Điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó Tổng doanh thu bằng Tổng chi phí. Hay nói cách khác thì tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận.
Xác định điểm hòa vốn nhằm:
Thiết lập một mức giá hợp lý
Đạt mục tiêu hiệu quả nhất trong khi kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Để xác định thu hút và phân bổ tài chính trong các chiến lược khác nhau trong doanh nghiệp.
Được sử dụng trong phân tích tính hiệu quả của dự án kinh doanh.
Công thức tính:
Q = FC / (Po - Vc)
Trong đó:
Q: Là sản lượng hòa vốn
Fc: Chi phí cố định
Vc: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Po: Giá sản phẩm.
Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất bóng đèn, chi phí cố định là 10 000$. Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm là 10$. Giá bán mỗi sản phẩm trên thị trường là 30$. Vậy doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn tại mức sản lượng là:
Q = 10 000 / ( 30 - 10) = 5 000 ( bóng đèn)
Nhà quản lý phải quan tâm đến thời gian hoàn vốn: Sẽ mất bao lâu để một cuộc đầu tư cụ thể thu hồi lại số vốn đã bỏ ra. Chúng ta biết rằng cái máy ép nhựa được dự kiến tiết kiệm cho Công ty Amalgamated 18.000 USD mỗi năm. Để xác định thời gian hoàn vốn, hãy lấy tổng số tiền đầu tư chia cho khoản tiền tiết kiệm dự kiến hàng năm.
Trong trường hợp này, ta lấy 100.000 USD chia cho 18.000 USD bằng 5,56. Như vậy, cái máy ép nhựa sẽ mất 5,56 năm để hoàn vốn. Bảng 6-1 dưới đây minh họa theo từng năm các khoản tiền tiết kiệm hàng năm tích lũy được.
Chú ý rằng Công ty Amalgamated sẽ chưa thu được lợi ích của vụ đầu tư này trong hơn 5 năm. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ước tính về vòng đời sản phẩm bị sai, và cái máy ép nhựa này chỉ dùng được bốn năm là hỏng? Cuộc đầu tư giờ đây có vẻ chẳng còn gì hấp dẫn, và chắc chắn là ít hấp dẫn hơn một vụ đầu tư có ROI tương tự nhưng thời gian hoàn vốn chỉ là 3 năm.
Là một công cụ phân tích, thời gian hoàn vốn chỉ cho bạn biết một điều: mất bao lâu để thu hồi lại số vốn đầu tư của bạn. Mặc dù công cụ này không hữu ích khi so sánh các phương án thực tế, nhưng một số nhà điều hành vẫn còn sử dụng nó.
Phân tích hòa vốn
Phân tích hòa vốn cho bạn biết bạn cần bán ra bao nhiêu đơn vị hàng hóa để lấy lại vốn đầu tư cố định. Nói cách khác, tại điểm nào bạn sẽ có sự cân đối dòng tiền do sản phẩm, dịch vụ mới mang lại. Với những thông tin có được, bạn có thể xem xét nhu cầu thị trường và thị phần của đối thủ cạnh tranh để xác định liệu mong muốn bán nhiều như vậy có thực tế không. Phân tích hòa vốn còn giúp bạn tính đến tác động của sự thay đổi giá và số lượng hàng hóa.
Đặc biệt hơn, tính toán hòa vốn giúp bạn quyết định mức sản lượng mà tại đó tổng khoản tiền thu được sau thuế từ một sản phẩm hay một khoản đầu tư trang trải được tổng chi phí cố định của nó. Nhưng trước khi thực hiện tính toán này, bạn cần hiểu một số khái niệm sau:
+ Định phí: Chi phí bỏ ra hầu như luôn cố định cho dù bạn có bán được bao nhiêu sản phẩm hay dịch vụ đi chăng nữa. Đó là những chi phí như bảo hiểm, lương nhân viên quản lý, các khoản thuê… Ví dụ, tiền thuê cơ sở sản xuất và chi phí bảo hiểm là như nhau cho dù công ty làm ra 10.000 hay 20.000 đơn vị hàng hóa.
