Đòn Bẩy Hoạt Động của Doanh Nghiệp

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
Đòn Bẩy Hoạt Động (Operating Gearing)

1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động (Operating Gearing) là một khái niệm trong tài chính doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trong cấu trúc chi phí của doanh nghiệp. Đòn bẩy hoạt động cho thấy mức độ nhạy cảm của lợi nhuận hoạt động (EBIT) đối với sự thay đổi trong doanh thu.

2. Công thức để tính đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động = Số dư đảm phí/ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Trong đó: Số dư đảm phí = Doanh thu - Tổng Biến Phí
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay = Số dư đảm phí - Tổng Định Phí

Mức đòn bẩy hoạt động cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có sự nhạy cảm lớn với sự thay đổi trong doanh thu, do đó rủi ro kinh doanh cũng cao hơn.

3. Ứng dụng đòn bẩy hoạt động trong quản trị doanh nghiệp
Quản trị đòn bẩy hoạt động là một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc hiểu rõ mức độ đòn bẩy hoạt động giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn về chi phí và chiến lược kinh doanh.
Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao và doanh thu không ổn định thường cần phải kiểm soát chặt chẽ đòn bẩy hoạt động để tránh rủi ro tài chính. Trong khi đó, những doanh nghiệp có doanh thu ổn định có thể chấp nhận mức đòn bẩy hoạt động cao để tối đa hóa lợi nhuận.
4. Ví dụ về đòn bẩy hoạt động
Dưới đây tác giả sẽ trình bày 2 doanh nghiệp có cùng doanh thu, giá bán nhưng cấu trúc sử dụng chi phí khác nhau. Doanh nghiệp A sẽ tập trung sử dụng biến và ít sử dụng định phí hơn. Doanh nghiệp B thì có xu hướng ngược lại.

Doanh nghiệp A có số liệu kinh doanh như sau:
Số lượng
26,000​
Giá bán
72​
Doanh Thu
1,872,000​
Số lượng
26,000​
Biến phí
36​
Tổng biến phí
936,000​
Chi phí cố định
460,000​
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
476,000​
Lãi vay
53,000​
Lợi nhuận trước thuế
423,000​
Chi phí thuế TNDN
84,600​
Lợi nhuận sau thuế
338,400​

Bài giải

1723696773625.png


Với số liệu như trên của công ty A, ta có thể tính ra được tổng số dư đảm phí cho doanh nghiệp, đồng thời tính ra được đòn bẩy hoạt động theo công thức đã đề cập ở trên.
Với doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động 1.97, điều này có nghĩa là nếu tăng 10% doanh thu ở doanh nghiệp A, Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp sẽ tăng được 19,7% so với năm trước. Và để chứng minh điều này liệu có đúng hay không, ta sẽ kiểm tra lại thêm một lần nữa ở dưới đây
1723697185080.png


Giả định việc tăng trưởng 10% doanh thu đến từ việc doanh nghiệp bán được nhiều hơn so với năm trước, số lượng bán tăng thành 28,600. Và ta thấy được lợi nhuận sau khi tăng trưởng 10% doanh thu chính là 569,600, tăng 19,7% bằng đúng với cách tính đã được thực hiện ở trên. Đây là tình huống khi công ty chọn chiến lược sử dụng biến phí, và sử dụng ít định phí hơn. Vậy với công ty B, nếu cấu trúc chi phí hoàn toàn ngược lại thì sao?

Doanh nghiệp B:
Kết quả kinh doanh
Doanh Thu
Số lượng
26,000​
Giá bán
72​
Tổng doanh thu
1,872,000​
Chi phí biển đổi
Số lượng
26,000​
Biến phí
20​
Tổng biến phí
520,000​
Chi phí cố định
876,000​
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
476,000​
Lãi vay
53,000​
Lợi nhuận trước thuế
423,000​
Chi phí thuế TNDN
126,900​
Lợi nhuận sau thuế
296,100​

Doanh nghiệp B sẽ có biến phí/ đơn vị thấp hơn doanh nghiệp A, nhưng ngược lại sẽ có định phí cao hơn, vậy ta cùng xem cùng 1 số doanh thu như trên nhưng doanh nghiệp B sẽ có đòn bẩy hoạt động là bao nhiêu.
1723698005672.png

Với doanh nghiệp sử dụng nhiều chi phí cố định hơn, ta thấy được đòn bẩy hoạt động sẽ cao hơn khá nhiều, khi doanh thu tăng trưởng 10% thì lợi nhuận tăng 28%. Tuy nhiên, nhìn theo 1 chiều hướng tiêu cực, nếu doanh nghiệp không bán được hàng như kì vọng, khối lượng giảm rất nhiều so với năm trước làm doanh thu giảm 10%, thì lợi nhuận sẽ giảm 28%. Đây là tình huống cần phải xem xét đến.
1723698217037.png

Một nhà quản trị cần được tư vấn khi nào doanh nghiệp nên sử dụng biến phí, khi nào luôn sử dụng định phí, và người làm tài chính cần phải đưa ra nhưng dự báo về tương lai, nhưng kịch bản có thể xảy ra. Ngoài ra, cũng cần phải tính được sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu trong trường hợp sử dụng cấu trúc chi phí khác nhau. Nếu trên sản lượng hòa vốn, ta cần tập trung vào điều gì, nếu dưới sản lượng hòa vốn thì nên tập trung vào cái gì. Làm thế nào để biến một bài toán kinh doanh thành một mô hình để chạy Data Table. Đòn bẩy là một trong những điều cực kỳ quan trọng khi làm việc tại các doanh nghiệp, giúp tăng trưởng lợi nhuận lên nhiều lần nếu tận dụng đúng cách

Dưới đây là khóa học giúp anh chị có thể hiểu sâu hơn về các loại đòn bẩy, ngoài ra là những chuyên đề thực tế về kế toán quản trị, tài chính. Đặc biệt các khóa học đều được thực hành trên Excel, được thực hành thực tế ngay trên lớp và giúp anh chị hiểu rõ hơn khi đưa ra quyết định kinh doanh nào.
Khóa CFO: https://clevercfo.com/khoa-hoc-cfo
Khóa kế toán trưởng: https://clevercfo.com/ke-toan-truong

Nếu anh chị ở xa, một vài chuyên đề online có thể giúp cho anh chị:
Khóa online: http://clevercfo.com/online
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top