Khi bán ra bạn hạch toán:
N111/112/131
C511/512/513
C3331
Bây giờ giảm thuế GTGT thì doanh thu vẫn không đổi (phát sinh TK 511/512/513 giữ nguyên), phải thu khách hàng giảm 1 khoản tương ứng với số phải nộp thuế giảm:
N3331
C111/112/131
Khi bán ra bạn hạch toán:
N111/112/131
C511/512/513
C3331
Bây giờ giảm thuế GTGT thì doanh thu vẫn không đổi (phát sinh TK 511/512/513 giữ nguyên), phải thu khách hàng giảm 1 khoản tương ứng với số phải nộp thuế giảm:
N3331
C111/112/131
Sai rồi. Không giống nhau tí nào
Đảo là đảo mà âm là âm. Không thế giống nhau.
Nợ 111
Có 331
Đảo
Nợ 331
Có 111
Âm: giống bút toán nhưng thể hiện bằng số âm.
Nghiệp vụ nào mà định khoản bằng số âm thế, hồi giờ mình mới nghe đấy. Khi định khoản làm gì có số âm nhỉ?
Trước kia, khi hạch toán và ghi chép thủ công. Dân kế toán chúng ta có khái niệm bút toán đỏ. Đó là bút toán giống bút toán thường, nhưng ghi bằng mực đỏ, nhằm mục tiêu loại bỏ bút toán sai. ( ở đây cũng không ghi số âm).
Và bây giờ, khi hạch toán máy, chúng ta cũng không có khái niệm định khoản số âm. Mà bút toán sẽ là ghi ngược ( trước đây ghi Nợ TK A - Có TK B : số tiền xxxx thì nay ghi Nợ TK B - có TK A: cũng số tiền xxxx - Nếu là TK theo dõi theo đối tượng thì ghi cùng đối tượng ban đầu).
Về thuật ngữ: con số phản ánh giá trị của nội dung kinh tế, cho nên không có số âm. Ngay TK 214: hao mòn TSCĐ, ( Sử dụng phối hợp cùng TK 211), về bản chất cũng đã thể hiện con số âm ( phần hao mòn), cũng được ghi số dương và bên kia của TK ( bên có).
Việc kết cấu 1 tài khoản cũng có 2 bên ( bên NỢ và bên CÓ), nếu ghi bằng số âm thì cần gì kết cấu như vậy nhỉ?
Đây chỉ là ngu ý của tôi. [you] nghĩ sao?