Đơn xin dự tuyển viết tay

phunghang

Member
Hội viên mới
Các anh các chị ơi, cho em hỏi cái "đơn xin dự tuyển viết tay" mà một số công ty yêu cầu trong hồ sơ xin việc của mình là j với ạ? em ko hỉu nó là thư xin việc hay là sơ yếu lý lịch ạ? các công ty này thường yêu cầu 1 bản sơ yếu lý lịch theo mẫu có xác nhận của địa phương nhưng ko có cái bản thông tin ứng viên để mình khai trình độ học hành với kỹ năng đâu, vậy trong cái đơn dự tuyển đó mình cần viết những j ạ? anh chị trả lời cho em sớm sớm với nhé, em cám ơn nhiều nhiều,
 
Ðề: Đơn xin dự tuyển viết tay

Em cũng đang đi xin việc mà chưa có kinh nghiệm j về hồ sơ xin việc cả . Các anh chị chia sẻ 1 chút kinh nghiệm để có 1 hồ sơ xin việc ân tượng đc ko ?
 
Ðề: Đơn xin dự tuyển viết tay

Thông thường là những đơn vị khó tính sẽ yêu cầu bạn làm việc này nó là cái đơn xin việc. Bạn nên nhớ là nhìn chữ viết nhà tuyển dụng có thể ít nhiều đán được tính cách của bạn đó. Vì lý do đó mà người ta yêu cầu bạn, thêm nữa nhất là nghề kế toán nếu chữ xấu, cẩu thả như Bác sỹ thử hỏi bạn có thuyết phục đc họ ko?
 
Ðề: Đơn xin dự tuyển viết tay

Thông thường là những đơn vị khó tính sẽ yêu cầu bạn làm việc này nó là cái đơn xin việc. Bạn nên nhớ là nhìn chữ viết nhà tuyển dụng có thể ít nhiều đán được tính cách của bạn đó. Vì lý do đó mà người ta yêu cầu bạn, thêm nữa nhất là nghề kế toán nếu chữ xấu, cẩu thả như Bác sỹ thử hỏi bạn có thuyết phục đc họ ko?

bác ơi, về khoản chữ đẹp thì em ko lo rùi, nhưng em hỏi bác có bit cái "đơn xin dự tuyển" là cái j ko ạ? nó có phải chính là cái "thư xin việc" mà có rất nhiều bài báo đã hướng dẫn cách viết đó hok?
 
Ðề: Đơn xin dự tuyển viết tay

đúng rồi đấy nó cũng gồm nhiều thông tin khác như bạn đã từng làm việc và đã có những kinh nghiem gì rồi nói chung bạn cứ nêu những kinh nghiêm và việc bạn đã làm dc trong đơn đó là dc
 
Ðề: Đơn xin dự tuyển viết tay

bác ơi, về khoản chữ đẹp thì em ko lo rùi, nhưng em hỏi bác có bit cái "đơn xin dự tuyển" là cái j ko ạ? nó có phải chính là cái "thư xin việc" mà có rất nhiều bài báo đã hướng dẫn cách viết đó hok?
Chính xác bạn nhé
Chúc bạn thành công
 
Ðề: Đơn xin dự tuyển viết tay

Các anh các chị ơi, cho em hỏi cái "đơn xin dự tuyển viết tay" mà một số công ty yêu cầu trong hồ sơ xin việc của mình là j với ạ? em ko hỉu nó là thư xin việc hay là sơ yếu lý lịch ạ? các công ty này thường yêu cầu 1 bản sơ yếu lý lịch theo mẫu có xác nhận của địa phương nhưng ko có cái bản thông tin ứng viên để mình khai trình độ học hành với kỹ năng đâu, vậy trong cái đơn dự tuyển đó mình cần viết những j ạ? anh chị trả lời cho em sớm sớm với nhé, em cám ơn nhiều nhiều,
Đơn xin việc viết tay cũng là phần đánh giá các thí sinh khi tham gia thi tuyển nên làm gì có mẫu.Mỗi người một tư duy và khả năng khác nhau nên cách viết rồi hành văn cũng khác nhau.

Bạn thử tham khảo xem sao


CHXHCNVN
ĐL-TD-HP

Kính gửi : Công ty ...XYZ
Xin gửi tới quý công ty lời chào Trân trọng.

Tên tôi là : ABC
Ngày sinh : .....................

