáo: Bảng kê nhập xuất tồn chứng khoán; Tổng hợp xuất kho chứng khoán; Tổng hợp nhập kho chứng khoán; Tổng hợp nhập xuất tồn chi tiết; Sổ chi tiết chứng khoán; Thẻ kho; Bảng kiểm kê chứng khoán; Báo cáo nhu cầu chứng khoán…

  • Phân hệ Quản lý tài sản
6_%20Phan%20he%20quan%20ly%20tai%20san(1).png


Tổng quan:
Trợ giúp doanh nghiệp quản lý tài sản (Tài sản cố định, công cụ dụng cụ) về số lượng và giá trị chi tiết đến từng người và từng bộ phận sử dụng… Theo dõi biến động tài sản (tăng/ giảm giá trị, sửa chữa lớn, luân chuyển…), quản lý việc tính khấu hao, phân bổ công cụ dụng cụ, lắp thêm và thanh lý tài sản.

+ Lập và in chi tiết thẻ tài sản;

+ Lập và in phiếu ghi nhận biến động tài sản (điều chuyển bộ phận, tăng/ giảm giá trị tài sản, thay đổi mục đích sử dụng…); Biên bản thanh lý tài sản; Phiếu xuất dùng công cụ dụng cụ; Ghi nhận các biến động công cụ dụng cụ (báo hỏng, thanh lý…);

+ Lập và đưa ra các màn hình cảnh báo nhanh tình trạng của tài sản (như TSCĐ chờ thanh lý, công cụ dụng cụ đang xuất dùng...);

+ Theo dõi chi tiết tài sản theo nhóm, nguồn vốn hình thành, bộ phận, mục đích sử dụng, người quản lý…;

+ Theo dõi biến động tài sản (sửa chữa lớn, lắp thêm, tháo dỡ, ghi giảm, khấu hao, thanh lý…) qua các thời kỳ sử dụng;

+ Theo dõi tình trạng sử dụng công cụ dụng cụ (Báo hỏng, sửa chữa, thanh lý...);

+ Theo dõi và tính kế hoạch khấu hao năm của TSCĐ;

+ Tự động tính và hạch toán khấu hao TSCĐ theo nguồn vốn. Hỗ trợ tính khấu hao theo đường thẳng và giảm dần;

+ Tính phân bổ và hạch toán giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí trong các kỳ khác nhau.

Hệ thống báo cáo: Thẻ tài sản, sổ tài sản, bảng chi tiết tài sản; Bảng tình khấu hao tài sản; Báo cáo chi tiết kiểm kê tài sản,...

  • Phân hệ kế toán tổng hợp
8_%20Phan%20he%20quan%20ly%20tong%20hop.png


Tổng quan:
Kết nối dữ liệu hữu cơ với các phân hệ. Là trung tâm cập nhật, xây dựng kế hoạch quản trị tài chính, doanh thu, chi phí cũng như tập hợp dữ liệu để lên hệ thống Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế, Báo cáo nộp cấp trên và Báo cáo quản trị doanh nghiệp.

Nghiệp vụ chi tiết:

+ Ngoài các dữ liệu từ các phân hệ khác thì kế toán tổng hợp còn lập phiếu bổ sung nghiệp vụ hạch toán khác và các nghiệp vụ kế toán ngoài bảng;

+ Quản lý theo dõi và lập các kế hoạch về doanh thu, chi phí;

+ Khai báo định nghĩa các loại giao dịch (nghiệp vụ) phát sinh cho các phân hệ khác sử dụng;

+ Các tính năng tự động: Tạo bút toán khoá sổ, kết chuyển và phân bổ; Tạo các bút toán định kỳ

Hệ thống báo cáo:

+ In sổ kế toán: sổ cái, sổ chi tiết; sổ tổng hợp tài khoản; bảng cân đối tài khoản; các sổ nhật ký, sổ chi tiết doanh thu bán hàng…

+ In Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ); Bảng tổng hợp thuế và các khoản phải nộp NN; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh Báo cáo tài chính…

+ In Báo cáo thuế: Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê chứng từ hàng hoá dịch vụ, mua vào, bán ra; Báo cáo quyết toán thuế GTGT; Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập; Bảng kê tình hình nộp thuế…

+ In Báo cáo Quản trị: Kế hoạch thu chi; Phân tích doanh thu và chi phí; Kiểm kê tài sản doanh nghiệp; một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động doanh nghiệp,...
>> Xem thêm: Phân hệ Phần mềm Quản lý Tài chính - Kế toán BRAVO.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top