+ Biến phí: Những chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng hàng hóa được sản xuất và bán ra, ví dụ như phí thiết bị, nhân công và nguyên liệu sản xuất. Bạn sản xuất ra càng nhiều hàng hóa thì bạn càng tốn nhiều chi phí.
+ Lãi biên tế: Là số tiền mà mỗi đơn vị hàng hóa bán được góp phần trang trải cho định phí. Nó được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần của một đơn vị trừ đi biến phí (hay chi phí trực tiếp) trên mỗi đơn vị.
Với những khái niệm được định nghĩa trên đây, chúng ta có thể làm một phép tính để tìm ra đáp án cho biểu thức sau:
Lượng hòa vốn = Định phí/Lãi biên tế của đơn vị hàng hóa
Sau đây là cách làm.
Trước tiên, hãy tính lãi biên tế của đơn vị bằng cách lấy doanh thu thuần của mỗi đơn vị trừ đi các biến phí của mỗi đơn vị. Sau đó lấy tổng chi phí cố định (hay số tiền đầu tư) chia cho lãi biên tế của mỗi đơn vị. Kết quả phép chia này chính là lượng hòa vốn, tức là số lượng đơn vị hàng hóa phải bán để trang trải toàn bộ chi phí cố định.
Để thấy được sự phân tích hòa vốn trong thực tế, chúng ta hãy xem ví dụ máy ép nhựa được dùng để sản xuất giá treo cho Công ty Amalgamated. Chi phí máy ép nhựa này là 100.000 USD. Giả sử mỗi giá treo được sản xuất ra từ máy ép này được bán với giá 75 USD, và biến phí cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ là 22 USD.
Như vậy:
75 USD (Đơn giá) - 22 USD (Biến phí cho mỗi đơn vị) = 53 USD (Lãi biên tế cho mỗi đơn vị)
Do đó:
100.000 USD (Tổng đầu tư cần thiết) / 53 USD (Lãi biên tế cho mỗi đơn vị) = 1.887 giá treo
Phép tính trên cho ta thấy rằng Công ty Amalgamated phải bán 1.887 cái giá treo để hòa vốn đầu tư 100.000 USD.
Lúc này, công ty phải quyết định xem liệu có thể đạt được lượng hòa vốn này không. Liệu có thực tế khi trông đợi bán được 1.887 cái giá treo đó, và nếu được thì mất thời gian bao lâu?
Tính phức tạp của phân tích hòa vốn
Phân tích hòa vốn trong trường hợp giá treo trên đây là một tình huống đơn giản. Chúng ta đã giả sử rằng chi phí đó cố định hoặc biến động một cách rõ ràng, rằng chi phí và số dư trên mỗi đơn vị không thay đổi theo số lượng (nghĩa là giá bán của món hàng không thay đổi theo các mức sản lượng khác nhau). Tuy nhiên giả thiết này có thể không phù hợp trong thực tế. Chi phí thuê cơ sở cho một mức sản xuất nào đó có thể không đổi, nhưng nó sẽ tăng thêm 50% nếu bạn thuê cơ sở thứ hai để mở rộng sản xuất. Chi phí nhân công trên thực tế có thể gộp cả định phí và biến phí. Và khi bạn tung càng nhiều sản phẩm ra thị trường thì bạn cần có mức giá chiết khấu, đồng nghĩa với việc giảm lãi cho từng đơn vị hàng hóa. Bạn cần phải điều chỉnh tính toán hòa vốn cho phù hợp với thực tế phức tạp này.
