[FAST] Giải pháp ERP Fast Business Online

FAST-Support

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Danh sách các bài viết
Các tính năng chung của giải pháp ERP Fast Business
1. Fast Business Online - Giới thiệu tổng quan về giải pháp ERP
2. Các tính năng chung của giải pháp ERP Fast Business
3. 5 lý do nên chọn Fast Business online
4. Quy trình nghiệp vụ bán hàng - thu tiền và mua hàng thanh toán trong phần mềm ERP Fast Business Online
5. Quy trình sản xuất trong phần mềm ERP Fast Business Online
6. Quy trình quản lý tài sản cố định - Công cụ dụng cụ phân bổ nhiều kỳ trong phần mềm ERP Fast Business Online
7. Quy trình tuyển dụng trong phần mềm ERP Fast Business Online
8. Quy trình quản lý nhân sự trong phần mềm ERP Fast Business Online
9. Quy trình chấm công - tính lương trong phần mềm ERP Fast Business Online
10. Fast e-Invoice – Giải pháp hóa đơn điện tử
11. Fast iConnect – Kết nối với các thiết bị và ứng dụng khác
12. Quản lý hợp đồng điện tử – Fast e-Contract
13. Giải pháp ERP chuyên ngành thời trang, bán lẻ - Fast Business Online for Retail
14. Quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
15. Top 5 phần mềm quản lý kho hiệu quả 2023
16. Top 5 các phần mềm quản lý sản xuất tốt và hiệu quả nhất 2023
17. Giải pháp ERP Fast Business Online sẵn sàng đáp ứng chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS
18. Giải pháp ERP Fast Business Online dành cho đơn vị Hành chính sự nghiệp
19. Fast Business Online đáp ứng IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý trong quản lý và đánh giá TSCĐ
-----------------------
Website: www.fast.com.vn

Bảng giá Fast Business Online <link>

Tài liệu giới thiệu ERP Fast Business Online: <link>

Group hỗ trợ sử dụng phần mềm FAST <link>

Đăng ký Demo Fast Business Online <link>

Kênh Youtube <link>
 
Giới thiệu tổng quan về giải pháp ERP Fast Business Online

Giải pháp ERP Fast Business Online có các phân hệ lớn sau:
  1. Fast Manager - Thông tin điều hành và báo cáo quản trị: Tra cứu các thông tin nhanh và báo cáo quản trị phục vụ công tác điều hành của các cán bộ quản lý các cấp.
  2. Fast Analytics: Công cụ xử lý, phân tích số liệu trực tuyến, đa chiều.
  3. Fast CRM - Quản lý quan hệ khách hàng: Theo dõi thông tin khách hàng, phân tích khách hàng, theo dõi các giao dịch với khách hàng…
  4. Fast Sales - Quản lý bán hàng: Lập báo giá, lập đơn hàng, giao hàng, viết hóa đơn, báo cáo phân tích theo bán hàng…
  5. Fast DMS – Giải pháp quản lý hệ thống phân phối: Giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ đại lý, nhà phân phối, đội ngũ nhân viên bán hàng và thị trường.
  6. Fast Purchasing - Quản lý mua hàng, vật tư: Lập kế hoạch nhu cầu, lựa chọn nhà cung cấp, lập đơn hàng/hợp đồng, nhập hàng, kiểm tra chất lượng hàng mua…
  7. Fast Inventory - Quản lý hàng tồn kho: Quản lý theo vị trí, theo lô, theo nhiều đơn vị tính, phân tích hàng chậm luân chuyển, tra cứu tồn kho thực tế, số lượng tồn nhưng đã được khách hàng đặt mua, số lượng hàng đặt sắp về…
  8. Fast Financial - Kế toán tài chính và kế toán quản trị: Kế toán tổng hợp, kế toán vốn bằng tiền, công nợ phải thu, công nợ phải trả, kế toán hàng tồn kho, quản lý TSCĐ, CCDC, tính giá thành sản phẩm sản xuất theo đơn hàng hoặc sản xuất liên tục, tính giá thành dự án, công trình xây dựng, kế toán chủ đầu tư, báo cáo tài chính, lập ngân sách, báo cáo thuế…
  9. Fast Manufacturing - Quản lý sản xuất: Hoạch định kế hoạch sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên liệu, hoạch định công suất nhà máy, quản lý xưởng...
  10. Fast HRM - Quản lý nhân sự, chấm công, tính lương: Thông tin chung về nhân viên, tuyển dụng vào đào tạo, đánh giá kết quả làm việc… chấm công, tính lương, tính thuế TNCN, BHXH, BHYT…
  11. Fast e-invoice – Quản lý hóa đơn điện tử: phát hành, lưu trữ, tra cứu hóa đơn điện tử dễ dàng, an toàn và nhanh chóng.
Các lợi ích mà Fast Business Online mang lại
  • Rút ngắn khoảng cách thông tin
Trao đổi thông tin mang tính thủ công như văn bản, truyền miệng hoặc các công cụ đơn lẻ còn nhiều hạn chế về tính tức thời, qua nhiều khâu thông tin có thể bị thay đổi làm mất tính chính xác dẫn đến việc ra quyết định kinh doanh bị chậm trễ hoặc thiếu sự chính xác.

Fast Business Online tạo ra luồng thông tin thông suốt trong doanh nghiệp, thông tin trực tiếp đến nơi cần thiết một cách tức thì mà không cần qua khâu trung gian. Giám đốc, Ban lãnh đạo, Kiểm soát kế toán… có thể có ngay các con số chính xác và đa dạng theo mong muốn chỉ bằng một cái nhấp chuột. Không khoảng cách, không thời gian.
  • Quản lý tổng thể
Fast Business Online không chỉ đơn thuần quản lý riêng lẻ chắp nối từng bộ phận mà quản lý tổng thể nguồn lực từ đầu vào đến đầu ra, người quản lý có thể có các báo cáo từ mọi quy trình và mối quan hệ giữa các đầu vào, đầu ra đó.

Fast Business Online cung cấp một cái nhìn tổng thể về công nợ, tình hình tài chính, tình hình tồn kho, dòng tiền, nhân sự… giúp cho ban lãnh đạo ra quyết định chính xác, kịp thời.
  • Xử lý nhu cầu phức tạp
Xử lý các nhu cầu quản lý phức tạp thể hiện ở việc quản lý được quá trình sản xuất, tính giá thành với những sản phẩm có cơ cấu phức tạp, nhiều công đoạn.

Kiểm soát các chính sách bán hàng, chiết khấu, khuyến mãi, hạn mức công nợ, tín dụng.

Quản lý quy trình mua hàng từ khi có yêu cầu, qua các bước duyệt yêu cầu, báo giá, lựa chọn nhà cung cấp, duyệt đơn hàng, nhập hàng, thanh toán, xuất trả lại nhà cung cấp.
  • Tiết kiệm nguồn lực
Fast Business Online cung cấp thông tin nhanh và chính xác, từ đó ra quyết định xử lý các tình huống kịp thời, tránh các rủi do từ việc thông tin chậm và sai.

Kiểm soát tốt quá trình sản xuất kinh doanh, hạn chế thất thoát lãng phí, từ đó giảm thiểu giá thành sản phẩm và các chi phí phát sinh ngoài mong muốn.

Hạn chế tốn kém phải đầu tư lại trong tương lai vì chỉ phải đầu tư một lần cho sản phẩm có khả năng đáp ứng các nhu cầu phát sinh.

tinh-nang-chung-erp.jpg



Các tính năng nổi bật của Fast Business Online
  • Tính năng phục vụ quản trị doanh nghiệp
Quản trị theo kế hoạch: Với Fast Business Online có thể quản trị theo kế hoạch về ngân sách các khoản chi phí hoặc đầu tư, kế hoạch giao hàng, kế hoạch nhận hàng, kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch sản xuất theo từng lệnh sản xuất, đơn hàng, kế hoạch dự trù nguyên vật liệu dựa trên định mức, kế hoạch thu tiền từ công nợ bán hàng và kế hoạch thanh toán cho nhà cung cấp, kế hoạch trả nợ tiền vay… Chương trình có các chức năng cảnh báo, báo cáo về hàng tồn kho dưới định mức, nợ đến hạn thu, nợ đến hạn trả… Việc quản trị theo kế hoạch giúp cho việc điều hành doanh nghiệp được chủ động, có những điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.


tinh-nang-chung-erp-2.jpg




tinh-nang-chung-erp-3.jpg



Quản trị theo quy trình: Các quy trình chính trong hoạt động doanh nghiệp như mua hàng, bán hàng, sản xuất đều được đưa vào Fast Business Online. Chương trình cho phép khai báo các trạng thái của từng công đoạn trong quy trình và các xử lý có thể tương ứng với từng trạng thái. Quản trị theo quy trình giúp cho các nhà quản lý ở mọi bộ phận có thể nắm bắt được từng công việc hiện đang được thực hiện ở khâu nào và trạng thái của nó ra sao, mà không phải “alô” hoặc đến tận nơi để xem, hỏi. Điều này giúp cho việc phục vụ khách hàng, làm việc với đối tác một cách nhanh chóng. Việc quản trị theo quy trình cũng giúp giảm thiểu việc cập nhật thông tin lặp lại, do kế thừa thông tin từ các công đoạn trước đó.


gioi-thieu-san-pham-4.jpg



Hệ thống báo cáo phân tích tình hình tài chính: Phân tích chỉ số tài chính, cơ cấu tài chính, so sánh chỉ số và cơ cấu theo kế hoạch, so sánh với công ty khác và so sánh theo ngành.

