Ðề: Ghi Sổ Sách Hàng Tháng
+ Cuối năm làm tờ bìa nhật ký chung ( có bìa trong bìa ngoài đầy đủ) đóng lại thành quyển nếu nhiều thì phân quyển ghi rõ ngày mổ sổ và khóa sổ, còn với công ty siêu nhỏ thì 1 quyển là đủ
Ví dụ: quyển 1 : ngày mở số từ ngày 01/01/2013=> 31/03/2013
quyển 2 : ngày mở số từ ngày 01/04/2013=> 30/06/2013
quyển 3: ngày mở số từ ngày 01/07/2013=> 30/09/2013
quyển 4 : ngày mở số từ ngày 01/10/2013=> 31/12/2013
hoặc bạn có thẻ là 02 quý một quyển, hay 06 tháng 01 quyển
làm tương tự như vậy cho các sổ: sổ quỹ tiền măt, tiền gửi ngân hàng
+ới số cái có hai cách làm:
Cách 01: ví dụ tài khoản 111: tổng hợp hết từ tháng 01=> tháng 12 lại đóng thành quyển, nếu nhiều cũng phân như nhật ký chung áp dụng cho công ty lớn nhiều nghiệp vụ phát sinh số sách lớn
Cách 02: thường dùng làm bìa sổ cái chung gộp hết tất cả sổ cái tài khoản từ
1111=>911 áp dụng cho công nhỏ ít nghiệp vụ số sách nhỏ gọn
+ chứng từ thu chi: thì mỗi tháng là 1 tập có bìa đầy đủ: báo cáo thuế các loại, phiếu chi nhập kho đi kèm theo hóa đơn đầu vào, kèm phô tô hợp đồng thành lý nếu có; hóa đơn bán ra đi kèm phiếu thu tiền hoặc toán nếu mua nợ kèm phô tô hợp đồng thanh lý hợp đồng + giấy tờ khác nếu có
+ các loại sổ sách khác cũng làm tương tự cái này dễ mà bạn, nếu tiết kiệm giấy thì in hai mặt, còn không tất cả chỉ in một mặt, mẫu bìa ngoài sổ sách không có thì có thể xin
Nếu biêt cách đóng sổ sách và lưu trữ chứng từ thì có để 10 năm sau công ty có quyết toán thuế hay thanh tra thuế thì cũng ko thành vấn đề gì, còn nếu ko biết thì sổ sách 1 nới chứng từ một nẻo và các giấy từ khác lộn xộn thì hỏi đâu chết đó lục tung văn phòng kiếm chứng từ tài liệu
---------- Post added at 118 ---------- Previous post was at 111 ----------
Còn tùy vào công ty bạn áp dụng phương pháp kiểm kê hàng hóa tồn kho như thế nào có hai loại kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên
Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp theo dõi không thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, sản phẩm trên các tài khoản kế toán. Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh trị giá của vật tư hàng hóa tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán.
Đặc điểm:
- Các tài khoản phản ánh hàng tồn kho chỉ phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ và cuối kỳ
- Phản ánh tình hình mua vào, nhập kho vật tư, hàng hóa trên tài khoản 611 - Mua hàng
- Cuối kỳ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ:
Ưu điểm: Tiết kiệm được công sức ghi chép.
Nhược điểm: Phương pháp này có độ chính xác không cao.
Điều kiện áp dụng: Phù hợp với các đơn vị kinh doanh những chủng loại vật tư, sản phẩm khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán.
Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho.
Đặc điểm:
- Mọi tình hình biến động tăng giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật tư, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (TK 151, 152, 153, 156,157).
- Cuối kỳ kế toán đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế vật tư hàng hóa tồn kho với số lượng vật tư hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán.
- Tính giá vốn xuất kho căn cứ các chứng từ xuất kho và phương pháp tính giá áp dụng: Giá thực tế xuất = Số lượng xuất x Đơn giá tính cho hàng xuất.
Ưu điểm: Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời cập nhật, theo phương pháp này tại bất kỳ thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho.
Nhược điểm: Phương pháp này tốn nhiều công tính toán
Quan trọng là công ty bạn áp dụng theo phương pháp nào trên thuyết minh báo cáo tài chính công ty bạn có ghi rõ đó thôi, nêu ko có thì lục tờ khai hình thức và chế độ kê toán đã đăng ký với thuế ra xem lại
chudinhxinh@gmail.com
skype: xinh.chu1
cho mình hỏi cái này, bên mình là cong ty sản xuất, nguyên liệu nhập vào hàng ngày đều có hóa đơn mình đang làm sổ và thắc mắc là có cần xuất nguyên liệu mỗi ngày không, hay chỉ cần xuất tổng vài lần trong tháng thôi, xuất để có thành phẩm nhập kho đó.