Ðề: Danh lam thắng cảnh đất Việt ta
Chào bác chủ Toppic ! Cho phép em tham gia một chút về hình ảnh quê hương Tuyên quang của em để giới thiệu với các thành viên DKT xa gần chút nhé !
Nói đến Tuyên quang thì có lẽ ít người biết ! Nhất là những thành viên trong Nam , có câu chè thái - gái tuyên nổi tiếng vẫn hay truyền tụng từ đời này sang đời khác. Nhưng em chỉ xin phép theo chủ đề của chủ nhà vè một số phong cảnh dân dã Tuyên quang thôi !
Đầu tiên mời các bác đến miền cao nhất của tỉnh Tuyên quang, thăm khu du lịch sinh thái hồ thủy điện Na hang :
Khu du lịch sinh thái Nà Hang
Nà Hang không chỉ có những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên hiếm nơi có được, mà còn phong phú bởi nét văn hóa độc đáo của gần 66.000 người dân thuộc 15 dân tộc, trong đó chủ yếu là các dân tộc Tày, Dao, Mông, Kinh... chung sống tự bao đời. Ông Hoàng Văn Thinh, Chủ tịch UBND huyện Nà Hang cho biết như vậy.Nằm ở vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Ngâm, với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng, Nà Hang luôn có sức cuốn hút kỳ lạ của một vùng sinh thái đa dạng.
Cả một kho tàng văn hoá độc đáo
Nà Hang có chín mươi chín ngọn núi, có những cánh rừng nguyên sinh và những con suối. Dòng sông, thác nước tuyệt đẹp là của quý mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng. Dòng sông Ngâm, sông Năng, những đỉnh núi cao Khuổi Tong, Loong Noòng, Bản Luốc, Pịa, Pắc Tạ... đã từng đi vào thơ, vào nhạc, gắn với các câu chuyện huyền thoại đậm tính nhân văn. Khu bảo tồn đặc dụng Tác Kẻ - Bản Bung, rộng gần 42 km2, ôm gọn trong lòng cả 5 xã: Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú, Vĩnh Yên, Thanh Tương, với hàng nghìn loài thực vật, động vật quý hiếm. Đặc biệt là loài voọc mũi hếch được ghi trong sách đỏ thế giới. Bản làng nơi đây với những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp lá cọ, những lễ hội Lồng Tông, mừng lúa mới, lễ cấp sắc... vẫn duy trì. Vào mùa xuân không gian tràn ngập màu sắc của thổ cẩm và tiếng khèn Mèo, tiếng đàn tính.
Có rất nhiều nhà khoa học khi đặt chân đến Nà Hang nghiên cứu về các loài động, thực vật đã thốt lên: Nà Hang như một nàng công chúa đẹp còn giấu kín. Cần phải làm cho mọi người biết và đưa nhau đến chiêm ngưỡng. Ông Thinh tâm sự: “Chúng tôi nghĩ ngay đến việc cần phải xây dựng xứ sở này thành một khu du lịch sinh thái. Vừa tôn tạo, nâng cấp, bảo vệ được tài nguyên, cảnh quan môi trường khu vực, vừa tạo ra một nguồn thu nhập từ ngành công nghiệp không khói”. ý tưởng này đã được lãnh đạo Nà Hang tâm đắc. “Đề án quy hoạch và phát triển khu du lịch sinh thái Nà Hang” thập niên của thế kỷ này đã ra đời. Theo đó, đến năm 2010 thị trấn Nà Hang sẽ phát triển thành thị xã công nghiệp gắn với tuyến du lịch sinh thái: Thác Pắc Ban (Quang Tốc); khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ; Bản Bung - Đà Vị - hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Cạn).
Triển vọng nối liền các khu du lịch
Từ thị xã Tuyên Quang theo đường ôtô, đến Nà Hang rồi đi tiếp 4 km là tới khu du lịch Pắc Ban. Du khách có thể tắm mình trong dòng thác bạc, mơ màng nghe kể chuyện về sự tích cái tên “Quang Tốc” (nai rơi). Hay có thể vào rừng thăm khu bảo tồn thiên nhiên, tận mắt nhìn những loài chim lạ, xem gà lôi, trĩ sao, phượng hoàng. Hoặc có thể dùng thuyền đi câu cá; tham gia cắm trại, trượt nước. Sau đó, nghỉ ngơi thư giãn trong những căn nhà sàn mini vừa độc đáo vừa dân dã. Đến đây, bạn được thưởng thức những món ăn riêng của núi rừng: cơm lam chấm muối vừng, măng rừng chấm mẻ, canh rau đắng, đặc biệt là rượu ngô được làm bằng men là cây rừng, càng uống càng say lòng; hay thưởng thức món cá đặc sản nổi tiếng: dầm xanh, anh vũ. Bạn có thể đến thăm các làng văn hoá của đồng bào Tày, Dao, Mông, ngắm nhìn các bà, các chị cán bông, xe sợi, dệt thổ cẩm.