Hệ thống báo cáo quản trị theo thời gian: Chương trình cho phép lên các báo cáo cùng kỳ giữa các năm hoặc nhiều kỳ liên tiếp rất tiện lợi cho cán bộ quản lý trong việc so sánh, đánh giá hoạt động sxkd về mặt thời gian.

Hệ thống báo cáo quản trị theo đơn vị kinh doanh: Chương trình cho phép lên các báo cáo chi tiết hoặc tổng hợp theo từng đơn vị, chi nhánh, cửa hàng hoặc một nhóm các đơn vị hoặc toàn Tổng Công ty/Tập đoàn.
  • Khả năng tùy chỉnh theo đặc thù và tính mở của phần mềm
Khả năng tùy chỉnh: Phần mềm cung cấp nhiều tiện ích cho việc tùy chỉnh theo nhu cầu quản lý, từ việc thêm bớt trường thông tin cần quản lý, khai báo các trạng thái, các phương án xử lý của từng công đoạn công việc, cho đến việc chỉnh sửa màn hình nhập liệu, thêm bớt các báo cáo, hệ thống menu…

Khả năng đọc số liệu, kết nối với thiết bị: Với một số tuân thủ đơn giản về chuẩn định dạng và những đoạn chương trình nhỏ về chuyển đổi số liệu Fast Business Online cho phép đọc số liệu từ các tệp số liệu thông dụng trên excel, txt, dbf, access, sql… hoặc đọc số liệu trực tiếp từ máy đọc mã vạch, máy chấm công, máy cân trọng lượng…

Khả năng kết xuất số liệu: Chương trình xuất thông tin ra các tệp số liệu với các định dạng thông dụng như excel, word, HTML, PDF… Chương trình cũng có thể tạo ra các email với nội dung, tệp đính kèm để sẵn sàng gửi đi.

Khả năng lựa chọn và nâng cấp các phân hệ theo nhu cầu: Fast Business Online được tổ chức thành các phân hệ nghiệp vụ. Ban đầu doanh nghiệp có thể lựa chọn các phân hệ nghiệp vụ cần thiết theo yêu cầu, mà không phải mua toàn bộ cả hệ thống. Theo sự phát triển và mở rộng doanh nghiệp có thể lựa chọn bổ sung các phân hệ còn lại.

Khả năng lập trình chỉnh sửa theo yêu cầu: Tùy theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp công ty FAST có thể thực hiện các lập trình chỉnh sửa (customize) để có sản phẩm phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.



bang-can-doi-phat-sinh.jpg


Giải thưởng
  • Năm 2004 FAST hoàn thành Fast Business - Giải pháp ERP cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.
  • Năm 2005 Fast Business được Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) trao giải Sao Khuê trong lĩnh vực Phần mềm và Giải pháp triển vọng.
  • Năm 2010 Fast Business được các độc giả tạp chí Thế giới Vi tính bình chọn là Giải pháp hay nhất – BITCup trong lĩnh vực ERP.
  • Năm 2012 FAST hoàn thành Fast Business Online – Giải pháp ERP trên nền điện toán đám mây.
  • Năm 2012 Fast Business được Sở CNTT–TT TP.HCM trao giải ICT AWARDS cho Giải pháp phần mềm tiêu biểu.
  • Năm 2013 và 2017 Fast Business Online được Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) trao giải Sao Khuê cho sản phẩm phần mềm tiêu biểu.
  • Năm 2014 Fast Business Online được Sở CNTT–TT TP.HCM trao giải ICT AWARDS cho Giải pháp phần mềm tiêu biểu.
  • Năm 2015 Fast Business Online được Tập đoàn VNPT, Báo điện tử Dân Trí, Đài truyền hình Việt Nam trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt cho sản phẩm ERP thành công.
Hiện Fast Business Online có trên 1.300 khách hàng vừa và lớn trên toàn quốc.
 
Các tính năng chung của Fast Business Online

Quản lý dữ liệu của các đơn vị thành viên
  • Cho phép 2 mô hình làm việc: cơ sở dữ liệu tập trung tại VP công ty hoặc dữ liệu phân tán ở từng đơn vị thành viên.
  • Mô hình tập trung: Các đơn vị ở xa truy cập và làm việc qua internet. Tốc độ xử lý cực nhanh, đảm bảo làm việc bình thường qua internet.
  • Mô hình phân tán: Định kỳ sao chép vào/ra số liệu từ các đơn vị về công ty mẹ.
Bảo mật hệ thống
  • Truy nhập chương trình theo tên và mật khẩu.
  • Cho phép phân quyền cho từng người sử dụng hoặc nhóm người sử dụng.
  • Cho phép hạn chế quyền truy nhập tới từng chức năng (menu), từng cửa sổ, từng trường, từng thao tác xử lý.
  • Cho phép thiết lập các trường dữ liệu ở dạng không hiển thị, dạng đọc hoặc dạng đọc-ghi.
  • Phân quyền đến từng thao tác xử lý giao dịch: xem, tạo mới, sửa, xóa, in, duyệt.
  • Phân quyền xem, thêm mới, sửa, xóa danh điểm cho từng người sử dụng.
  • Phân quyền xem, thêm mới, sửa, xóa chi tiết theo từng mã đơn vị cơ sở cho từng người sử dụng.
Quản lý các danh mục từ điển
  • Cho phép người sử dụng sắp xếp, điều chỉnh lại các thông tin khi nhập liệu, hiển thị và tra cứu trong danh mục. Cho phép tra cứu các danh mục từ điển theo nhiều phương án khác nhau trong khi nhập liệu.
  • Cho phép phân quyền truy cập danh điểm theo đơn vị cơ sở.
  • Quản lý trạng thái từng danh điểm (item): Còn sử dụng, Không còn sử dụng.
  • Có công cụ đổi mã, gộp mã trong tất cả các dữ liệu đã phát sinh.
  • Có các trường dự phòng cho người sử dụng tự khai báo để quản lý các thông tin thêm theo yêu cầu đặc thù.
  • Cho phép phân nhóm danh điểm theo nhiều kiểu khác nhau để phục vụ phân tích số liệu.
  • Cho phép kéo thả khi phân nhóm dễ dàng.
  • Kết xuất ra tệp Excel chỉ bằng một phím tắt.
Quản lý giao dịch, cập nhật chứng từ
  • Quy trình nghiệp vụ được hiển thị trên màn hình.
  • Quản lý trạng thái của từng giao dịch, chứng từ.
  • Phân quyền duyệt nhiều cấp tương ứng với từng trạng thái chứng từ và chức danh duyệt.
  • Cho phép duyệt tuần tự hoặc duyệt song song ứng với từng loại chứng từ cần duyệt.
  • Cho phép chuyển thẳng số liệu từ phân hệ này sang phân hệ khác không phải chờ duyệt hoặc chuyển sang phân hệ khác ở trạng thái chờ duyệt.
  • Cho phép thiết lập/khai báo lại quy trình luân chuyển chứng từ và xử lý giao dịch.
  • Cho phép định nghĩa, thêm bớt các mã giao dịch khác nhau theo yêu cầu.
  • Cho phép định nghĩa phương án đánh số chứng từ; không/cho phép trùng số chứng từ.
  • Tự động cập nhật các số dư, tồn kho tức thời…
  • Cho phép kiểm tra số tồn kho tức thời; số hạn mức tín dụng… để cho phép/ngăn chặn các giao dịch.
  • Cho phép khai báo thêm bớt các trường dự phòng dạng danh mục, trường số, trường ngày hoặc trường ghi chú ở phần thông tin chung hoặc phần thông tin chi tiết của chứng từ. Cho phép người sử dụng tự định nghĩa vị trí, định dạng, tên gọi của các trường tự do này.
  • Có nhiều tiện ích tra cứu số liệu trong khi cập nhật chứng từ.
  • Cho phép đọc số liệu từ tệp excel.
  • Cho phép sao chép (copy) và dán (paste) trực tiếp giữa Excel và chương trình.
  • Sắp xếp lại thứ tự giữa các dòng trong chứng từ chỉ bằng thao tác đơn giản.
  • Theo dõi dấu vết của từng giao dịch: Ngày giờ lập/sửa/xóa, Người lập/sửa/xóa.
Báo cáo
  • Báo cáo số liệu liên năm.
  • Báo cáo so sánh số liệu nhiều kỳ, cùng kỳ khác năm.
  • Có nhiều tiện ích khi xem/in báo cáo.
  • Hiển thị số liệu báo cáo dưới dạng đồ thị.
  • Cho phép lên các báo cáo nhanh theo định dạng tùy ý.
  • Kết xuất báo cáo ra các tệp có khuôn dạng khác như Microsoft Excel, Word, text, hoặc XML.
  • Có nhiều báo cáo cho phép người sử dụng tự thêm bớt các chỉ tiêu, khai báo công thức tính toán.
  • Kỹ thuật Drill-down cho phép người sử dụng từ báo cáo tổng hợp có thể xem bảng kê chứng từ chi tiết liên quan và truy ngược tiếp đến chứng từ gốc trên màn hình nhập liệu. Cho phép sửa luôn chứng từ nếu được phân quyền.
  • Kỹ thuật báo cáo nhanh cho phép in nhanh các thông tin và độ rộng các trường trong báo cáo theo ý người sử dụng.
Công cụ phân tích số liệu Fast Analytics
  • Cho phép phân ích số liệu nhiều chiều một cách đơn giản bằng những động tác kéo thả.
  • Tốc độ xử lý cực nhanh, gần như là tức thời khi thay đổi kiểu xem.
  • Trình bày dưới dạng bảng số, đồ thị
  • Hữu ích cho tổng hợp phân tích hoạt động đã qua và lập kế hoạch cho thời gian tới.
Các tính năng khác
  • Tính năng Notify: cho phép thông báo các công việc cần thực hiện đến người có liên quan (các thông báo có thể là các chứng từ, đề xuất cần duyệt, các công việc cần thực hiện và các thông báo nội bộ khác…).
  • Tính năng gởi mail báo cáo định kỳ: cho phép khai báo các báo cáo cần gởi mail định kỳ theo ngày/theo tuần/theo tháng đến người sử dụng được phân quyền.
  • Tính năng Dashboard: cho phép xem nhanh tổnq quan tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc thông qua việc truy vấn, phân loại, sắp xếp thông tin hoạt động, dữ liệu kế toán theo ngày/tuần/tháng/quý/năm…, giúp người dùng có được thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời.
  • Tính năng Calendar: cho phép cập nhật/chia sẻ công việc/sự kiện, nhận việc từ cấp trên/giao việc cho nhân viên cấp dưới và theo dõi/giám sát tình hình thực hiện kế hoạch công việc.
  • Tính năng Chat: cho phép mọi người trao đổi, trò chuyện nhằm tăng thêm tính tương tác trong quá trình sử dụng chương trình, cũng như trong công việc hàng ngày.
  • Tính năng Post: cho phép mọi người chia sẻ thông tin/tài liệu dùng chung, trao đổi và phản hồi trực tiếp ngay trên chương trình.
Quản lý đa tiền tệ, song tệ
  • Tuỳ chọn đồng tiền hạch toán có thể là VND hoặc ngoại tệ theo qui định
  • Cập nhật giao dịch và lên báo cáo bằng bất kỳ loại tiền nào.
  • Cho phép lựa chọn phương pháp tính tỷ giá ghi sổ: Trung bình tháng, Trung bình di động, NTXT, Đích danh.
  • Cho phép tuỳ chọn chế độ nhập liệu qui đổi về đồng tiền hạch toán hoặc chế độ nhập liệu song tệ (luôn luôn qui đổi và thể hiện 2 đồng tiền song song trong quá trình nhập liệu).
Ngôn ngữ giao diện và báo cáo
  • Giao diện tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
  • Có riêng phiên bản tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc.
  • Hỗ trợ tiện ích dịch ngôn ngữ và thuật ngữ liên quan đến các đối tượng, các nút lệnh, các chú giải trên màn hình.
Công nghệ & môi trường làm việc