Đòn bẩy hoạt động
Mục tiêu của mọi nhà quản lý không phải là hòa vốn mà là phát sinh lợi nhuận. Một khi bạn đã trang trải mọi chi phí cố định bằng lãi thu về từ nhiều thương vụ, mỗi thương vụ tiếp theo đều trực tiếp mang đến lợi nhuận. Như chúng ta đã quan sát ở trên:
Doanh thu thuần đơn vị sản phẩm - Biến phí đơn vị sản phẩm = Lãi thu về trên đơn vị sản phẩm
Nhìn qua bạn cũng có thể thấy rằng biến phí của đơn vị sản phẩm càng thấp thì lãi thu về lại càng cao. Chẳng hạn, trong một công ty dược, chi phí xuất ra và đóng gói một chai thuốc mới có thể dưới 1 USD. Tuy nhiên, nếu công ty có thể bán được mỗi chai lấy 100 USD, thì số tiền khổng lồ 99 USD góp vào lợi nhuận công ty nếu doanh thu đạt được ngoài điểm hòa vốn! Rắc rối là công ty dược có thể đã đầu tư trước 400 triệu USD chi phí cố định để phát triển sản phẩm nhằm tung chai đầu tiên ra thị trường. Công ty sẽ phải bán nhiều chai thuốc mới này để hòa vốn. Nhưng sau khi đã hòa vốn thì lợi nhuận có thể rất cao.
Mối quan hệ giữa định phí và biến phí thường được mô tả bằng thuật ngữ đòn bẩy hoạt động. Các công ty có định phí cao hơn biến phí là công ty có đòn bẩy hoạt động cao. Ví dụ như công ty dược trên đây nói chung là có đòn bẩy hoạt động cao.
Bây giờ hãy xem mặt ngược lại: đòn bẩy hoạt động thấp. Trong trường hợp này định phí thấp hơn so với tổng chi phí tạo ra mỗi đơn vị sản phẩm. Hãng luật là một ví dụ điển hình về doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động thấp. Hãng này có chi phí cố định và mức đầu tư vào trang thiết bị tối thiểu. Phần lớn chi phí là những khoản phí trả cho luật sư, tùy thuộc vào số giờ thực tế mà hãng phải thu từ khách hàng.
Đòn bẩy hoạt động là điều quan trọng khi công ty đi qua điểm hòa vốn, nhưng nó có thể gây tổn thất đáng kể nếu không bao giờ đạt được điểm hòa vốn. Nói cách khác, đòn bẩy hoạt động có tính rủi ro. Đó là lý do tại sao các nhà quản lý suy nghĩ nhiều về việc tìm cách cân bằng hợp lý giữa định phí và biến phí.
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó Tổng doanh thu bằng Tổng chi phí. Hay nói cách khác thì tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận.
Xác định điểm hòa vốn nhằm:
Thiết lập một mức giá hợp lý
Đạt mục tiêu hiệu quả nhất trong khi kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Để xác định thu hút và phân bổ tài chính trong các chiến lược khác nhau trong doanh nghiệp.
Được sử dụng trong phân tích tính hiệu quả của dự án kinh doanh.
Công thức tính:
Q = FC / (Po - Vc)
Trong đó:
Q: Là sản lượng hòa vốn
Fc: Chi phí cố định
Vc: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Po: Giá sản phẩm.
Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất bóng đèn, chi phí cố định là 10 000$. Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm là 10$. Giá bán mỗi sản phẩm trên thị trường là 30$. Vậy doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn tại mức sản lượng là:
Q = 10 000 / ( 30 - 10) = 5 000 ( bóng đèn)
Nhà quản lý phải quan tâm đến thời gian hoàn vốn: Sẽ mất bao lâu để một cuộc đầu tư cụ thể thu hồi lại số vốn đã bỏ ra. Chúng ta biết rằng cái máy ép nhựa được dự kiến tiết kiệm cho Công ty Amalgamated 18.000 USD mỗi năm. Để xác định thời gian hoàn vốn, hãy lấy tổng số tiền đầu tư chia cho khoản tiền tiết kiệm dự kiến hàng năm.
Trong trường hợp này, ta lấy 100.000 USD chia cho 18.000 USD bằng 5,56. Như vậy, cái máy ép nhựa sẽ mất 5,56 năm để hoàn vốn. Bảng 6-1 dưới đây minh họa theo từng năm các khoản tiền tiết kiệm hàng năm tích lũy được.
Chú ý rằng Công ty Amalgamated sẽ chưa thu được lợi ích của vụ đầu tư này trong hơn 5 năm. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ước tính về vòng đời sản phẩm bị sai, và cái máy ép nhựa này chỉ dùng được bốn năm là hỏng? Cuộc đầu tư giờ đây có vẻ chẳng còn gì hấp dẫn, và chắc chắn là ít hấp dẫn hơn một vụ đầu tư có ROI tương tự nhưng thời gian hoàn vốn chỉ là 3 năm.
