Định khoản nghiệp vụ

ngo.hy

New Member
Hội viên mới
Chào cả nhà!
Cả nhà cho em hỏi nghiệp vụ này nhé: Cty em là cty TNHH SX TM DV chuyên sửa chữa các máy móc thiết bị và có bán thêm một vài hàng tạp hóa. Đầu tháng 8 có một hóa đơn đầu vào của CTY CP THẾ GIỚI DI ĐỘNG( mua điện thoại di động và các thiết bị kèm theo )
Nghiệp vụ này em định khoản :
Nợ 156
Nợ 133
Có 111
như vậy có đúng không?
cả nhà giúp em với nha
thanks nhiều!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

Cái này dùng vào đâu hả bạn, nếu mình buôn bán thì mới đưa vào Hàng hóa, chứ nếu dùng bộ phận nào m đưa vào bộ phận đó, nhưng cty bạn là TM thì đưa 642 hợp lý hơn.
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

không có nói là dùng vào đâu cả.mình chỉ thấy có hđ ghi vậy thui.mình cũng nghĩ cho vào 642 .bữa trước mình hạch toán để làm BCTC lại cho vào TK 156. vừa rồi bỏ ra xem lại thấy không hợp lý lắm. Vậy mình đã làm BCTC rồi thì giờ phải làm sao?
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

uk.cái đó đâu thể đưa vào 156 dc he.mua dtdd và 1 số thiết bị chắc dùng cho hoạt động quản lí của cty, mình phải đưa vào chi phí liên quan chứ, 642??
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

vậy mình đã tổng hợp và làm xong BCTC rồi thì làm tn đây?
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

hic..nhắm mắt mà để yên thôi chứ biết sao giờ...hihi.để làm dc cá bctc đâu phải dễ..
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

Chào cả nhà!
Cả nhà cho em hỏi nghiệp vụ này nhé: Cty em là cty TNHH SX TM DV chuyên sửa chữa các máy móc thiết bị và có bán thêm một vài hàng tạp hóa. Đầu tháng 8 có một hóa đơn đầu vào của CTY CP THẾ GIỚI DI ĐỘNG( mua điện thoại di động và các thiết bị kèm theo )
Nghiệp vụ này em định khoản :
Nợ 156
Nợ 133
Có 111
như vậy có đúng không?
cả nhà giúp em với nha
thanks nhiều!

Trước hết thật bất ngờ là bạn không chịu tìm hiểu: Mua điện thoại di động sử dụng cho ai? để sau này còn phải theo dõi quản lý khi kiểm kê tài sản..., để từ đó có tiêu thức phân bổ vào đối tượng chi phí đúng: chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp?. Bạn phải xem là công ty bạn kinh doanh những lĩnh vực gì thông qua giấy phép đăng kí kinh doanh, nếu được buôn bán điện thoại thì bạn đưa vào 156 là hợp lý.
Nếu sử dụng cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp thì, quí sau bạn xuất sử dụng cũng được mà,: Nợ TK 642/641 Có TK 156:
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

uh đó cũng là sơ suất của mình, tại mình cũng mới làm nên cũng chưa có kinh nghiệm nhiều. với lại chắc tại hôm mình làm phiếu thu, phiếu chi trên máy copy từ sheet trước sang quên không sủa tài khoản. Vậy giờ mình phải làm thế nào? cứ để nguyên hay sửa kiếu gì. BCTC thì cũng nộp rồi. Mong cả nhà giúp đỡ cho giải pháp khắc phục nhé. Thanks nhiều!
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

bây giờ để im thui, mà bạn cung không nói trị gia bao nhiêu nếu lớn thì phải làm lại còn nhỏ >20tr thì thui. làm BCTC bây giờ đổi lại vẫn đượnc
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

uh cũng không lớn lắm, giá trị khoảng hơn 4triệu thôi. Nếu để im khi nào cơ quan chức năng xuống kiểm tra thì tính sao đây. bây giờ làm lại BCTC liệu có được không bạn?
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