Sản phẩm có 2 phiên bản là Windows-based và Web-based.

Với Windows-based
  • Máy trạm làm việc: Window 10/8/7…
  • Cơ sở dữ liệu: SQL Server.
  • Ngôn ngữ lập trình: Microsoft Visual Studio.Net, ASP.NET/Ajax
  • Công cụ lập báo cáo: Crystal Report.
  • Kiến trúc lập trình: 3 lớp (3-tier)
  • Mạng: mạng nội bộ, truy cập từ xa
Với Web-based
  • Máy trạm làm việc: Window 10/8/7… với các trình duyệt làm việc: IE, FireFox, Chrome, Safari, Opera…
  • CSDL: SQL Server
  • Ngôn ngữ lập trình: ASP.NET/Ajax
  • Công cụ lập báo cáo: Crystal Report
  • Kiến trúc lập trình: 3 lớp (3-tier)
  • Mạng: mạng nội bộ, truy cập từ xa
  • Bảo mật: đáp ứng yêu cầu bảo mật theo SSL.
 
5 lý do tại sao nên chọn Fast Business Online
1. Tổng thể
Fast Business Online là giải pháp ERP tổng thể, bao quát hầu hết các tác nghiệp của các phòng ban nghiệp vụ, từ tài chính kế toán, mua-bán-tồn kho, đến quản trị sản xuất, quản trị nhân sự và quản trị quan hệ khách hàng.

2. Làm việc theo quy trình, dòng công việc
Với Fast Business Online các tác nghiệp đều có thể thực hiện theo quy trình, trình tự dòng công việc, và không chỉ ở trong một phòng ban mà có thể luân chuyển giữa các phòng ban. Cho phép theo dõi trạng thái của từng công việc, đã thực hiện đến công đoạn nào, đã thực hiện được bao nhiêu so với yêu cầu, đơn hàng, thời hạn phải hoàn thành…

3. Hỗ trợ ra quyết định
Fast Business Online có nhiều báo cáo dạng truy vấn nhanh số liệu và các báo cáo tổng hợp phân tích số liệu theo các chiều phân tích khác nhau. Ngoài ra còn có công cụ hỗ trợ phân tích số liệu OLAP giúp người sử dụng dễ dàng khai thác số liệu theo ý muốn của mình. Các thông tin này sẽ giúp cho việc ra quyết định trong việc điều hành tác nghiệp hàng ngày cũng như trong việc phân tích kết quả thực hiện và lập kế hoạch cho thời gian sắp tới.

4. Làm việc mọi lúc, mọi nơi
Là lợi ích vô cùng lớn của Fast Business Online cho người dùng là có thể làm việc, truy cập dữ liệu công ty từ xa qua internet, kể cả trên điện thoại di động, kết nối qua 3G.

5. Thương hiệu mạnh
FAST có hơn 23 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển và tư vấn ứng dụng các giải pháp phần mềm phục vụ doanh nghiệp. Các sản phẩm và dịch vụ của FAST được hơn 21.000 khách hàng trên toàn quốc tin dùng (trong đó có trên 1.300 khách hàng sử dụng sản phẩm Fast Business), và được trao các giải thưởng uy tín như Giải pháp Công nghệ Thông tin hay nhất BIT Cup do người sử dụng bình chọn, giải thưởng Sao Khuê của VINASA (Hiệp hội phần mềm Việt Nam), CUP CNTT của Sở thông tin truyền thông TPHCM…

FAST có văn phòng tại 3 miền Bắc, Trung, Nam với đội ngũ hơn 450 nhân viên.


>>> Xem thêm: Giải pháp erp

>>> Xem thêm: Hệ thống erp
 
Quy trình nghiệp vụ bán hàng - thu tiền và mua hàng thanh toán trong phần mềm ERP Fast Business Online

1. Quy trình bán hàng - thu tiền
1.1 Sơ đồ nghiệp vụ quy trình
[Click để xem ảnh lớn]

BH.jpg


1.2 Diễn giải quy trình
Quy trình nghiệp vụ bán hàng – thu tiền trên FBO có 14 bước, chi tiết:

1598341044192.png
2. Quy trình mua hàng - thanh toán
2.1 Sơ đồ nghiệp vụ quy trình
[Click để xem ảnh lớn]

MH.jpg


2.2 Diễn giải quy trình
Quy trình nghiệp vụ Mua hàng – Thanh toán trên FBO có 18 bước, chi tiết nội dung các bước:
1598341069648.png
 
Quy trình sản xuất trong phần mềm ERP Fast Business Online

Sơ đồ nghiệp vụ quy trình

[Click để xem ảnh lớn]

SX.jpg


Diễn giải quy trình nghiệp vụ

Quy trình nghiệp vụ quản lý Sản xuất trên hệ thống FBO có 30 bước, chi tiết nội dung các bước:

BƯỚCNỘI DUNG BƯỚC
1.Dựa trên thông tin tiêu thụ sản phẩm trong một kỳ đã được dự báo, nhân viên theo dõi kế hoạch sản xuất nhập thông tin dự báo vào nghiệp vụ Dự báo bán hàng trên hệ thống.
2.Trường hợp không sử dụng phần hoạch định sản xuất nhưng có sử dụng phần hoạch định nguyên liệu, nhân viên theo dõi kế hoạch sản xuất vào nghiệp vụ Kế hoạch sản xuất trong hệ thống để nhập liệu đầu vào. Khi nhập liệu sẽ nhập các nhu cầu sản xuất thành phẩm, bán thành phẩm, dựa vào đó chương trình sẽ phân rã thành các nguyên liệu tương ứng theo cấu trúc sản phẩm.
3.Trường hợp sử dụng phần hoạch định sản xuất, nhân viên theo dõi kế hoạch sản xuất chọn nghiệp vụ Hoạch định sản xuất trên hệ thống để lên kế hoạch sản xuất sản phẩm. Chương trình sẽ tự động tính dựa trên dữ liệu của đơn hàng bán (Quy trình bán hàng – Thu tiền) và dự báo bán hàng.
4.Để dự trù thông tin về nhân công sản xuất, nhân viên theo dõi kế hoạch sản xuất thực hiện thông tin tại nghiệp vụ Hoạch định năng lực sản xuất trên hệ thống.
5.Để lên dự trù thông tin công suất máy thực hiện sản xuất sản phẩm, nhân viên theo dõi kế hoạch sản xuất thực hiện thông tin hoạch định tại nghiệp vụ Hoạch định công suất trên hệ thống.
6.Sau khi hoạch định về năng lực sản xuất và công suất, nhân viên theo dõi kế hoạch sản xuất tiến hành lên dự trù nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm trên hệ thống tại nghiệp vụ Hoạch định nguyên vật liệu.
7.Để chuyển thông tin kế hoạch sản xuất đến bộ phận phân xưởng, nhân viên theo dõi kế hoạch sản xuất thực hiện nghiệp vụ Chuyển kế hoạch sang lệnh sản xuất để tạo Lệnh sản xuất mới trên hệ thống.
8.Lệnh sản xuất sau khi được tạo, nhân viên theo dõi kế hoạch sản xuất có thể xem nội dung lệnh tại nghiệp vụ Lệnh sản xuất trên hệ thống và in lệnh sản xuất chuyển cho bộ phận Phân xưởng
Trường hợp lập mới một Lệnh sản xuất không qua kế hoạch sản xuất, nhân viên theo dõi kế hoạch sản xuất có thể lập một lệnh mới ở nghiệp vụ này.
9.Để thực hiện sản xuất, quản đốc phân xưởng cần tạo yêu cầu sản xuất. Ở bước này, quản đốc xưởng có thể tạo nhanh yêu cầu sản xuất từ lệnh sản xuất tại nghiệp vụ tạo yêu cầu sản xuất trên hệ thống.
10.Yêu cầu sản xuất sau khi được tạo, quản đốc phân xưởng có thể xem thông tin tại nghiệp vụ Yêu cầu sản xuất, in yêu cầu và chuyển thông tin cho cấp có thẩm quyền duyệt thông tin.
Trường hợp lập mới một Yêu cầu sản xuất không qua Lệnh sản xuất, quản đốc phân xưởng có thể lập một lệnh mới ở nghiệp vụ này.
11.Cấp có thẩm quyền thực hiện kiểm tra và duyệt yêu cầu sản xuất trên hệ thống. Nếu không đồng ý chuyển lại thông tin cho quản đốc phân xưởng điều chỉnh, xử lý nhu cầu vật tư. Nếu đồng ý, quản đốc phân xưởng nhận thông tin và chuẩn bị sản xuất sản phẩm.
12.Để thực hiện sản xuất sản phẩm cần có nguyên vật liệu, vật tư để sản xuất, quản đốc phân xưởng thực hiện lập phiếu yêu cầu lĩnh vật tư trên hệ thống và chuyển cho thông tin đến cấp có thẩm quyền duyệt yêu cầu.
13.Cấp có thẩm quyền kiểm tra và duyệt phiếu yêu cầu lĩnh vật tư trên hệ thống. Nếu đồng ý chuyển thông tin cho quản đốc phân xưởng và bộ phận kho thực hiện bước tiếp theo. Nếu không đồng ý gửi lại lý do không đồng ý cho quản đốc phân xưởng thực hiện kiểm tra và xử lý thông tin.
14.Sau khi nhận được yêu cầu lĩnh vật tư đã duyệt, bộ phận kho tiến hành kiểm tra hàng tồn (có thể kiểm tra trong hệ thống qua báo cáo tồn kho trên hệ thống). Nếu đủ số lượng yêu cầu thực hiện xuất kho, nếu thiếu tiến hành mua mới nguyên vật liệu, vật tư (xem chi tiết ở quy trình Mua hàng - Thanh toán).
15.Nguyên vật liệu, vật tư đủ số lượng yêu cầu của quản đốc phân xưởng, bộ phận kho tiến hàng thủ tục xuất điều chuyển, ghi nhận thông tin xuất chuyển vật tư cho phân xưởng trên hệ thống.
16.Khi nhận vật tư từ bộ phận kho chuyển đến, quản đốc xưởng thực hiện ghi nhận thông tin nhập vật tư vào nghiệp vụ Phiếu nhập xuất phân xưởng trên hệ thống.
17.Khi thực hiện sản xuất sản phẩm, quản đốc xưởng thực hiện ghi nhận thông tin xuất nguyên vật liệu, vật tư và sản xuất sản phẩm trên hệ thống ở nghiệp vụ Giao dịch phân xưởng. Thông tin xuất nguyên vật liệu, vật tư sẽ được hệ thống tự động tạo phiếu xuất kho.
18.Quản đốc xưởng thực hiện ghi nhận thông tin máy sản xuất sản phẩm trên hệ thống ở nghiệp vụ Giao dịch máy.
19.Khi sản xuất sản phẩm qua nhiều công đoạn, quản đốc xưởng cần ghi nhận thông tin chuyển công đoạn, thực hiện ghi nhận thông tin này trên hệ thống ở nghiệp vụ Điều chuyển công đoạn trên hệ thống.
20.Bán thành phẩm hoặc thành phẩm khi sản xuất xong cần kiểm tra chất lượng trước khi thực hiện sản xuất tiếp hoặc nhập kho. Sau khi bán thành phẩm, thành phẩm được kiểm tra chất lượng xong, nhân viên kiểm tra chất lượng thực hiện nhập thông tin lên hệ thống tại nghiệp vụ Phiếu duyệt chất lượng để chuyển thông tin đến cấp có thẩm quyền duyệt thông tin phiếu.
21.Cấp có thẩm quyền kiểm tra và duyệt phiếu duyệt chất lượng trên hệ thống. Nếu đạt chuyển thông tin cho quản đốc phân xưởng thực hiện bước tiếp theo. Nếu không đạt gửi lại lý do không đồng ý cho quản đốc phân xưởng thực hiện kiểm tra và xử lý thông tin.
22.Thành phẩm sau khi đã được duyệt chất lượng, quản đốc phân xưởng chuyển thông tin cho bộ phận kho tiến hành nhập kho và ghi nhận thông tin nhập kho trên hệ thống tại nghiệp vụ Phiếu nhập xuất phân xưởng.
23.Để tính giá thành sản sản phẩm, kế toán giá thành cần thực hiện ghi nhận thông tin sản phẩm dở dang (SPDD) cuối kỳ, nhập số lượng SPDD vào hệ thống tại nghiệp vụ Cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
24.Kế toán giá thành thực hiện tính số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ trên hệ thống để hệ thống ghi nhận thông tin làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
25.Kế toán giá thành thực hiện tập hợp chi phí phát sinh cho sản phẩm qua nghiệp vụ Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ trên hệ thống.
26.Kế toán giá thành thực hiện tính hệ số phân bổ cho các chi phí tập hợp trên hệ thống để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
27.Sau khi tập hợp chi phí phát sinh và tính hệ số phân bổ chi phí, kế toán giá thành tiến hành phân bổ chi phí phát sinh cho sản phẩm tại nghiệp vụ Phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ trên hệ thống.
28.Kế toán giá thành thực hiện tính chi phí dở dang cuối kỳ của sản phẩm trên hệ thống để ghi nhận thông tin.
29.Dựa vào thông tin ghi nhận chi phí dở dang cuối kỳ và phân bổ chi phí phát sinh trên hệ thống, kế toán giá thành thực hiện nghiệp vụ Tính giá thành sản phẩm trên hệ thống để hệ thống tính toán và đưa ra số liệu về giá thành của sản phẩm.
30.Sau khi thực hiện tính giá thành sản phẩm xong, kế toán giá thành cần thực hiện cập nhật giá vốn cho sản phẩm nhập kho. Để thực hiện thao tác này, kế toán giá thành cần thực hiện nghiệp vụ Cập nhật giá cho phiếu nhập thành phẩm trên hệ thống.
 
Quy trình quản lý tài sản cố định - Công cụ dụng cụ phân bổ nhiều kỳ trong phần mềm ERP Fast Business Online

Sơ đồ nghiệp vụ quy trình
[Click để xem ảnh lớn]

TS-CC.jpg


Diễn giải quy trình
* Quản lý tài sản cố định
Quy trình nghiệp vụ quản lý Tài sản cố định trên hệ thống có 8 bước, chi tiết nội dung các bước:

BƯỚCNỘI DUNG BƯỚC
1.Tài sản cố định (TSCĐ) mua mới (Các bước mua mới TSCĐ tham khảo tại quy trình Mua hàng - Thanh toán) khi đưa vào sử dụng, kế toán ghi nhận thông tin theo dõi TSCĐ trên hệ thống.
2.Cuối kỳ, kế toán vào hệ thống và thực hiện tính khấu hao TSCĐ.
3.Khấu hao TSCĐ sau khi được tính xong, kế toán làm nghiệp vụ phân bổ khấu hao TSCĐ để chuyển thông tin sang sổ cái.
4.Trường hợp trong kỳ nếu phát sinh điều chỉnh giá trị TSCĐ, kế toán vào nghiệp vụ điều chỉnh giá trị TSCĐ để ghi nhận thông tin. Đồng thời, kế toán thực hiện lập phiếu kế toán tổng hợp trên hệ thống để hạch toán bút toán điều chỉnh giá trị TSCĐ ghi nhận thông tin lên sổ sách kế toán.
5.Trường hợp trong kỳ có phát sinh nghiệp vụ điều chuyển TSCĐ từ bộ phận này sang bộ phận khác, kế toán vào nghiệp vụ Điều chuyển bộ phận sử dụng trên hệ thống để ghi nhận thông tin điều chuyển.
6.Trường hợp trong kỳ nếu muốn tạm dừng khấu hao TSCĐ trong một khoảng thời gian nhất định, kế toán thực hiện khai báo tạm dừng khấu hao trên hệ thống để ghi nhận thông tin.
7.Trường hợp trong kỳ phát sinh nghiệp vụ dừng khấu hao TSCĐ, không thực hiện khấu hao TSCĐ nữa, kế toán vào hệ thống, thực hiện khai báo thôi khấu hao để ghi nhận thông tin.
8.Trong kỳ phát sinh trường hợp giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán, mất mát, …), kế toán vào hệ thống thực hiện khai báo giảm TSCĐ để ghi nhận thông tin. Đồng thời, kế toán thực hiện lập phiếu kế toán tổng hợp trên hệ thống để hạch toán bút toán ghi giảm TSCĐ, ghi nhận thông tin lên sổ sách kế toán.
* Quản lý công cụ dụng cụ phân bổ nhiều kỳ

Quy trình nghiệp vụ quản lý Công cụ dụng cụ phân bổ nhiều kỳ trên FBO có 10 bước, chi tiết nội dung các bước:

BƯỚCNỘI DUNG BƯỚC
1.Các bộ phận khi có nhu cầu sử dụng Công cụ dụng cụ (CCDC), thực hiện lập phiếu yêu cầu lĩnh vật tư trên hệ thống và chuyển cho thông tin đến cấp có thẩm quyền duyệt yêu cầu.
2.Cấp có thẩm quyền kiểm tra và duyệt phiếu yêu cầu lĩnh vật tư trên hệ thống. Nếu đồng ý chuyển thông tin cho bộ phận yêu cầu và bộ phận kho thực hiện bước tiếp theo. Nếu không đồng ý gửi lại lý do không đồng ý cho bộ phận yêu cầu thực hiện kiểm tra và xử lý thông tin.
3.Sau khi nhận được yêu cầu lĩnh vật tư đã duyệt, bộ phận kho tiến hành kiểm tra hàng tồn (có thể kiểm tra trong hệ thống qua báo cáo tồn kho trên hệ thống). Nếu đủ số lượng yêu cầu thực hiện xuất kho, nếu thiếu tiến hành mua mới CCDC (xem chi tiết ở quy trình Mua hàng - Thanh toán).
4.CCDC đủ số lượng yêu cầu của bộ phận yêu cầu, bộ phận kho tiến hàng thủ tục xuất kho, ghi nhận thông tin xuất kho vào phiếu xuất kho trên hệ thống.
5.Sau khi nhận được thông tin xuất dùng CCDC cần theo dõi phân bổ nhiều kỳ, kế toán vào hệ thống nhập thông tin ghi nhận theo dõi CCDC xuất dùng.
6.Cuối kỳ, kế toán vào hệ thống và thực hiện tính phân bổ chi phí CCDC.
7.Chi phí CCDC sau khi được tính xong, kế toán làm nghiệp vụ bút toán phân bổ chi phí CCDC để chuyển thông tin sang sổ cái.
8.Trường hợp trong kỳ có phát sinh nghiệp vụ điều chuyển CCDC từ bộ phận này sang bộ phận khác, kế toán vào nghiệp vụ Điều chuyển bộ phận sử dụng trên hệ thống để ghi nhận thông tin điều chuyển.
9.Trường hợp trong kỳ phát sinh nghiệp vụ dừng phân bổ chi phí CCDC, không thực hiện phân bổ chi phí CCDC nữa, kế toán vào hệ thống, thực hiện khai báo thôi phân bổ để ghi nhận thông tin.
10.Trong kỳ phát sinh trường hợp giảm/hỏng CCDC, kế toán vào hệ thống thực hiện khai báo giảm/hỏng CCDC để ghi nhận thông tin. Đồng thời, kế toán thực hiện lập phiếu kế toán trên hệ thống để hạch toán bút toán ghi giảm/hỏng CCDC, ghi nhận thông tin lên sổ sách kế toán.
 
Quy trình tuyển dụng trong phần mềm ERP Fast Business Online
Sơ đồ nghiệp vụ quy trình
[Click để xem ảnh lớn]

TD.jpg


Diễn giải quy trình
Quy trình nghiệp vụ tuyển dụng trên FBO có 12 bước, chi tiết nội dung các bước:
BƯỚCNỘI DUNG BƯỚC
1.Khi có nhu cầu tuyển dụng nhân viên, các bộ phận có nhu cầu thực hiện lập phiếu yêu cầu tuyển dụng để ghi nhận thông tin yêu cầu (vị trí, kỹ năng, …) và chuyển cho cấp có thẩm quyền duyệt yêu cầu.
2.Cấp có thẩm quyền thực hiện kiểm tra và duyệt phiếu yêu cầu. Nếu đồng ý chuyển thông tin cho bộ phận nhân sự và bộ phận yêu cầu tuyển dụng nhân viên chuẩn bị thông tin. Nếu không đồng ý gửi lại thông tin cùng lý do không đồng ý cho bộ phận yêu cầu tuyển dụng để xử lý thông tin (điều chỉnh yêu cầu, hủy yêu cầu, ….)
3.Sau khi nhận được thông tin duyệt yêu cầu tuyển dụng từ cấp có thẩm quyền, nhân viên nhân sự tiến hành cập nhật thông tin đợt tuyển dụng trên hệ thống.
4.Sau khi tìm kiếm được ứng viên phù hợp với yêu cầu, nhân viên nhân sự vào hệ thống để cập nhật hồ sơ ứng viên.
5.Nhân viên nhân sự sau khi tìm kiếm được ứng viên, phối hợp với bộ phận yêu cầu tuyển dụng để lên lịch kiểm tra/phỏng vấn ứng viên và ghi nhận thông tin này vào nghiệp vụ Lập lịch kiểm tra, phỏng vấn trên hệ thống.
6.Sau khi liên hệ với ứng viên, chốt được lịch kiểm tra, phỏng vấn với ứng viên và bộ phận yêu cầu tuyển dụng, nhân viên nhân sự thực hiện cập nhật lịch kiểm tra, phỏng vấn cho ứng viên trên hệ thống.
7.Sau khi có kết quả kiểm tra của ứng viên, nhân viên nhân sự thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống.
8.Sau khi có kết quả kiểm tra phỏng vấn của ứng viên, nhân viên nhân sự thực hiện cập nhật kết quả phỏng vấn vào hệ thống.
9.Dựa vào kết quả kiểm tra và kết quả phỏng vấn, bộ phận có nhu cầu tuyển dụng sẽ đưa ra thông tin ứng viên có được nhận hay không, nếu được nhận thì nhân viên nhân sự tiến hành cập nhật quyết định tuyển dụng của ứng viên trên hệ thống.
10.Thông tin từ hồ sơ ứng viên sẽ được chuyển qua Thông tin nhân viên trên hệ thống sau khi có quyết định tuyển dụng ứng viên đạt. Nhân viên nhân sự vào nghiệp vụ này để cập nhật thêm các thông tin liên quan đến ứng viên.
11.Nhân viên mới vào nhận việc ngày đầu tiên, nhân viên nhân sự tiến hành lập hợp đồng lao động (học việc, thử việc, chính thức, ….) và ghi nhận thông tin trên hệ thống
12.Trường hợp có phụ lục hợp đồng cho nhân viên mới, nhân viên nhân sự lập phụ lục hợp đồng và ghi nhận thông tin trên hệ thống.
 
Quy trình quản lý nhân sự trong phần mềm ERP Fast Business Online

Sơ đồ nghiệp vụ quy trình

[Click để xem ảnh lớn]

NS.jpg



Diễn giải quy trình

Quy trình nghiệp vụ quản lý nhân sự trên FBO có 17 bước, chi tiết nội dung các bước:

BƯỚCNỘI DUNG BƯỚC
1.Sau khi cập nhật quyết định tuyển dụng ứng viên đạt trên hệ thống (xem chi tiết tại Quy trình Tuyển dụng), thông tin từ hồ sơ ứng viên sẽ được chuyển qua Thông tin nhân viên trên hệ thống. Nhân viên nhân sự vào nghiệp vụ này để cập nhật thêm các thông tin liên quan đến ứng viên.
2.Khi có nhu cầu cấp phát công cụ dụng cụ, bộ phận có nhu cầu vào hệ thống lập phiếu yêu cầu cấp phát công cụ dụng cụ và chuyển thông tin cho cấp có thẩm quyền duyệt
3.Cấp có thẩm quyền kiểm tra và duyệt phiếu yêu cầu cấp phát công cụ dụng cụ trên hệ thống. Nếu đồng ý chuyển thông tin cho bộ phận yêu cầu làm thủ tục cấp phát công cụ dụng cụ cho nhân viên. Nếu không đồng ý gửi lại lý do không đồng ý cho bộ phận yêu cầu thực hiện kiểm tra và xử lý thông tin.
4.Khi công cụ dụng cụ được đưa cho nhân viên, nhân viên nhân sự ghi nhận thông tin vào nghiệp vụ cập nhật cấp phát công cụ dụng cụ trên hệ thống.
5.Trường hợp thu hồi, hỏng, mất, … công cụ dụng cụ, nhân viên nhân sự ghi nhận thông tin vào nghiệp vụ cập nhật giảm công cụ dụng cụ trên hệ thống để lưu thông tin.
6.Khi có nhu cầu đào tạo nhân viên, bộ phận có nhu cầu vào hệ thống lập phiếu yêu cầu đào tạo và chuyển thông tin cho cấp có thẩm quyền duyệt yêu cầu.
7.Cấp có thẩm quyền kiểm tra và duyệt phiếu yêu cầu đào tạo trên hệ thống. Nếu đồng ý chuyển thông tin cho bộ phận yêu cầu và bộ phận nhân sự làm thủ tục cho việc đào tạo nhân viên. Nếu không đồng ý gửi lại lý do không đồng ý cho bộ phận yêu cầu thực hiện kiểm tra và xử lý thông tin (điều chỉnh, hủy bỏ, ...)
8.Sau khi yêu cầu đào tạo được duyệt, nhân viên nhân sự phối hợp cùng với bộ phận yêu cầu lên thông tin khóa học và cập nhật thông tin khóa học vào hệ thống
9.Sau khi nhân viên tham gia khóa học đào tạo, kết quả tham gia khóa học của nhân viên đã có, nhân viên nhân sự thực hiện cập nhật kết quả lên hệ thống để lưu thông tin.
10.Hàng tháng, hàng quý tùy theo yêu cầu của các bộ phận, nhân viên sẽ vào hệ thống để đánh giá thực hiện công việc của bản thân dựa theo các tiêu chí cụ thể của từng bộ phận, phòng ban tại nghiệp vụ Cập nhật đánh giá thực hiện công việc. Cấp quản lý sau khi nhân viên tự đánh giá thực hiện công việc, vào hệ thống để cập nhật thông tin đánh giá của mình về nhân viên tại nghiệp vụ Cập nhật đánh giá thực hiện công việc.
11.Nhân viên nhân sự nhập thông tin danh sách nhân viên tham gia bảo hiểm trên hệ thống tại nghiệp vụ Cập nhật danh sách lao động tham gia bảo hiểm để lưu thông tin.
Sau khi lưu thông tin danh sách nhân viên tham gia bảo hiểm, nhân viên nhân sự tiến hành in Tờ khai tham gia BHXH, BHYT cùng với báo cáo Danh sách lao động tham gia bảo hiểm trên hệ thống để gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn tất thủ tục khai báo nhân viên tham gia bảo hiểm của công ty.
12.Sau khi nhân viên hoàn tất thủ tục khai báo nhân viên tham gia bảo hiểm của công ty cho cơ quan bảo hiểm xã hội, nhân viên nhân sự vào nghiệp vụ Cập nhật quá trình tham gia BHXH để thực hiện ghi nhận thông tin tham gia bảo hiểm, tỷ lệ đóng bảo hiểm, … lên hệ thống để lưu thông tin và lấy dữ liệu cho việc tính bảo hiểm cho nhân viên.
13.Sau khi cập nhật xong thông tin quá trình tham gia BHXH trên hệ thống, nhân viên nhân sự tiếp tục thực hiện ghi nhận thông tin bảo hiểm, công đoàn lên hệ thống để lấy dữ liệu cho việc tính bảo hiểm cho nhân viên.
14.Đối với trường hợp nhân viên nghỉ chế độ, khi thực hiện thanh toán theo chế độ, nhân viên nhân sự vào hệ thống để ghi nhận thông tin danh sách nhân viên thanh toán theo chế độ.
15.Trong quá trình làm việc tại công ty, nhân viên được khen thưởng, nhân viên nhân sự ghi nhận thông tin này vào nghiệp vụ Thông tin nhân viên, mục Khen thưởng trên hệ thống.
16.Trong quá trình làm việc tại công ty, nhân viên bị kỷ luật, nhân viên nhân sự ghi nhận thông tin này vào nghiệp vụ Thông tin nhân viên, mục Kỷ luật trên hệ thống.
17.Trong quá trình làm việc tại công ty, nhân viên có chuyển vị trí công việc, chuyển sang bộ phận khác, ngừng việc hoặc nhân viên nghỉ việc, nhân viên nhân sự ghi nhận các thông tin này vào nghiệp vụ Thông tin nhân viên, mục Quá trình làm việc trên hệ thống để theo dõi thông tin nhân viên.
 