Là một công cụ phân tích, thời gian hoàn vốn chỉ cho bạn biết một điều: mất bao lâu để thu hồi lại số vốn đầu tư của bạn. Mặc dù công cụ này không hữu ích khi so sánh các phương án thực tế, nhưng một số nhà điều hành vẫn còn sử dụng nó.
Phân tích hòa vốn
Phân tích hòa vốn cho bạn biết bạn cần bán ra bao nhiêu đơn vị hàng hóa để lấy lại vốn đầu tư cố định. Nói cách khác, tại điểm nào bạn sẽ có sự cân đối dòng tiền do sản phẩm, dịch vụ mới mang lại. Với những thông tin có được, bạn có thể xem xét nhu cầu thị trường và thị phần của đối thủ cạnh tranh để xác định liệu mong muốn bán nhiều như vậy có thực tế không. Phân tích hòa vốn còn giúp bạn tính đến tác động của sự thay đổi giá và số lượng hàng hóa.
Đặc biệt hơn, tính toán hòa vốn giúp bạn quyết định mức sản lượng mà tại đó tổng khoản tiền thu được sau thuế từ một sản phẩm hay một khoản đầu tư trang trải được tổng chi phí cố định của nó. Nhưng trước khi thực hiện tính toán này, bạn cần hiểu một số khái niệm sau:
+ Định phí: Chi phí bỏ ra hầu như luôn cố định cho dù bạn có bán được bao nhiêu sản phẩm hay dịch vụ đi chăng nữa. Đó là những chi phí như bảo hiểm, lương nhân viên quản lý, các khoản thuê… Ví dụ, tiền thuê cơ sở sản xuất và chi phí bảo hiểm là như nhau cho dù công ty làm ra 10.000 hay 20.000 đơn vị hàng hóa.
+ Biến phí: Những chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng hàng hóa được sản xuất và bán ra, ví dụ như phí thiết bị, nhân công và nguyên liệu sản xuất. Bạn sản xuất ra càng nhiều hàng hóa thì bạn càng tốn nhiều chi phí.
+ Lãi biên tế: Là số tiền mà mỗi đơn vị hàng hóa bán được góp phần trang trải cho định phí. Nó được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần của một đơn vị trừ đi biến phí (hay chi phí trực tiếp) trên mỗi đơn vị.
Với những khái niệm được định nghĩa trên đây, chúng ta có thể làm một phép tính để tìm ra đáp án cho biểu thức sau:
Lượng hòa vốn = Định phí/Lãi biên tế của đơn vị hàng hóa
Sau đây là cách làm.
Trước tiên, hãy tính lãi biên tế của đơn vị bằng cách lấy doanh thu thuần của mỗi đơn vị trừ đi các biến phí của mỗi đơn vị. Sau đó lấy tổng chi phí cố định (hay số tiền đầu tư) chia cho lãi biên tế của mỗi đơn vị. Kết quả phép chia này chính là lượng hòa vốn, tức là số lượng đơn vị hàng hóa phải bán để trang trải toàn bộ chi phí cố định.
Để thấy được sự phân tích hòa vốn trong thực tế, chúng ta hãy xem ví dụ máy ép nhựa được dùng để sản xuất giá treo cho Công ty Amalgamated. Chi phí máy ép nhựa này là 100.000 USD. Giả sử mỗi giá treo được sản xuất ra từ máy ép này được bán với giá 75 USD, và biến phí cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ là 22 USD.
Như vậy:
75 USD (Đơn giá) - 22 USD (Biến phí cho mỗi đơn vị) = 53 USD (Lãi biên tế cho mỗi đơn vị)
Do đó:
100.000 USD (Tổng đầu tư cần thiết) / 53 USD (Lãi biên tế cho mỗi đơn vị) = 1.887 giá treo
Phép tính trên cho ta thấy rằng Công ty Amalgamated phải bán 1.887 cái giá treo để hòa vốn đầu tư 100.000 USD.
