Dựa vào đâu để phân bổ CCDC

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

feelingyes

Member
Hội viên mới
Hi anh chị DKT
Đã có lần hỏi về vấn đề này nhưng anh chị chỉ nói là phân bổ sao cho hợp lý với doanh thu
Nhưng hiện tại nếu doanh nghiệp mới đi vào sản xuất và chưa phát sinh doanh thu thì sao ạh
Dựa vào đâu để em phân bổ CCDC một lần, 3 tháng, 6 tháng, ...
--------------------------------
Và còn trường hợp này nữa
Gọi thợ vào sửa đường ống nước nhà toilet --> họ mua các vật dụng, công cụ và sau đó xuất hóa đơn ghi luôn cả công sửa chữa lắp đặt --> em hạch toán vào 642 đựoc không?
 
Ðề: Dựa vào đâu để phân bổ CCDC

Hi anh chị DKT
Đã có lần hỏi về vấn đề này nhưng anh chị chỉ nói là phân bổ sao cho hợp lý với doanh thu
Nhưng hiện tại nếu doanh nghiệp mới đi vào sản xuất và chưa phát sinh doanh thu thì sao ạh
Dựa vào đâu để em phân bổ CCDC một lần, 3 tháng, 6 tháng, ...
--------------------------------
Và còn trường hợp này nữa
Gọi thợ vào sửa đường ống nước nhà toilet --> họ mua các vật dụng, công cụ và sau đó xuất hóa đơn ghi luôn cả công sửa chữa lắp đặt --> em hạch toán vào 642 đựoc không?

1. Dựa vào thời gian ước lượng sử dụng CCDC
2. Thì tất cả đều là chi phí sửa chữa. Nhưng toilet ở đâu? Tùy theo bộ phận mà hạch toán vào TK 627, 641, 642
 
Ðề: Dựa vào đâu để phân bổ CCDC

Mình ý kiến thêm
1)CCDC phân bổ làm 2 lần: kỳ này phân bổ 50%, kỳ sau phân bổ tiếp 50% (cho năm sau)
2)Làm như lexuan là đúng rồi
 
Ðề: Dựa vào đâu để phân bổ CCDC

Lê xuan hướng dẫn đúng rồi. tôi có ý thêm như thế này:
1. CCDC phân bổ theo ước lượng thời gian sử dụng chúng (không cần chính xác đâu), mình có thể linh động áp dụng cho phù hợp với yêu cầu và mục đích. Bạn Haiauo2000 hướng dẫn sai rùi.
2. Sửa chữa linh tinh, họ xuất chung hoá đơn như vậy là tốt rồi. Bạn hoạch toán vào chi phí: nếu toilet ở VP, ghi nợ 642, nếu toilet ở BP bán hàng, 641, nếu ở BP sản xuất, 627.
Thân
 
Ðề: Dựa vào đâu để phân bổ CCDC

Lê xuan hướng dẫn đúng rồi. tôi có ý thêm như thế này:
1. CCDC phân bổ theo ước lượng thời gian sử dụng chúng (không cần chính xác đâu), mình có thể linh động áp dụng cho phù hợp với yêu cầu và mục đích. Bạn Haiauo2000 hướng dẫn sai rùi.
2. Sửa chữa linh tinh, họ xuất chung hoá đơn như vậy là tốt rồi. Bạn hoạch toán vào chi phí: nếu toilet ở VP, ghi nợ 642, nếu toilet ở BP bán hàng, 641, nếu ở BP sản xuất, 627.
Thân

Bạn biểu mình hướng dẫn sai hả.
Vậy thì bạn phân tích cho mình thấy cái sai đó coi và kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc Phân bổ CCDC này nhá.
 
Ðề: Dựa vào đâu để phân bổ CCDC

Hi anh chị DKT
Đã có lần hỏi về vấn đề này nhưng anh chị chỉ nói là phân bổ sao cho hợp lý với doanh thu
Nhưng hiện tại nếu doanh nghiệp mới đi vào sản xuất và chưa phát sinh doanh thu thì sao ạh
Dựa vào đâu để em phân bổ CCDC một lần, 3 tháng, 6 tháng, ...
--------------------------------
Và còn trường hợp này nữa
Gọi thợ vào sửa đường ống nước nhà toilet --> họ mua các vật dụng, công cụ và sau đó xuất hóa đơn ghi luôn cả công sửa chữa lắp đặt --> em hạch toán vào 642 đựoc không?

Về nguyên tắc, việc phân bổ các khoản chi phí trả trước vào chi phí trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh phải căn cứ vào qui định của các chuẩn mực kế toán có liên quan và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Nếu như chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành không qui định cụ thể thời gian phân bổ thì phải căn cứ vào tính chất giá trị khoản chi phí và thời gian hữu dụng của khoản chi phí đó để xác định thời gian và tiêu thức phân bổ. Tiêu thức phân bổ do doanh nghiệp lựa chọn và xác định. Chế độ kế toán doanh nghiệp không qui định tiêu thức phân bổ cho mọi loại chi phí trả trước ở các doanh nghiệp.
Ví dụ một số trường hợp:
1) Đoạn 48 chuẩn mực kế toán số 04 – TSCĐ vô hình qui định: Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm.
2) Đoạn 12a Chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái qui định: “Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp mới thành lập, Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong gia đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm”.
3) Chế độ kế toán doanh nghiệp qui định: Tiền thuê nhà, thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không đươc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được phân bổ theo thời gian thuê.
4) Chế độ kế toán doanh nghiệp qui định: Công cụ, dụng cụ xuất dung một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm.
 
Ðề: Dựa vào đâu để phân bổ CCDC

Việc phân bổ tùy theo tiêu chuẩn của công cụ, dụng cụ, tùy theo việc biếnđộng chi phí ở trong kỳ chứ không nhất thiết là phải phân bổ 50 %,50 %, nếu mà trong kỳ doanh thu ít, chi phí nhiều thì khi mua ta có thể tiến hành phân bổ 01 kỳ hoặc nhều kỳ, bạn kianói linh động là đúng rồi
thân chào

Mình ý kiến thêm
1)CCDC phân bổ làm 2 lần: kỳ này phân bổ 50%, kỳ sau phân bổ tiếp 50% (cho năm sau)
2)Làm như lexuan là đúng rồi

Mình nói như vậy là sai sao, mình thích phân bổ như thế cho gọn và nhanh, ko cần phải theo dõi xem biến động chi phí ji hết. Thế ko tốt à.
 
Ðề: Dựa vào đâu để phân bổ CCDC

Rồng trả lời chốt thế này nhé, chẳng có quy định nào quy định việc phân bổ công cụ dụng cụ trong bao nhiêu lâu ở DN ngoài quốc doanh cả, việc các bạn phân bổ như thế nào cho hợp lý giữa doanh thu và chi phí là được, mục đích phân bổ ccdc là do cách quản lý chi phí của DN mà thôi :happy3:
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top