Quy trình chấm công - tính lương trong phần mềm ERP Fast Business Online
Sơ đồ nghiệp vụ quy trình
[Click để xem ảnh lớn]

CC-TL.jpg

Diễn giải quy trình

Quy trình Chấm công – Tính lương trên FBO có 22 bước, chi tiết nội dung các bước:

BƯỚCNỘI DUNG BƯỚC
1.Từ thông tin nhân viên (xem chi tiết ở Quy trình Quản lý nhân sự), nhân viên chấm công thực hiện cập nhật thông tin chấm công cho nhân viên trên hệ thống (số thẻ chấm công, ca làm việc chính, công ngầm định, …).
2.Sau khi cập nhật xong thông tin chấm công cho nhân viên, nhân viên chấm công tiến hành đăng ký ca cho nhân viên trên hệ thống, để khi tính công hệ thống biết được nhân viên làm việc ca nào và thuộc công nào.
3.Trường hợp nhân viên có tăng ca, nhân viên chấm công vào nghiệp vụ Đăng ký tăng ca cho nhân viên trên hệ thống để cập nhật thông tin này.
4.Từ thông tin được khai báo trong Thông tin nhân viên (số điện thoại, người quản lý), khi nhân viên có phát sinh nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ không lương, thực hiện xin nghỉ phép qua tin nhắn, hệ thống sẽ gửi đến số điện thoại người quản lý của nhân viên xin nghỉ phép để duyệt thông tin.
5.Người quản lý khi nhận được tin nhắn xin nghỉ phép của nhân viên từ hệ thống, thực hiện duyệt nghỉ phép của nhân viên. Khi nhận được tin nhắn từ quản lý, hệ thống sẽ gửi lại cho nhân viên kết quả và thông báo cho quản lý đã xác nhận.
6.Hàng tuần hoặc cuối tháng, nhân viên chấm công vào nghiệp vụ Xem thông tin phép đã duyệt trên hệ thống để thực hiện kết chuyển thông tin nghỉ phép của nhân viên sang nghiệp vụ Cập nhật thông tin nhân viên nghỉ, vắng mặt.
7.Sau khi kết chuyển thông tin nghỉ phép của nhân viên từ nghiệp vụ Xem thông tin nghỉ phép đã duyệt, nhân viên chấm công có thể vào nghiệp vụ Cập nhật thông tin nhân viên nghỉ, vắng mặt để xem thông tin.
Trường hợp không sử dụng thông tin xin nghỉ phép qua tin nhắn, nhân viên chấm công cần vào nghiệp vụ cập nhật nhân viên nghỉ, vắng mặt trong hệ thống để nhập thông tin những nhân viên nghỉ, vắng mặt đã được duyệt.
8.Hàng tuần hoặc cuối tháng, nhân viên chấm công vào nghiệp vụ lấy số liệu chấm công trong hệ thống để lấy dữ liệu từ máy chấm công vào hệ thống hoặc nhập dữ liệu (import) công của nhân viên bằng tệp excel mẫu vào hệ thống.
9.Đối với nhân viên nghỉ theo chế độ nhưng phải đi làm thì mới được hưởng, nhân viên chấm công vào nghiệp vụ Cập nhật thông tin nhân viên nghỉ theo chế độ để nhập thông tin này.
10.Đối với nhân viên không cần phải chấm công nhưng vẫn tính công bình thường, nhân viên chấm công vào hệ thống nhập thông tin tại nghiệp vụ Cập nhật thông tin nhân viên không cần chấm công để ghi nhận thông tin
11.Cuối tháng, nhân viên chấm công vào hệ thống, chọn nghiệp vụ Tính công để hệ thống tự động tính công trong tháng cho nhân viên. Nhân viên chấm công có thể kiểm tra thông tin ở báo cáo Bảng chấm công.
Sau khi tính công xong, hệ thống sẽ xuất thông tin đi trễ về sớm, nhân viên chấm công xem hoặc in báo cáo để kiểm tra thông tin trước khi tính lương.
12.Nhân viên tính lương thực hiện cập nhật thông tin lương hàng tháng cho nhân viên trên hệ thống để làm cơ sở cho việc tính lương.
13.Những khoản phụ cấp mà nhân viên được hưởng, nhân viên tính lương cũng thực hiện nhập vào hệ thống ở nghiệp vụ Cập nhật thông tin phụ cấp.
14.Khi có phát sinh tạm ứng lương từ nhân viên, nhân viên tính lương nhập thông tin vào nghiệp vụ Cập nhật tạm ứng trên phần mềm.
15.Trong tháng, có phát sinh nghiệp vụ thưởng, phạt làm tăng hoặc giảm tiền lương của nhân viên, nhân viên tính lương sẽ thực hiện nhập thông tin vào hệ thống ở nghiệp vụ Cập nhật thông tin thưởng, phạt.
16.Trong tháng, có phát sinh thu nhập khác hoặc giảm trừ khác làm tăng hoặc giảm tiền lương của nhân viên, nhân viên tính lương sẽ thực hiện nhập thông tin vào hệ thống ở nghiệp vụ Cập nhật thông tin thu nhập, giảm trừ.
17.Đối với trường hợp tính lương theo sản phẩm, nhân viên tính lương vào hệ thống nhập số lượng sản phẩm của nhân viên hoặc theo bộ phận để làm căn cứ cho việc tính lương.
18.Cuối tháng, nhân viên tính lương vào hệ thống để thực hiện tính lương cho nhân viên ở nghiệp vụ Tính lương, hệ thống sẽ tự động tính lương dựa trên thông tin bảo hiểm, tính công, lương, phụ cấp, tạm ứng, thưởng/phạt và các khoản thu nhập, giảm trừ khác. Nhân viên tính lương có thể kiểm tra thông tin qua bảng lương.
19.Để thực hiện tính thu nhập cá nhân (TNCN) cho nhân viên, nhân viên chấm công cần vào hệ thống thực hiện nghiệp vụ Cập nhật thông tin thuế TNCN cho nhân viên để lưu thông tin và làm cơ sở cho việc tính thuế TNCN.
20.Sau khi tính lương xong và cập nhật thông tin tính thuế TNCN cho nhân viên, nhân viên tính lương thực hiện tính thuế TNCN cho nhân viên trên hệ thống để ra số tiền khấu trừ thuế TNCN hàng tháng của nhân viên.
21.Sau khi chốt lương phải trả cho nhân viên (lương, tạm ứng, thuế TNCN), nhân viên chấm công chọn bút toán kết chuyển lương để kết chuyển thông tin sang sổ cái.
22.Cuối năm, nhân viên tính lương thực hiện quyết toán thuế TNCN cho nhân viên trên hệ thống, thông tin sẽ được cập nhật lên Tờ khai quyết toán thuế TNCN và Bảng kê thuế TNCN.
 

Tính năng mới trên giải pháp ERP Fast Business Online phiên bản 22.7​

Fast Business Online là giải pháp quản trị toàn diện doanh nghiệp (ERP) đã được hơn 2.700 khách hàng sử dụng. Ra đời từ năm 2012, giải pháp đã liên tục được hoàn thiện và phát triển thêm nhiều tính năng mới để phù hợp với xu thế và nhất là đáp ứng nhu cầu quản trị ngày càng sâu rộng của doanh nghiệp.