Mình thì nghĩ, bạn có thể coi như lúc đó công ty bạn cho vào hàng hóa để bán, bây giờ cần dùng đến nên lấy ra sử dụng. hạch toán giảm hàng hóa đi tăng chi phí lên. Không phải sửa báo cáo năm ngoái nữa.
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

Điện thoại di động chắc mua cho các sếp hoặc nhân viên dùng rồi. Bạn cho vào 642 thì hợp lý hơn. nếu không thì bạn có thể cho vào 142, 242 tùy theo giá trị của hàng hóa rồi phân bổ.
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

uh cũng không lớn lắm, giá trị của nó khoảng hơn 4 triệu. bây giờ để im nhưng tới khi cơ quan chức năng kiểm tra thì làm sao? mà bây giờ làm BCTC lại liệu có được không bạn?
 
Ðề: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ

hình như ko phải thế đâu, theo mình vì bạnlamf cho cty TMDV nên khi mua hàng để dùng cho DN, nếu gtri lớn thì cho vào 242 or 142, nếu nhỏ cho vào 154

---------- Post added at 03:55 ---------- Previous post was at 03:52 ----------

bạn ko làm phần mềm hay làm kt trên máy ah? khó nhỉ?
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ

Chào cả nhà!
Cả nhà cho em hỏi nghiệp vụ này nhé: Cty em là cty TNHH SX TM DV chuyên sửa chữa các máy móc thiết bị và có bán thêm một vài hàng tạp hóa. Đầu tháng 8 có một hóa đơn đầu vào của CTY CP THẾ GIỚI DI ĐỘNG( mua điện thoại di động và các thiết bị kèm theo )
Nghiệp vụ này em định khoản :
Nợ 156
Nợ 133
Có 111
như vậy có đúng không?
cả nhà giúp em với nha
thanks nhiều!

Chào bạn, tại sao bạn không hỏi kĩ thêm thông tin ngay từ đầu?! Giống như câu trả lời của một số bạn ở phía trên, tôi nghĩ bạn nên đừng có mà "bứt dây động rừng" nữa. Nếu mục đích là mua đi bán lại thì coi bạn may mắn. Còn nếu thực sự là mua phục vụ DN thì mọi chuyện trễ rồi, cho nên bạn cần làm như thế này: N642/C156. Thế nhé.

---------- Post added at 12:52 ---------- Previous post was at 12:47 ----------

hình như ko phải thế đâu, theo mình vì bạnlamf cho cty TMDV nên khi mua hàng để dùng cho DN, nếu gtri lớn thì cho vào 242 or 142, nếu nhỏ cho vào 154

---------- Post added at 03:55 ---------- Previous post was at 03:52 ----------

bạn ko làm phần mềm hay làm kt trên máy ah? khó nhỉ?

Chào bạn,
Mình không biết là bạn có đi làm hay chưa, hay vẫn đang đi học?! Hàng hóa không được đưa vào TK 142/242 giống như phân bổ công cụ dụng cụ đâu nhé. Còn cái lý thuyết bạn nêu ra "...khi mua hàng để dùng cho DN, nếu gtri lớn thì cho vào 242 or 142, nếu nhỏ cho vào 154" --> Chuẩn mực hoàn toàn không có chuyện này nhé bạn.

Thân.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ

Trường hợp của ban là mua DT về dùng nhưng lại hạch toán vào hàng hóa mà chưa ghi nhân là chi phí của năm trc.
Cho nên có cách xử lý như sau, ban jtham khảo nhé:
Chuyển hàng hóa thành công cụ dụng cu:
Nợ 153
Có 156
Chuyển thế cho mọi người khỏi thắc mắc tại sao xuất 156 để dùng.
Coi như năm trc mua về chưa dùng vẫn để trong kho. Năm nay xuất dùng và ghi nhận chi phí của năm nay
No 142, 242, 6422 (tùy tính chất phân bổ hay ko)
Có 153
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ

theo mình bạn định khoản như thế cũng được nhưng sao bạn không ĐK chi tiết là 1561 lun
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top