Qua thông tin từ Website: [URL="http://www.def.com/"]www.def.com[/URL] (Báo chí, ...) tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự,

Là một người .... (nêu những phẩm chất, khả năng sẵn có của mình như : Chuyên ngành được đào tạo, bằng cấp đã có, kỹ năng tốt nhất ...v.v và v.v chú ý nêu bật những khả năng mà công ty đó đang cần và đã ghi rõ trong thông báo tuyển dụng của họ)
Cộng thêm những kinh nghiệm có được trong quá trình công tác, làm việc tại (Công ty G, Cơ quan H, Ngân hàng I, Bộ nọ, Ban kia ....)

Tôi tự tin gửi đơn này xin được Dự tuyển vào vị trí : KML của Công ty.

Tôi xin cam kết : ..... nếu được trở thành một nhân viên của XYZ

Trân trọng Kính chào.

Hà nội, ngày ...N, tháng ...T, năm 2007

(Ký tên)
 
Ðề: Đơn xin dự tuyển viết tay

Em cũng đang đi xin việc mà chưa có kinh nghiệm j về hồ sơ xin việc cả . Các anh chị chia sẻ 1 chút kinh nghiệm để có 1 hồ sơ xin việc ân tượng đc ko ?
Đơn xin việc là vũ khí bí mật để bạn vượt lên “đối thủ”. Trong hàng trăm lá đơn xin việc, công ty khó có thể đọc kĩ từng lá đơn, hẹn từng người đến phỏng vấn. Để đơn xin việc của bạn không bị quẳng vào thùng rác, bạn phải biết “tiếp thị” bản thân.

Đơn xin việc chính là chiếc cầu nối để người xin việc tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng, tiếng Anh gọi tắt là Cover Letter. Lá đơn xin việc này cũng bao gồm cả lý lịch tóm tắt cá nhân nên mới có tên gọi như vậy.

Mục đích của đơn xin việc không phải là trực tiếp xin được vị trí công việc mà là khơi dậy sự chú ý và chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng, qua đó làm cho nhà tuyển dụng có những hành động thực tế, và người xin việc sẽ giành chiến thắng với mục đích được tham gia phỏng vấn. Đáng buồn là nhiều người xin việc lại coi nhẹ vấn đề này, nếu không nhờ người khác viết hộ thì cũng sao chép chiếu lệ. Kết quả là lá đơn xin việc nào cũng giống nhau, trống rỗng và rất hiếm người chiến thắng được cửa ải này.

Đặc điểm của đơn xin việc

* Cá tính hóa: Tuy nội dung và hình thức của đơn xin việc có yêu cầu và quy định nhất định, nhưng để đạt được mục đích làm cho nhà tuyển dụng chú ý và thích thú thì hãy cố gắng viết thật sinh động, thân mật, thể hiện rõ cá tính của người viết.

* Tính chủ quan: Hãy diễn đạt ý muốn và nguyện vọng chủ quan của người xin việc.

* Tính đơn giản và nhạy bén: Hãy bỏ đi những từ ngữ sáo rỗng, tránh lặp lại cách dùng từ, và cũng không được lặp lại lý lịch tóm tắt của cá nhân.

Kết cấu của đơn xin việc

Về hình thức, đơn xin việc không khác gì các loại thư từ bình thường và thư từ công vụ khác. Mẫu đơn xin việc theo tiếng Anh thường có: đầu thư, ngày, tháng, địa chỉ người nhận thư, cách xưng hô, nội dung chính, kết thúc và những câu nói ấn tượng mang tính xã giao, ký tên. Đầu thư có thể tham khảo ở lý lịch cá nhân (bao gồm tên họ, địa chỉ, điện thoại, số bưu điện, hộp thư điện tử), còn các mục khác thì có thể tham khảo mẫu của các loại thư từ viết bằng tiếng Anh khác.

Nội dung của đơn xin việc

Bao gồm 3 phần sau:

* Diễn đạt ý muốn được chấp nhận vào làm việc, đồng thời cũng cần phải nhắc đến những cơ quan thông tin đại chúng, trung tâm hoặc người giới thiệu thông tin việc làm cho mình.

* Hãy nói rõ về năng lực chuyên môn, khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác của bản thân, nhằm đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

* Hãy đề nghị công ty tuyển dụng có hồi âm để tiến tới tiếp xúc (như thi phỏng vấn, thi viết).