FBO1.png


Fast Business Online phiên bản 22.7 được nghiên cứu và phát triển với nhiều chức năng mới, trong đó nổi bật gồm có các phần hành sau:
  • Hoàn thiện phân hệ mua hàng.
  • Phát triển phần hành đánh giá nhà cung cấp.
  • Phát triển phân hệ kiểm định chất lượng

Hoàn thiện phân hệ mua hàng

Phân hệ quản lý mua hàng trong giải pháp ERP Fast Business Online cho phép tự động hóa nhiều công việc trong chu trình nghiệp vụ mua hàng – thanh toán. Với Ver 22.7, phân hệ mua hàng đã được nâng cấp về phần cấu trúc tổ chức thông tin, quy trình báo giá & quản lý giá mua, hoàn thiện quy trình mua hàng và bổ sung thêm nhiều tính năng khác.

Các tính năng này giúp đáp ứng tốt hơn và chi tiết hơn các nghiệp vụ mua hàng đa dạng trong doanh nghiệp, giảm bớt các thao tác thủ công khi dữ liệu được kế thừa từ các chứng từ đã nhập.

Hoàn thiện cấu trúc thông tin trong phân hệ mua hàng

  • Các đối tượng thông tin được cập nhật thêm: Đơn vị mua hàng (Purchasing Organization), nhóm mua hàng (Purchasing Group), nhà máy/phân xưởng/cửa hàng (Plant).
  • Bổ sung phân quyền truy cập cho các đối tượng thông tin trên.

Hoàn thiện quy trình báo giá và quản lý giá mua

  • Cho phép quản lý dữ liệu theo đơn vị mua, nhóm mua hàng, phân xưởng/nhà máy.
  • Giá được quản lý theo nguồn thông tin giá, bao gồm: Báo giá, thỏa thuận mua hàng, hợp đồng mua hàng, đơn hàng.
  • Cho phép nhập giá theo phạm vi số lượng, theo điều kiện giá (chi tiết các chính sách chiết khấu, chi phí từ nhà cung cấp).
Đề nghị báo giá
  • Cho phép duyệt nhiều cấp và kế thừa số liệu từ “Phiếu nhu cầu vật tư”.
  • Thêm tính năng soạn thư “Đề nghị báo giá” gửi nhà cung cấp.
Cập nhật báo giá
  • Thay đổi giao diện nhập liệu.
  • Cho phép kế thừa số liệu từ “Đề nghị báo giá”.
  • Giá được cập nhật theo phạm vi số lượng, theo điều kiện giá.
  • Bổ sung thêm nhiều tính năng, tiện ích khác như: Số tập hợp báo giá (lọc khi lên báo cáo), nhà cung cấp thường xuyên, từ chối báo giá…
Điều chỉnh thông tin giá: Cho phép xem các nguồn thông tin giá và điều chỉnh một số thông tin (nếu cần).

Báo cáo
  • Bảng kê chi tiết thông tin giá;
  • So sánh báo giá (từ nguồn báo giá);
  • So sánh giá (từ tất cả các nguồn).

Hoàn thiện quy trình mua hàng

  • Một số quy trình/tính năng được xây dựng thêm: quy trình mua hàng nội bộ (mua hàng giữa các nhà máy/phân xưởng), quy trình mua hàng thông qua “Thỏa thuận mua hàng”, quy trình mua hàng thông qua “Hợp đồng mua hàng”.
  • Quản lý mua hàng theo nguồn cung ứng (Source List): khai báo nhà cung cấp cho từng vật tư, cảnh báo khi lập đơn hàng sai nhà cung cấp…
  • Quản lý mua hàng theo hạn ngạch (Quota Arrangement): khai báo hạn ngạch mua hàng chi tiết theo vật tư và nhà cung cấp, cảnh báo hết hạn ngạch khi lập đơn hàng…
  • Phiếu nhu cầu vật tư: cho phép tự động xác định nhà cung cấp, cho phép xem thông tin giá từ nguồn giá mua…
  • Bổ sung 2 tính năng mới: Thỏa thuận mua hàng và Hợp đồng mua hàng.
  • Hoàn thiện hệ thống báo cáo mua hàng và xây dựng thêm một số báo cáo liên quan đến “Thỏa thuận mua hàng” và “Hợp đồng mua hàng.

Phát triển phần hành đánh giá nhà cung cấp

Đây là một chức năng được phát triển mới, cho phép doanh nghiệp xây dựng luồng quy trình đánh giá nhà cung cấp một cách chặt chẽ, đa dạng chỉ tiêu đánh giá.

FBO2.png

  • Dữ liệu đánh giá nhà cung cấp được quản lý theo từng đơn vị mua hàng.
  • Nguồn thông tin đánh giá bao gồm: thông tin giá mua, thông tin đơn hàng/hợp đồng, thông tin giao hàng, thông tin kiểm định chất lượng, thông tin hóa đơn, khác.
  • Cho phép khai báo loại chỉ tiêu và chỉ tiêu đánh giá (2 cấp) cùng tỷ trọng tính điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu/loại chỉ tiêu.
  • Chỉ tiêu đánh giá bao gồm: chỉ tiêu định lượng, chỉ tiêu định tính.
  • Các phương thức tính điểm cho chỉ tiêu: Tự động, bán tự động và tự nhập.
  • Hệ thống báo cáo: Kết quả đánh giá nhà cung cấp, Bảng chi tiết kết quả đánh giá nhà cung cấp; Xếp hạng nhà cung cấp, Phân tích đánh giá nhà cung cấp theo kỳ, theo chỉ tiêu…

Phát triển phân hệ kiểm định chất lượng

Với phân hệ kiểm định chất lượng trên Fast Business Online, các doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng của nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm từ nhiều nguồn dữ liệu như: nhập mua ngoài, nhập thành phẩm cho đến xuất bán, sản xuất…

FBO3.png

  • Khai báo động các nguồn cần kiểm định: Nhập mua ngoài, nhập thành phẩm, xuất bán, sản xuất…
  • Tùy chọn chuyển tồn kho kiểm định hoặc tồn kho thực tế khi tạo lô kiểm định;
  • Cho phép tạo nhiều điểm kiểm định hoặc nhóm kiểm định con trong cùng một lô kiểm định.
  • Cập nhật kết quả kiểm định chi tiết theo từng mã đặc tính.
  • Cập nhật lỗi kiểm định chi tiết theo đặc tính hoặc theo lô kiểm định.
  • Cho phép tạo quyết định sử dụng lô kiểm định từng phần hoặc toàn phần.
  • Cho phép tự động tạo quyết định sử dụng (nếu thỏa điều kiện).
  • Tự động tính điểm chất lượng cho lô kiểm định theo nhiều phương pháp khác nhau (phục vụ đánh giá nhà cung cấp).
 

Tính năng quản lý hóa đơn đầu vào trên Fast Business Online và Fast Accounting Online​

Tinh-nang-qlhddt.jpg

Tính năng quản lý hóa đơn đầu vào đã được tích hợp trực tiếp trên phần mềm ERP Fast Business Online và phần mềm kế toán Fast Accounting Online (phiên bản bản quyền).

Không cần phải mất đến vài phút để có thể xử lý 1 hóa đơn như trước kia, tính năng này sẽ giúp kế toán xử lý tự động các hóa đơn đầu vào, loại bỏ hầu hết các tác thủ công nhàm chán cũng như đảm bảo độ chính xác 100%.

Các tính năng quản lý hóa đơn đầu vào bao gồm các tính năng chính:

1. Tập hợp các hóa đơn đầu vào từ các file XML đáp ứng theo TT 78/2021/TTBTC

    • Lấy thông tin hóa đơn từ TỆP HÓA ĐƠN GỐC (XML).
    • Tự động lấy thông tin hóa đơn từ email người nhận.
    • Tự động lấy thông tin hóa đơn từ cơ quan thuế.
    • 2. Mẫu in hóa đơn
        • In theo mẫu hệ thống hoặc mẫu riêng của doanh nghiệp.
    • 3. Kiểm tra tính đúng đắn của hóa đơn điện tử
        • Kiểm tra các thông tin người bán, người mua => Nếu không hợp lệ sẽ báo sai thông tin để người sử dụng quyết định.
    • 4. Chuyển dữ liệu sang các chứng từ kế toán
        • Hóa đơn mua.
        • Các loại phiếu nhập.
        • Phiếu chi.
        • Giấy báo nợ.
    • 5. Lưu trữ, tra cứu và truy xuất thông tin các tệp xml, pdf… của hóa đơn đầu vào
      6. Lấy số liệu từ danh sách hóa đơn đầu vào từ hệ thống Fast e-Invoice
      7. Các tính năng bổ trợ:

      Xem chi tiết bài viết: Tại Đây
 

Đính kèm

  • giao-dien.png
    giao-dien.png
    468.4 KB · Lượt xem: 192

Fast e-Invoice – Giải pháp hóa đơn điện tử​

Giới thiệu về Fast e-InvoiceFast e-Invoice là giải pháp hóa đơn điện tử giúp khách hàng phát hành, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử dễ dàng, an toàn và nhanh chóng. Fast e-Invoice đã được cập nhật tính năng phù hợp với quy định của Thông tư 78/2021/TT-BTC.
Phần mềm ERP Fast Business sẵn sàng kết nối với Fast e-Invoice. Khách hàng nhập các thông tin của hóa đơn vào phần mềm Fast Business và chuyển lên Fast e-Invoice để phát hành hóa đơn điện tử.