Tối đến, bên bếp lửa nhà sàn, bạn sẽ được nghe những làn điệu dân ca truyền thống như hát then, hát lượn, sli. Giọng ca của các thiếu nữ mượt mà, tha thiết những câu hát giao duyên tình tứ, cho dù đã rời khỏi Nà Hang vẫn còn lắng đọng không thể nào quên. Khi về, trong túi hành lý của bạn rất có thể là vài lít mật ong rừng, bầu rượu ngô Nà Hang, chè shan hay những kỷ vật đan lát bằng mây tre...
Ông Chủ tịch tỉnh cho biết, từ khi thành lập khu du lịch Pắc Ban đến nay, dù chưa đầu tư nhiều, nhưng lượng khách tham quan tương đối lớn và ngày càng tăng rõ rệt. Nay mai khi các tuyến đường tránh ngập được xây dựng, nâng cấp, nối khu du lịch Nà Hang với khu du lịch hồ Ba Bể (Bắc Cạn) và các hạng mục công trình của khu du lịch được xây dựng hoàn chỉnh bao gồm: nhà nghỉ, khu vui chơi, khu trượt nước, bãi cắm trại, khu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, làng văn hoá, những con đường nguyên sinh... thì phác thảo phát triển khu du lịch sinh thái Nà Hang trở thành hiện thực. Chắc chắn sẽ đem đến cho Nà Hang một nguồn thu không nhỏ. Đồng thời sẽ tạo ra việc làm thu hút một lượng lớn lao động cho dịch vụ du lịch. Nếu được tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, với những mô hình sinh hoạt hấp dẫn, chắc chắn Nà Hang sẽ là điểm du lịch lý tưởng của miền non cao này. Không xa nữa, công trình thuỷ điện Nà Hang hoàn thành, sẽ có điều kiện khai thác hiệu quả hơn tiềm năng du lịch sinh thái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây.
http://www.tourdulich.com/webplus/vi...pgid=5&aid=713
---------- Post added at 05:00 ---------- Previous post was at 04:58 ----------
Nhà máy thủy điện
---------- Post added at 05:12 ---------- Previous post was at 05:00 ----------
Sơ qua chút lòng hồ các bác nhỉ !
Một thoáng sương sớm trên hồ:
Na Hang là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây có hồ Na Hang nay vẫn còn vẹn nguyên vẻ hoang sơ của một miền sơn cước. Trong nhiều năm gần đây, vẻ đẹp kì ảo của hồ Na Hang đã dần được đánh thức và trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc.
Trung tâm huyện Na Hang có hồ Na Hang, hai bên bờ có nhiều núi và những ngôi đền cổ. Núi Pắc Tạ, ngọn núi cao nhất ở Na Hang, có hình như chú voi cúi đầu bên nậm rượu, đổ bóng xuống mặt nước hồ xanh. Dưới chân núi Pắc Tạ có một ngôi đền cổ thờ người thiếp của tướng quân Trần Nhật Duật (TK XIII). Đền đẹp và nổi tiếng linh thiêng, là điểm đến khó quên của du khách khi đến Na Hang.
Hồ Na Hang còn được ví như một “Hạ Long giữa đại ngàn”. Nơi đây có tới 99 ngọn núi quần tụ lại với nhau ở khu vực xã Thượng Lâm. Mỗi ngọn núi có một hình dáng khác nhau, tất cả in hình lên nền trời xanh, hòa lẫn với làn nước xanh thăm thẳm, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sự kì diệu của tạo hóa.
Xung quanh khu vực hồ Na Hang còn có rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên kì thú khác như ghềnh thác, những vỉa đá tự nhiên hình thù kì lạ, cùng những ngọn thác nổi tiếng như Khuổi Sung, Khuổi Nhi, Pắc Ban (thác Mơ) quanh năm tuôn chảy tung bọt như làn tóc mây trắng tô điểm cho màu xanh của đại ngàn.
Ở đây có rừng Phiêng Bung, được ví như một “lá phổi xanh” cung cấp không khí trong lành cho cả vùng hồ. Nơi đây còn có những bản người Dao, người Tày sinh sống. Trên đường vào Phiên Bung, từ trên cao nhìn xuống, những bản làng thấp thoáng trong màu xanh của núi rừng trông thật bình yên và dung dị.
Bác nào muốn tắm suối không nhỉ !