Lúc này, công ty phải quyết định xem liệu có thể đạt được lượng hòa vốn này không. Liệu có thực tế khi trông đợi bán được 1.887 cái giá treo đó, và nếu được thì mất thời gian bao lâu?
Tính phức tạp của phân tích hòa vốn
Phân tích hòa vốn trong trường hợp giá treo trên đây là một tình huống đơn giản. Chúng ta đã giả sử rằng chi phí đó cố định hoặc biến động một cách rõ ràng, rằng chi phí và số dư trên mỗi đơn vị không thay đổi theo số lượng (nghĩa là giá bán của món hàng không thay đổi theo các mức sản lượng khác nhau). Tuy nhiên giả thiết này có thể không phù hợp trong thực tế. Chi phí thuê cơ sở cho một mức sản xuất nào đó có thể không đổi, nhưng nó sẽ tăng thêm 50% nếu bạn thuê cơ sở thứ hai để mở rộng sản xuất. Chi phí nhân công trên thực tế có thể gộp cả định phí và biến phí. Và khi bạn tung càng nhiều sản phẩm ra thị trường thì bạn cần có mức giá chiết khấu, đồng nghĩa với việc giảm lãi cho từng đơn vị hàng hóa. Bạn cần phải điều chỉnh tính toán hòa vốn cho phù hợp với thực tế phức tạp này.
Đòn bẩy hoạt động
Mục tiêu của mọi nhà quản lý không phải là hòa vốn mà là phát sinh lợi nhuận. Một khi bạn đã trang trải mọi chi phí cố định bằng lãi thu về từ nhiều thương vụ, mỗi thương vụ tiếp theo đều trực tiếp mang đến lợi nhuận. Như chúng ta đã quan sát ở trên:
Doanh thu thuần đơn vị sản phẩm - Biến phí đơn vị sản phẩm = Lãi thu về trên đơn vị sản phẩm
Nhìn qua bạn cũng có thể thấy rằng biến phí của đơn vị sản phẩm càng thấp thì lãi thu về lại càng cao. Chẳng hạn, trong một công ty dược, chi phí xuất ra và đóng gói một chai thuốc mới có thể dưới 1 USD. Tuy nhiên, nếu công ty có thể bán được mỗi chai lấy 100 USD, thì số tiền khổng lồ 99 USD góp vào lợi nhuận công ty nếu doanh thu đạt được ngoài điểm hòa vốn! Rắc rối là công ty dược có thể đã đầu tư trước 400 triệu USD chi phí cố định để phát triển sản phẩm nhằm tung chai đầu tiên ra thị trường. Công ty sẽ phải bán nhiều chai thuốc mới này để hòa vốn. Nhưng sau khi đã hòa vốn thì lợi nhuận có thể rất cao.
Mối quan hệ giữa định phí và biến phí thường được mô tả bằng thuật ngữ đòn bẩy hoạt động. Các công ty có định phí cao hơn biến phí là công ty có đòn bẩy hoạt động cao. Ví dụ như công ty dược trên đây nói chung là có đòn bẩy hoạt động cao.
Bây giờ hãy xem mặt ngược lại: đòn bẩy hoạt động thấp. Trong trường hợp này định phí thấp hơn so với tổng chi phí tạo ra mỗi đơn vị sản phẩm. Hãng luật là một ví dụ điển hình về doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động thấp. Hãng này có chi phí cố định và mức đầu tư vào trang thiết bị tối thiểu. Phần lớn chi phí là những khoản phí trả cho luật sư, tùy thuộc vào số giờ thực tế mà hãng phải thu từ khách hàng.
Đòn bẩy hoạt động là điều quan trọng khi công ty đi qua điểm hòa vốn, nhưng nó có thể gây tổn thất đáng kể nếu không bao giờ đạt được điểm hòa vốn. Nói cách khác, đòn bẩy hoạt động có tính rủi ro. Đó là lý do tại sao các nhà quản lý suy nghĩ nhiều về việc tìm cách cân bằng hợp lý giữa định phí và biến phí.