Điểm khác biệt của FAST là cho phép khách hàng lựa chọn phần mềm phát hành hóa đơn điện tử – không chỉ có Fast e-Invoice, mà có thể sử dụng phần mềm của một số đối tác khác.
hoa-don-dien-tu.jpg


Tính năng của Fast e-Invoice
  • Cập nhật thông tin hóa đơn bán hàng trên các phần mềm giao dịch.
  • Chuyển thông tin hóa đơn bán hàng lên phần mềm phát hành hóa đơn điện tử.
  • Phát hành hóa đơn điện tử, cấp số hóa đơn trên phần mềm.
  • Quản lý hóa đơn điện tử
Xem toàn bộ bài viết: Tại đây
 

Fast iConnect – Kết nối với các thiết bị và ứng dụng khác​


Chức năng Fast iConnect cho phép Fast Business Online kết nối dữ liệu với các thiết bị và ứng dụng khác như ngân hàng điện tử, POS, Barcode, QRcode, phần mềm cân xe… giúp tự động hóa quy trình công việc, giảm thiểu các tác vụ thủ công, nâng cao tính chính xác và tiết kiệm thời gian.

Dịch vụ ngân hàng điện tử
  • Kết nối dữ liệu 2 chiều với ngân hàng thông qua API, sFTP
  • Tự động hạch toán chuyển tiền và nhận tiền trực tuyến ngay trên hệ thống
  • Cho phép vấn tin các tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiền vay, bảo lãnh
  • Cho phép kiểm tra nhanh dữ liệu và thông tin về mã giao dịch, trạng thái của chứng từ chuyển tiền.
unnamed.png


Báo cáo đối soát ủy nhiệm chi ngân hàng điện tử​
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
 

Đính kèm

  • man-hinh-fast-e-contract.png
    man-hinh-fast-e-contract.png
    168.7 KB · Lượt xem: 216

Quản lý hợp đồng điện tử – Fast e-Contract​


Giới thiệu về Fast e-Contract Fast e-Contract là giải pháp quản lý – ký số tài liệu, hợp đồng, văn bản được tự động hóa quy trình ký trên môi trường điện tử với đầy đủ tính pháp lý dành cho doanh nghiệp với doanh nghiệp/đối tác/cá nhân. Sản phẩm đảm bảo đủ tiêu chuẩn pháp lý về luật giao dịch điện tử và chứng thư điện tử theo Nghị định 165/2018/NĐ-CP.
man-hinh-fast-e-contract.png

Màn hình Tổng quan

Phần mềm ERP Fast Business sẵn sàng kết nối với Fast e-Contract giúp thực hiện quy trình hợp đồng điện tử dễ dàng, nhanh chóng.
Fast e-Contract cho phép thực hiện quy trình hợp đồng từ giai đoạn tạo lập, xác định luồng ký, ký duyệt cho đến quản lý lưu trữ trên cùng một hệ thống phần mềm.
quan-ly-hddt-fast-e-contract-2.png

Màn hình “Thêm tài liệu”

Fast e-Contract phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp và mọi loại chứng từ như hợp đồng, chứng nhận điện tử, chứng từ nội bộ… Việc ứng dụng Fast e-Contract sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi từ quy trình hợp đồng truyền thống sang quy trình hợp đồng điện tử, giúp giảm đến 70% chi phí và 90% thời gian thực hiện hợp đồng.
Tính năng của Fast e-Contract
  • Tạo lập chứng từ điện tử (hợp đồng, đơn hàng, đề nghị thanh toán…).
  • Ký duyệt chứng từ điện tử thông qua kết nối với chữ ký số (USB Token, HSM…), Token qua email, OTP qua SMS, Fast iOTP…
Xem toàn bộ bài viết: TẠI ĐÂY
 

Giải pháp ERP chuyên ngành thời trang, bán lẻ - Fast Business Online for Retail​

Cùng với tốc độ phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch, ngành bán lẻ Việt Nam cũng tạo ra những làn sóng tăng trưởng ấn tượng với con số đáng ghi nhận, đạt 10,15% vào năm 2022. Đặc biệt, vào nửa cuối năm 2023, ngành bán lẻ được dự báo sẽ đón nhận sự phục hồi tích cực.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành bán lẻ cùng sự cạnh tranh gay gắt đang khiến các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ nói chung và lĩnh vực thời trang nói riêng bắt buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chuyển đổi số để có thể phát triển bền vững.


erp-cho-nganh-thoi-trang.jpg


Xem thêm: TẠI ĐÂY
 
Quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Quản lý sản xuất là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Hoạt động này đóng góp trực tiếp tới hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, sai sót trong quá trình vận hành và hạn chế phát sinh các chi phí không đáng có. Quản lý sản xuất hiệu quả được xem như chìa khóa giúp cho doanh nghiệp vận hành trôi chảy, phát triển bền vững.

quan-ly-san-xuat-thumnail-@4x.png

Xem thêm: TẠI ĐÂY
 

Top 5 phần mềm quản lý kho hiệu quả 2023​

Phần mềm quản lý kho không dừng ở việc giải quyết các vấn đề nhập liệu nhanh hơn mà còn giúp tối ưu hóa quy trình, hạn chế sai sót, từ đó tăng năng suất sản xuất kinh doanh. Do hàng tồn kho thường chiếm 40-50% tổng tài sản, chính về thế, việc quản lý và kiểm soát hàng tồn kho có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng.

Phần mềm quản lý kho là gì?​

Phần mềm quản lý kho là một hệ thống phần mềm dùng để quản lý quá trình kiểm kê vật tư đã xuất-nhập vào kho, số lượng tồn kho, sản phẩm đã chuyển kho hoặc các chuỗi cung ứng. Phần mềm quản lý kho cũng có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất để tạo đơn đặt hàng làm việc, hóa đơn nguyên vật liệu và các tài liệu liên quan đến sản xuất khác.

3ge2kXC-UbLoHLQCwoNd8Gim2r5xOe9yIUw_A0qsiCbshlFfKU1OxQnS8C7ReiNWFmppT5ATd2OcenHulsg0FfvOmKb3uhYmK2ZRPshmQU-_nbjgW23CxdKLtsWkOio5gfkykMBsRgCU

Phần mềm quản lý kho hiệu quả​

Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý kho​

Điều hành hoạt động quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả là điều không đơn giản. Một hệ thống phần mềm quản lý kho phù hợp sẽ giúp loại bỏ những khó khăn trong quá trình này. Hệ thống sẽ giúp các doanh nghiệp sắp xếp công việc, quản lý số lượng hàng hóa nhập – xuất, lập hóa đơn, báo cáo hiệu quả và nhanh chóng. Hãy cùng xem xét một số lợi ích mà phần mềm quản lý kho mang lại cho doanh nghiệp:

  • Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng độ chính xác hàng tồn kho.
  • Tiết kiệm chi phí, tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm thời gian, không cần mất nhiều thời gian để quản lý giao dịch, chứng từ, tính toán, sắp xếp.
  • Cải thiện khả năng tổng hợp dữ liệu, báo cáo, lập kế hoạch và hỗ trợ ra quyết định.
  • Kiểm soát được tình trạng xuất/nhập hay tỉ lệ sản phẩm bị quá hạn.
  • Cập nhật số liệu liên tục giúp bạn nắm được thông tin kịp thời.
  • Tự động hóa các tác vụ thủ công tốn thời gian.
Xem thêm: TẠI ĐÂY

 

Top 5 các phần mềm quản lý sản xuất tốt và hiệu quả nhất 2023​

Trong thời đại 4.0, hoạt động quản lý sản xuất ngày càng được nâng cấp, ứng dụng nhiều công nghệ thông minh và đảm bảo tính linh hoạt. Yêu cầu của doanh nghiệp về phần mềm quản lý sản xuất cũng ngày một nâng cao hơn. Việc tìm kiếm một giải pháp quản trị tổng thể trở nên vô cùng quan trọng, điều đó dẫn đến việc doanh nghiệp đều hướng tới việc ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất có khả năng tích hợp toàn bộ quy trình nghiệp vụ và hệ thống dữ liệu của nhiều ứng dụng khác nhau để kiểm soát được toàn bộ quy trình sản xuất.

Để các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát và lựa chọn ra được một giải pháp phù hợp, bài viết này sẽ liệt kê top 5 các phần mềm quản lý sản xuất tốt và hiệu quả 2023 (*) để các doanh nghiệp có thể tham khảo, bao gồm: Fast Business Online, Bravo, VNSolution, Eccount, Facework.

(*)Thông tin tham khảo.

Phần mềm quản lý sản xuất là gì?

Phần mềm quản lý sản xuất là một giải pháp công nghệ thực hiện các chức năng quản lý các hoạt động sản xuất từ việc lập kế hoạch sản xuất, quản lý kho, quản lý sản phẩm, đến theo dõi hoạt động sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa năng suất.

thumnail-top-5-phan-mem-quan-ly-san-xuat@4x.png


Top 5 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất hiện nay

Một số chức năng chung của phần mềm quản lý sản xuất

  • Hoạch định kế hoạch sản xuất.
  • Hoạch định, quản lý nguyên vật liệu, máy móc, kho, xưởng.
  • Quản lý quá trình sản xuất.
  • Quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp.
  • Theo dõi tiến độ, thống kê sản lượng.
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm.
  • Quản lý thông tin sản phẩm.
  • Hỗ trợ dự liệu tính giá thành sản phẩm.

Xem thêm: TẠI ĐÂY
 

Giải pháp ERP Fast Business Online sẵn sàng đáp ứng chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS

Các chuẩn mực IFRS yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí theo các quy tắc cụ thể để đảm bảo tính chính xác và khả năng so sánh của báo cáo tài chính trên toàn cầu. Để đáp ứng yêu cầu này, giải pháp ERP Fast Business Online đã được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ các chuẩn mực IFRS, cung cấp một hệ thống tích hợp, hiệu quả và linh hoạt trong quản lý và báo cáo tài chính.
IFRS và ERP.jpg

Xem thêm <TẠI ĐÂY>
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top