Yêu cầu đối với việc trình bày

Những yêu cầu về việc trình bày đối với đơn xin việc cũng tương tự như với lý lịch cá nhân. Bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

* Đối với đơn xin việc thì chỉ dùng một mặt của giấy không nên dùng hai mặt của tờ giấy đó.

* Trình bày trên giấy A4.

* Khi sử dụng font chữ, cần sử dụng những loại font chữ thường được dùng để đánh văn bản. Khi đã chọn rồi thì phải thống nhất cỡ chữ, kiểu chữ.

* Không được đánh sai dấu, viết sai chính tả. Chữ cái đầu tiên bao giờ cũng phải viết hoa.

* Muốn nhấn mạnh câu, từ nào thì có thể sử dụng gạch chân hoặc là in nghiêng.

Đơn xin việc tốt nhất nên gửi cho cá nhân, trừ trường hợp công ty quy định là gửi về Phòng Nhân sự hoặc Phòng Tuyển dụng. Nếu được thì nên gửi cho người có toàn quyền quyết định tuyển dụng.

Nội dung cần phải thực tế. Trước khi viết cần phải tìm hiểu về công ty mình định xin việc. Cần phải tỏ rõ sự quan tâm, tự hào, trách nhiệm với công ty và nhiệt tình với công việc. Tránh cứng nhắc. Khi viết cần phải thể hiện được trình độ chuyên môn và có thái độ chân thành, hợp tác.

Nguồn 24h.com.vn
 
Ðề: Đơn xin dự tuyển viết tay

10 bí quyết viết resume thành công


1. Chứng minh năng lực của bạn bằng những thành tích cụ thể bạn đạt được, thể hiện qua số liệu, kết quả… đừng để nhà tuyển dụng phải đoán mò về khả năng của bạn.
2. Đừng quên đề cập những thành tích học tập vượt trội, những giải thưởng trong học tập, sinh hoạt, nghiên cứu khoa học… của bạn trong resume vì đây chính là những bằng chứng “hùng hồn” nhất cho năng lực của bạn.

3. Tập trung mô tả sự phù hợp giữa kinh nghiệm làm việc của bạn và vị trí mà bạn đang dự tuyển. Ngoài ra, cách trình bày resume logic, gọn gàng, sạch đẹp, đúng chính tả cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của bạn.

4. Ngày nay, những kỹ năng Anh văn, vi tính rất quan trọng khi bạn đi xin việc, cho dù bạn dự tuyển cho vị trí Kế toán thì cũng phải biết về các thuật ngữ Anh văn trong ngành, biết sử dụng một số phần mềm trong chuyên ngành đó.

5. Cố gắng thể hiện tối đa sự phù hợp của mình đối với vị trí dự tuyển, từ việc thể hiện kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn đến các kỹ năng chuyên môn… tránh các trường hợp kể lể dài dòng những thông tin không liên quan, không phù hợp với các vị trí mà mình đang dự tuyển.

6. Nhấn mạnh vào những điểm mạnh của bạn trong resume, và nếu có thể hãy nhờ sự tư vấn của những người có kinh nghiệm để chuẩn bị cho mình một resume tốt nhất, tránh tình trạng trình bày resume bằng những nội dung quá ngắn gọn, chung chung gây khó khăn cho nhà tuyển dụng khi đánh giá năng lực của bạn.

7. Đừng quên thể hiện sự năng động của mình qua những kinh nghiệm làm việc ngay khi còn là sinh viên. Trong thực tế, các bạn sinh viên thường lo ngại mình không có kinh nghiệm sẽ rất khó khăn khi đi tìm việc nhưng thực tế cũng đã chứng minh kinh nghiệm là do chính bạn tạo ra, quan trọng là các bạn phải biết nắm lấy cơ hội và tự trang bị cho mình những trải nghiệm thực tế trước khi bước vào cuộc cạnh tranh nghề nghiệp chông gai.

8. Sự trung thực thừa nhận những điểm yếu của mình (lưu ý những điểm yếu không ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang dự tuyển) cũng là một điểm gây chú ý đến nhà tuyển dụng vì điều đó thể hiện bạn là người trung thực và sẵn sàng học hỏi khắc phục những khiếm khuyết.

9. Đừng quên thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu cũng như tinh thần cầu tiến của mình vươn tới những vị trí cao hơn, nắm giữ các công việc quan trọng hơn. Các bạn phải hiểu rõ giá trị của mình trước khi để nhà tuyển dụng phát hiện ra điều đó.

