Đối với sinh viên chuyên ngành kế toán ngân hàng
I- Phần nội dung thực tập chung(thời gian 3 tuần)
Sinh viên dành 3 tuần để tìm hiểu và nghiên cứu khái quát các vấn đề mang tính tổng quan và các nghiệp vụ không thuộc chuyên ngành đào tạo sâu sau đây:
- Tìm hiểu bộ máy tổ chức, môi trường hoạt động của ngân hàng và khách hàng nói chung.
- Thực tập và nghiên cứu kế hoạch tổng hợp của ngân hàng
- Thực tập và tìm hiểu các nghiệp vụ ngoài chuyên ngành đào tạo
a- Thực tập về tổ chức công tác kế toán tại ngân hàng
- Tổ chức bộ máy và sắp xếp lao động kế toán theo các mô hình khác nhau, phân công chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận, từng cán bộ trong phòng kế toán.
- Nghiên cứu việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trên cơ sở hệ thống tài khoản của các TCTD mà Thống đốc NHNN đã ban hành.
- Tiếp cận hệ thống chứng từ sổ sách kế toán đang sử dụng tại ngân hàng: Các mẫu chứng từ, sổ sách; kiểm soát, xử lý, luân chuyển, quản lý và lưu trữ chứng từ; lập và quản lý các sổ sách, báo cáo kế toán.
- Nghiên cứu quá trình thu thập, tính toán, ghi chép kế toán, quy trình chuyển giao thông tin kế toán giữa các bộ phận; tổng hợp số liệu từ kế toán phân tích đến kế toán tổng hợp.
- Nghiên cứu quá trình triển khai các chế độ, thể lệ nghiệp vụ trong công tác kế toán và vận dụng các chuẩn mực kế toán tại ngân hàng.
- Xem xét và đánh giá hệ thống thông tin kế toán; quá trình cung cấp thông tin kế toán cho quản lý, điều hành và thực hiện chức năng tham mưu của kế toán.
b- Thực tập các nghiệp vụ kế toán giao dịch
- Cách thức tổ chức quầy giao dịch tại một đơn vị ngân hàng theo mô hình truyền thống và giao dịch một cửa; các dịch vụ cung cấp tại quầy giao dịch; chuyển giao thông tin, dữ liệu từ quầy giao dịch đến các bộ phận kế toán khác.
- Nghiên cứu quy trình mở tài khoản giao dịch và quản lý tài khoản khách hàng: Hồ sơ và trình tự mở tài khoản, vấn tin về tình hình hoạt động của tài khoản, bảng kê và đối chiếu tình hình biến động số dư...
- Quy trình kế toán giao dịch về tiền gửi, thanh toán, cho vay, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ... từ khâu tiếp nhận chứng từ và yêu cầu của khách hàng, xử lý nghiệp vụ, nhập dữ liệu hạch toán và quản lý hồ sơ, thông tin khách hàng.
c- Thực tập các nghiệp vụ kế toán nội bộ
- Kế toán vốn chủ sở hữu, các quỹ, TSCĐ, CCLĐ trong NH
- Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; phân phối lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
- Kế toán thanh toán vốn giữa các ngân hàng: Chuyển tiền điện tử, thanh toán bù trừ, thanh toán qua tiền gửi tại NHNN...
- Nghiên cứu nghiệp vụ quản lý và điều hoà vốn trong từng NHTM
- Tìm hiểu các nghiệp vụ về kế toán hoạt động liên ngân hàng: Tiền gửi, cho vay, chiết khấu, góp vốn đồng tài trợ, liên doanh, mua bán giấy tờ có giá...
- Bước đầu phân định giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị; nội dung những thông tin cung cấp cho quá trình quản trị tài chính ngân hàng.
- Tìm hiểu báo cáo kế toán và báo cáo tài chính, tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa trên báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.
d- Thực tập kiểm toán nội bộ
- Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ
- Quá trình vận dụng các phương pháp và các quy trình kiểm toán
- Các nội dung kiểm toán chủ yếu
- Thực hành kiểm toán các hoạt động trong ngân hàng: Kiểm toán tín dụng, kiểm toán kế toán, kiểm toán nghiệp vụ đầu tư, báo cáo tài chính...
Riêng sinh viên thực tập kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập sẽ theo nội dung và kế hoạch của công ty kiểm toán nơi thực tập.
Ngoài các nội dung trên, sinh viên có thể chủ động tìm hiểu các nội dung khác trong quá trình thực tập để nắm được toàn diện về hoạt động tiền tệ, ngân hàng và tập dượt phương pháp làm việc của một cán bộ ngân hàng trong thực tế. Trong đó, những nội dung có liên quan đến đề tài chuyên đề hoặc khoá luận tốt nghiệp, sinh viên cần dành thời gian thích đáng để tìm hiểu sâu sắc, thu thập số liệu, tình hình để hoàn thành chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp đạt kết quả tốt nhất.