Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Mới mua về đã hạch toán vào TS rồi, sao biết nó hỏng khi nào đc
Cái TS nào cũng có thể hỏng ngay tức thì đc hết mà.
-----------------------------------------------------------------------------------------


Thì thanh lý TS :danghi:
Để ghi nhận là TS:... phải được xác định là sd từ 1 năm trở lên.
Thì thanh lý TS
Nếu chưa SD được 1 năm mà nó hỏng không sửa chữa được mang thanh lý đống sắt vụn thì đó không phải là TS rồi. Chỉ là TS nếu SD được 5 tháng mà thấy nó lỗi thời thì thanh lý lúc này mới hợp lý.
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Để ghi nhận là TS:... phải được xác định là sd từ 1 năm trở lên.
Có thời gian sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nó chứ ko phải thời gian sử dụng thực tế, mới mua về có biết sử dụng chắc chắn trong bao lâu đâu?
Nếu chưa SD được 1 năm mà nó hỏng không sửa chữa được mang thanh lý đống sắt vụn thì đó không phải là TS rồi. Chỉ là TS nếu SD được 5 tháng mà thấy nó lỗi thời thì thanh lý lúc này mới hợp lý
Nó hỏng thì thanh lý, ai bắt nó lỗi thời mới đc thanh lý?
Ví dụ mua 1 cái xe ô tô giá trị 1 tỷ, 3 tháng sau nó chạy gây tai nạn lao xuống vực và bốc cháy hết, vậy nó ko phải là tài sản sao? vậy lúc mới mua về ghi nhận nó là cái gì?
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Có thời gian sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nó chứ ko phải thời gian sử dụng thực tế, mới mua về có biết sử dụng chắc chắn trong bao lâu đâu?

Nó hỏng thì thanh lý, ai bắt nó lỗi thời mới đc thanh lý?
Ví dụ mua 1 cái xe ô tô giá trị 1 tỷ, 3 tháng sau nó chạy gây tai nạn lao xuống vực và bốc cháy hết, vậy nó ko phải là tài sản sao? vậy lúc mới mua về ghi nhận nó là cái gì?
Bạn không thể ví TS mất mát do hoả hoạn hay tai nạn so với TS hỏng do SD được như thế thấy có hợp lý không.
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Bạn không thể ví TS mất mát do hoả hoạn hay tai nạn so với TS hỏng do SD được như thế thấy có hợp lý không.

Kính thưa các pác. Túm lại có đua vào tài sản CĐ đc ko. Khi mà sếp em về Hưu sếp em mang điện thoại vế đấy nha ko để lại cho đơn vị đâu.:thayghe:
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Kính thưa các pác. Túm lại có đua vào tài sản CĐ đc ko. Khi mà sếp em về Hưu sếp em mang điện thoại vế đấy nha ko để lại cho đơn vị đâu.:thayghe:

Theo mình thì nên đưa vào CCDC đi rồi đưa vào 242 phân bổ dần, vì khi Sếp về hưu mang điện thoại về chả nhẽ lại làm thanh lý tài sản, rồi xuất hoá đơn bán cho Sếp.
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Kính thưa các pác. Túm lại có đua vào tài sản CĐ đc ko. Khi mà sếp em về Hưu sếp em mang điện thoại vế đấy nha ko để lại cho đơn vị đâu.:thayghe:
Nếu đưa vào TS của cty thì phải đủ tiêu chuẩn là TSCĐ, còn nếu đã là TS của cty mà sếp SD việc riêng của sếp thì đó là TS của riêng sếp thôi không liên quan đến cty cả. TH nũa là là TS của cty thì phải phục vụ SXKD của cty và khi sếp về hưu sếp muốn mang về SD thì phải làm thanh lý sếp bổ tiền ra mua.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Theo mình thì nên đưa vào CCDC đi rồi đưa vào 242 phân bổ dần, vì khi Sếp về hưu mang điện thoại về chả nhẽ lại làm thanh lý tài sản, rồi xuất hoá đơn bán cho Sếp.
Đương nhiên muốn là CC hay TS của cty mà khi sếp về hưu muốn dùng làm của riêng thì phải làm BB thanh lý.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

khi mua điện thoại về có hóa đơn đầy đủ thì vẫn hạch toán tăng tài sản cố định trích khấu hao .hàng năm kiểm kê bạn nhớ kiểm kê có danh mục tài sản này
Khi Sếp về hưu mà cty không dám đòi lại Sếp điện thoại thì lúc đó công ty làm thủ tục thanh lý " tài sản hư hỏng này", để giảm nó đi luôn , chứ không tới kỳ kiểm kê lại thiếu đó.
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

ĐT Dùng để liên hệ công việc như vậy có đc coi là phục vụ sx ko? Nhưng trường hợp này là mua cho Cá nhân ( sếp)? Trường hợp sếp về hưu sếp ko để điện thoại lai đâu nhé.:cuutui:
Cho vào 642 là hợp lý mừ!