10. Sự súc tích và cô đọng trong resume, chỉ đi vào những ý chính, cần thiết cho quá trình sàng lọc resume của nhà tuyển dụng, không quá “phô trương” về bản thân mình.

Một số ví dụ về đơn xin việc bằng tiếng Việt


Nội dung của đơn xin việc cần phải thực tế. Trước khi viết, cần phải tìm hiểu về công ty mình định xin việc. Trong đơn, nên tỏ rõ sự quan tâm, tự hào, trách nhiệm với công ty và nhiệt tình với công việc.
Đơn xin việc tốt nhất nên gửi cho cá nhân, trừ trường hợp công ty quy định là gửi về “Phòng Nhân sự” hoặc “Phòng Tuyển dụng”. Nếu được thì nên gửi cho người có toàn quyền quyết đinh tuyển dụng.

Ví dụ 1:

Thưa Quý Anh/Chị

Bằng lá đơn xin việc này, mong Quý Anh/Chị sẽ tuyển dụng tôi vào làm đại diện bán hàng kỹ thuật của Công ty. Thông tin này được đăng trên Tuyendung.com ngày thứ hai.

Tôi xin gửi kèm bản lý lịch tóm tắt để Quý Anh/Chị xem xét. Tôi tin tưởng rằng Quý Anh/Chị sẽ thấy tôi có đầy đủ năng lực và phẩm chất để đảm bảo hoàn thành tốt công việc đó.

Đọc kỹ lý lịch tóm tắt của tôi, Quý Anh/Chị sẽ nhận thấy qua hơn hai năm làm công tác bán hàng kỹ thuật, tôi đã có kinh nghiệm về vấn đề kinh doanh mua bán. Trong khả năng của mình, tôi khá thành thạo việc tạo dựng và tái thiết lập mạng lưới khách hàng, mở rộng và quản lý những khu vực mới, đàm phán hợp đồng và dịch vụ sau khi bán hàng. Tôi tin rằng những kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực này sẽ phát huy được tác dụng trong Công ty ABC.

Ngoài ra, tôi còn thông thạo, hiểu biết các quá trình đấu thầu của các hộ kinh doanh và phân loại số hiệu linh kiện và sơ đồ. Trong hai năm kinh doanh, tôi đã nâng được lượng tiêu thụ hàng hóa lên gấp đôi. Tôi được coi là người có thể biết phân biệt và giải quyết vấn đề, không làm ảnh hưởng đến cá nhân, khách hàng và các đối tác khác.

Tôi mong rằng sẽ có cơ hội được thảo luận với Quý Anh/Chị về việc sẽ đóng góp sức mình như thế nào đối với Công ty ABC. Mong câu trả lời của Quý Anh/Chị. Hy vọng lúc thích hợp, Quý Anh/Chị sẽ thu xếp thời gian để phỏng vấn tôi.

Xin gửi tới Quý Anh/Chị lời chào trân trọng!

Ký tên.

Ví dụ 2:
Thưa Quý Anh/Chị

Tôi xin gửi kèm theo bản lý lịch tóm tắt của tôi để Quý Anh/Chị xem xét theo như quảng cáo mà Quý Anh/Chị đăng trên trang “Tuyendung.com”.

Là một trợ lý phó tổng giám đốc và là một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, tôi tin rằng kinh nghiệm của bản thân sẽ đáp ứng được những yêu cầu của Quý Anh/Chị.

Tôi đã làm việc trong lĩnh vực đó 5 năm, công việc này có lẽ được coi là “ở đâu cần ta đi đến đó”. Điều này cũng là để phát triển thêm năng lực của bản thân, giúp tôi có thể chiến thắng đối với những công việc phức tạp. Tôi biết cách tìm ra những biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả, song vẫn luôn giữ tính hài hước.

Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh, quản lý, tôi có sự nhạy cảm đối với những yêu cầu của nhân viên cao cấp. Tôi có bề dày kinh nghiệm, thông thạo về máy vi tính. Mọi người đánh giá tôi là một người biết ăn nói và viết lách.

Tôi tin rằng Quý Công ty sẽ tạo cho tôi không khí làm việc phù hợp và có đất dụng võ cho những kinh nghiệm phong phú của bản thân.Về vấn đề tiền lương, tôi có yêu cầu hợp lý, có thể thoả thuận căn cứ vào trách nhiệm thực tế và cơ hội thăng tiến.

