Theo quy định tại Khoản 1, điều 19, luật kế toán số 88/2015/QH13, ban hành ngày 20/11/2015, hiệu lực 01/01/2017 quy định:
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trước đó luật kế toán số 03/2003/QH11 cũng quy định tương tự
Vì vậy: Việc đóng dấu chữ ký khắc sẵn lên hóa đơn chứng từ kế toán là không hợp pháp.
Nguồn hình: Internet
Về việc đóng dấu chữ ký khắc sẵn lên hóa đơn chứng từ kế toán cũng đã được Tổng cục thuế ban hành công văn trả lời số 2826/TCT-PCCS ngày 09 tháng 08 năm 2006, theo đó cách xử lý như sau:
“1. Các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế mà người ký văn bản không đúng thẩm quyền (Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 1498/TCT-PCCS ngày 24/4/2006) thì không được coi là hoá đơn, chứng từ kế toán và văn bản giao dịch hợp pháp.
2. Các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế mà người ký văn bản đúng thẩm quyền nhưng sử dụng chữ ký khắc thì cũng không được coi là hoá đơn, chứng từ kế toán và văn bản giao dịch hợp pháp.
3. Khi phát hiện các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế thuộc một trong các trường hợp nêu trên, cơ quan thuế xử lý như sau:
– Đối với các hoá đơn, chứng từ kế toán được phát hiện (như Điểm 1 và Điểm 2 nêu trên) thì không được coi là hoá đơn, chứng từ hợp pháp để xác định quyền và nghĩa vụ về thuế của cơ sở kinh doanh.
– Đối với các tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác được phát hiện (như Điểm 1 và Điểm 2 nêu trên) thì yêu cầu cơ sở kinh doanh khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời Điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế được coi là thời Điểm nộp tờ khai và văn bản giao dịch. Nếu tính đến thời điểm nộp bản thay thế mà quá thời hạn pháp luật quy định đối với việc nộp loại tờ khai, văn bản giao dịch đó thì cơ quan thuế phải xử phạt về hành vi chậm nộp theo quy định của pháp luật.”
Nếu gặp phải những hóa đơn mà được đóng dấu chữ ký khắc sẵn lên hóa đơn bạn phải thực hiện trả lại nhà cung cấp và yêu cầu xuất hóa đơn mới thay thế. Nếu không bạn sẽ bị xuất toán chi phí và VAT đầu vào. Trường hợp là tờ khai thuế thì bạn phải làm lại tờ khai và lấy chữ ký trực tiếp của người đại diện pháp luật, nhanh chóng nộp lại trước khi hết hạn nộp tờ khai. Nếu không bạn sẽ bị phạt vi phạm hành chính về chậm tờ khai thuế
2. Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn có bị phạt không?
Theo quy định tại tiết d, khoản 1, điều 8 của Nghị định số 41/2018/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/05/2018 quy định về Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán :
"Điều 8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán;
c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu;
d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;
đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên."
Như vậy, đối với việc Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn thì từ ngày 01/05/2018 bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định của nghị định Số 41/2018/NĐ-CP.
Nguồn Tổng hợp
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trước đó luật kế toán số 03/2003/QH11 cũng quy định tương tự
Vì vậy: Việc đóng dấu chữ ký khắc sẵn lên hóa đơn chứng từ kế toán là không hợp pháp.
Nguồn hình: Internet
“1. Các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế mà người ký văn bản không đúng thẩm quyền (Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 1498/TCT-PCCS ngày 24/4/2006) thì không được coi là hoá đơn, chứng từ kế toán và văn bản giao dịch hợp pháp.
2. Các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế mà người ký văn bản đúng thẩm quyền nhưng sử dụng chữ ký khắc thì cũng không được coi là hoá đơn, chứng từ kế toán và văn bản giao dịch hợp pháp.
3. Khi phát hiện các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế thuộc một trong các trường hợp nêu trên, cơ quan thuế xử lý như sau:
– Đối với các hoá đơn, chứng từ kế toán được phát hiện (như Điểm 1 và Điểm 2 nêu trên) thì không được coi là hoá đơn, chứng từ hợp pháp để xác định quyền và nghĩa vụ về thuế của cơ sở kinh doanh.
– Đối với các tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác được phát hiện (như Điểm 1 và Điểm 2 nêu trên) thì yêu cầu cơ sở kinh doanh khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời Điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế được coi là thời Điểm nộp tờ khai và văn bản giao dịch. Nếu tính đến thời điểm nộp bản thay thế mà quá thời hạn pháp luật quy định đối với việc nộp loại tờ khai, văn bản giao dịch đó thì cơ quan thuế phải xử phạt về hành vi chậm nộp theo quy định của pháp luật.”
Nếu gặp phải những hóa đơn mà được đóng dấu chữ ký khắc sẵn lên hóa đơn bạn phải thực hiện trả lại nhà cung cấp và yêu cầu xuất hóa đơn mới thay thế. Nếu không bạn sẽ bị xuất toán chi phí và VAT đầu vào. Trường hợp là tờ khai thuế thì bạn phải làm lại tờ khai và lấy chữ ký trực tiếp của người đại diện pháp luật, nhanh chóng nộp lại trước khi hết hạn nộp tờ khai. Nếu không bạn sẽ bị phạt vi phạm hành chính về chậm tờ khai thuế
2. Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn có bị phạt không?
Theo quy định tại tiết d, khoản 1, điều 8 của Nghị định số 41/2018/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/05/2018 quy định về Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán :
"Điều 8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán;
c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu;
d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;
đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên."
Như vậy, đối với việc Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn thì từ ngày 01/05/2018 bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định của nghị định Số 41/2018/NĐ-CP.
Nguồn Tổng hợp