:muatumlum::muatumlum::muatumlum:
Khi sếp về hưu thì bán thanh lý tài sản. OK?:tungkinh::tungkinh:
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Tại sao lại đưa vào chi phí trả trước dài hạn nếu như bạn đã đưa vào TSCĐ,
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

+tiêu chuẩn dể gi nhận TSCD là:
- giá trị phải lớn hơn hoặc bằng 10triệu
- có tg sd trên 1năm
=> DTDD vẫn là TSCD
+tuy nhiên có đc trích khấu hao hay k là tùy thuộc vào có dùng cho sxkd hay k thui
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Bạn không thể ví TS mất mát do hoả hoạn hay tai nạn so với TS hỏng do SD được như thế thấy có hợp lý không.

Tại sao ko hợp lý vậy bạn?
Khi bạn mới mua về, bạn đâu biết cái TS đó nó hỏng lúc nào được. Người ta chỉ dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật của nó về thời gian sử dụng để làm căn cứ xác định là tài sản hay ko.
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Tại sao ko hợp lý vậy bạn?
Khi bạn mới mua về, bạn đâu biết cái TS đó nó hỏng lúc nào được. Người ta chỉ dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật của nó về thời gian sử dụng để làm căn cứ xác định là tài sản hay ko.
2. Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định
2.1 Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình
2.1.1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Kính thưa các pác. Túm lại có đua vào tài sản CĐ đc ko. Khi mà sếp em về Hưu sếp em mang điện thoại vế đấy nha ko để lại cho đơn vị đâu.:thayghe:

Theo mình thì cái này đủ tiêu chuẩn để đưa vào TSCĐ
Bạn có quyền khấu hao nhanh nếu thấy cần thiết (Đề phòng sếp về hưu sớm), thời gian khấu hao TSCĐ (Bạn tham khảo phụ lục số I - Khung thời gian sử dụng của TSCĐ ban hành kèm theo QĐ 206/2003 của bộ tài chính từ 3-15năm. Và theo mình hiểu thì đây cũng là một lọai TSCĐ được phép khấu hao nhanh - mức khấu hao nhanh không quá 2 lần mức khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

các bác cho em hỏi. nếu như thế thì ta tính khấu hao của chiếc DTDD đó như thế nào. mà DTDD lại trượt giá rất nhanh.
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

các bác cho em hỏi. nếu như thế thì ta tính khấu hao của chiếc DTDD đó như thế nào. mà DTDD lại trượt giá rất nhanh.
Bạn có thể dùng PP KH nhanh cho chiếc ĐT này.
b) Các phương pháp khấu hao nhanh: Để thu hồi vốn nhanh, người ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số các năm, gọi tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số.
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau:
Mki = Gdi x Tkh
Mki: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i
Gdi: giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ

i : thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1,n )
Tkh = Tk x Hs
Trong đó:
Tk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
Hs: Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở các nước như sau:
- Hệ số 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm
- Hệ số 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm
- Hệ số 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm
Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu, thời gian sử dụng là 5 năm
Vậy Tk = 1/5 = 20%
Tkh = 20% x 2 = 40%
Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần được xác định theo bảng sau:
TT Cách tính khấu hao Mức khấu hao năm Mức khấu hao lũy kế Giá trị còn lại của TSCĐ
1 200.000 x 40% 80.000 80.000 120.000
2 120.000 x 40% 48.000 128.000 72.000
3 72.000 x 40% 28.800 156.800 43.200
4 43.200 x 40% 17.280 174.080 25.920
5 25.920 x 40% 10.368 184.448 15.552
Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm cũng có thể tính theo công thức sau:
Tkh = i
1- √ Gci
-----
NG
Trong đó:
Gci: Giá trị còn lại của TSCĐ ở cuối năm thứ i
NG: Nguyên giá của TSCĐ
-----
i: Thứ tự của năm tính khấu hao ( i = 1, n)
Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đến khi hết thời gian sử dụng, TSCĐ vẫn chưa được khấu hao hết. Để khắc phục được vấn đề này, người ta thường kết hợp phương pháp khấu hao tuyến tính ở những năm cuối cùng. Theo ví dụ trên, vào năm thứ 4 và thứ 5 người ta sẽ chuyển sang phương pháp khấu hao tuyến tính với mức khấu hao mỗi năm là:
43,2 triệu : 2 = 21,6 triệu
* Phương pháp khấu hao theo tổng số: Theo phương pháp này, mức khấu hao năm được xác đinh như sau:
Mkt = NG x Tkt
Trong đó:
Mkt: số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t
NG: Nguyên giá TSCĐ
Tkt: tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm thứ t
T: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ
Có hai cách tính tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp này:
Cách 1:
Tkt = Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ theo thứ tự năm sử dụng
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổng số các số năm sử dụng còn lại của TSCĐ tính theo thứ tự năm sử dụng

Cách 2:
Tkt = 2(T + 1 – t)
---------------
T (T + 1)
Trong đó:
T : Thời gian sử dụng TSCĐ
t : Thứ tự năm cần tính khấu hao TSCĐ ( t = 1 – n)
Vẫn với ví dụ trên, nhưng TSCĐ được khấu hao theo phương pháp tổng số thì tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao của từng năm như sau:
Thứ tự năm Số năm sử dụng còn lại cho đến khi hết thời gian sử dụng (năm) Tỷ lệ khấu hao năm Số tiền khấu hao năm
(tr đồng)
1 5 5/15 200x5/15 = 66,666
2 4 4/15 200 x 4/15 = 53,333
3 3 3/15 200 x 3/15 = 40,000
4 2 2/15 200 x 2/15 = 26,667
5 1 1/15 200 x 1/15 = 13,334
Cộng 15 200

Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh:
- Thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình
- Đây là một biện pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp
Nhược điểm: Có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Do vậy đối với những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
Trước khi lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cần xác định được phạm vi khấu hao TSCĐ
a) Phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao:
* Các tài sản cố định sau cần phải tính khấu hao là:
• Các TSCĐ có liên quan đến hoạt động kinh doanh
• Các TSCĐ ngừng hoạt động để sửa chữa lớn vẫn phải trích khấu hao TSCĐ
* Các TSCĐ sau đây không phải trích khấu hao TSCĐ:
• Các TSCĐ phúc lợi (câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn tập thể).
• Những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng
• Các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
• Các TSCĐ thuê vận hành
• Các TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng
Việc tính khấu hao TSCĐ theo từng tháng được áp dụng theo nguyên tắc tính tròn tháng, tức là TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao. Bởi vậy, nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng này chính là nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng trước cộng với nguyên giá TSCĐ tăng lên trong tháng và trừ đi nguyên giá TSCĐ giảm đi trong tháng trước. Ta có thể viết công thức tính số khấu hao của từng tháng như sau:
Số khấu hao TSCĐ tháng này = Số khấu hao TSCĐ tháng trước + Số khấu hao tăng thêm trong tháng - Số khấu hao giảm đi trong tháng
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
- Có đủ quy định giá trị theo quy định hiện hành (có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên).
Như vậy, bạn phải xem xét xem chiếc điện thoại đó có đáp ứng đầy đủ cả 4 điều kiện trên k?
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

cứ đưa vào TSCD , vì nó thoả mãn tất cả các yêu cầu của TSCD mà , với lại nhìn nó cũng đẹp hơn
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Tôi đồng quan điểm với những bạn nào cho là TSCD và tất nhiên TSCD này là dc khấu trừ rồi vì dùng trong SXKD mà....có phải là dùng cho hoạt động khác đâu (hoạt động phúc lợi chẳng hạn !!!)....
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

chắc phải tính thôi vì nó đủ các điều kiện để trở thành TSCD ma`
 
Ðề: Điện thoại D Đ có là TSCĐ?

Còn phải xem giá trị của điện thoại
Nó được coi là tài sản cố định nếu từ 10 triệu và có thời gian sử dụng trên 1 năm thì được xem là tài sản cố định và khấu hao bình thường
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top