Xin trân trọng kính chào!

Ký tên
 
Ðề: Đơn xin dự tuyển viết tay

Ngoài CV, rõ ràng ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng đối với người tìm việc chính là thông qua thư xin việc. Thế nhưng, trên thực tế nhiều người tìm việc gặp khó khăn trong việc viết một thư xin việc hay để thu hút nhà tuyển dụng.

Chúng tôi hy vọng các bước đơn giản sau sẽ giúp bạn tránh cách viết nhàm chán khi trình bày khả năng của mình trong thư xin việc. Điều quan trọng là bạn viết như thế nào để mỗi câu từ trong thư xin việc thể hiện tốt nhất khả năng của mình.

Bước 1: Viết đoạn mở đầu ấn tượng

Hãy nhớ rằng khi thư xin việc của bạn đến tay nhà tuyển dụng, bạn sẽ không hiện diện trước mặt họ để giới thiệu về mình. Vì vậy, bạn cần dùng những từ “đắt nhất” để giới thiệu về bản thân cũng như những giá trị của bạn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ví dụ:

Bạn không nên viết: Tôi viết thư này sau khi đọc quảng cáo của Quý công ty tuyển vị trí giám đốc IT đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31 tháng 3 năm 2007.

Bạn nên viết: Tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực IT ở cả công ty Việt Nam và công ty quốc tế. Với khả năng lãnh đạo chiến lược thông qua việc quản lý các chương trình kỹ thuật ở các công ty quy mô lớn và trung bình, tôi rất tự tin về khả năng của mình và đang tìm kiếm một vị trí đem lai nhiều thử thách ở Quý công ty.

Bước 2: Cho biết bạn đã thành công như thế nào

Hãy mô tả ngắn gọn những khó khăn mà bạn gặp phải, hành động bạn đã thực hiện để vượt qua thử thách này, và những thành công bạn đã đạt được. Bạn nên nhấn mạnh vai trò của mình trong việc đạt được những thành công này, và hãy sử dụng các con số để nêu bật thành quả.

Bạn không nên viết: Tôi đã từng lãnh đạo một đội ngũ kỹ thuật viên IT gồm 20 người, và chúng tôi chịu trách nhiệm duy trì kiến trúc hệ thống mạng của công ty.

Bạn nên viết: Trong những năm đầu công ty X đi vào hoạt động và bị cạnh tranh gay gắt, tôi đã xây dựng các chương trình IT giúp đẩy mạnh năng lực kỹ thuật của công ty để đạt được mục tiêu kinh doanh. Đội ngũ kỹ thuật viên IT do tôi lãnh đạo gồm 20 người đã cắt giảm được 40% chi phí kỹ thuật hàng năm.

Bước 3: Nêu bật những thành công/năng lực của bạn trước đây

Để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn nên thể hiện ít nhất một thành công ở mỗi vị trí trước đây. Bạn hãy nhớ dùng con số để nêu bật những thành quả. Ví dụ:

* Ở vị trí Trưởng phòng hệ thống ở công ty X –tôi đã cắt giảm được 40% chi phí kỹ thuật hàng năm thông qua đàm phán giá trị hợp đồng với các nhà cung cấp.
* Ở vị trí Giám đốc IT – Tài chính ở công ty Y– tôi đã lãnh đạo đội ngũ IT thiết lập và vận hành thành công hệ thống SAP cho bộ phận IT và Tài chính gồm 90 nhân viên.

Bước 4: Thể hiện sự quan tâm của bạn đến vị trí dự tuyển

Hãy thể hiện bạn rất quan tâm đến vị trí dự tuyển và luôn sẵn sàng được dự buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng vào thời điểm phù hợp nhất.

Ví dụ: Tôi đang tìm kiếm những thách thức mới trong lĩnh vực quản lý để có thể phát huy tốt nhất thế mạnh quản lý của mình. Tôi luôn sẵn sàng cho buổi phỏng vấn và trao đổi với ông/bà về khả năng của mình trong thời gian sớm nhất có thể.

Sau cùng, bạn nên nhớ cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc thư xin việc của bạn nhé.

Nguồn vietnamworks.com
 
Ðề: Đơn xin dự tuyển viết tay

hixhix, co đơn xin việc nào có sẵn rồi không? để em load về tham khỏa với anh chi ơi
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top