Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

biennhohtx05

Member
Hội viên mới
Theo như TT 201 về đánh giá lại số dư các khảon có gốc ngoại tệ thì khi đánh giá lại các khoản nợ dài hạn có quy định như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.
Theo các bạn thì cái đoạn màu đỏ đó được hiểu như thế nào nhỉ.:gaitai:
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Theo như TT 201 về đánh giá lại số dư các khảon có gốc ngoại tệ thì khi đánh giá lại các khoản nợ dài hạn có quy định như sau:

Theo các bạn thì cái đoạn màu đỏ đó được hiểu như thế nào nhỉ.:gaitai:

là số dư của các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ....:gaitai::gaitai::gaitai::gaitai:
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

là số dư của các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ....:gaitai::gaitai::gaitai::gaitai:
Cô cứ đùa dai. Đương nhiên là đánh giá các khoản nợ có gốc ngoại tệ rồi nhưng quan trọng là tính vào chi phí năm đó tối thiểu cũng phải bằng "chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó". Cái số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó là số nào nhỉ ??:muongita:
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Cô cứ đùa dai. Đương nhiên là đánh giá các khoản nợ có gốc ngoại tệ rồi nhưng quan trọng là tính vào chi phí năm đó tối thiểu cũng phải bằng "chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó". Cái số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó là số nào nhỉ ??:muongita:

:khonghiu: em tưởng số dư ngoại tệ năm nào thì đánh giá lại vào cuối kỳ của năm đó luôn chứ, sao lại có phần số dư ngoại tệ dài hạn phải trả là sao nhỉ??
Mong các anh chị nói rõ cho "Hậu sinh" hiểu được ko??? :giavo:
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Cô cứ đùa dai. Đương nhiên là đánh giá các khoản nợ có gốc ngoại tệ rồi nhưng quan trọng là tính vào chi phí năm đó tối thiểu cũng phải bằng "chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó". Cái số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó là số nào nhỉ ??:muongita:

cái bác này, em nói thiệt mà ko tin:danghi:
phải trả ko phải là nợ phải trả sao, suy ra cái màu đỏ to đùng trên kia chính là số dư của khoản nợ phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ còn gì...:e1::e1:
hay là các tài khoản tài sản dài hạn có gốc ngoại tệ:muongita:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Em hiểu thì là thế này chị Biển ạ:
Giả sử bác nợ từ các năm trước hoặc bắt đầu tư năm nay nhưng đến năm 2010 cty bác còn có khoản nợ dài hạn bằng USD là 100 USD. Trong đó, phải trả trong năm 2010 là 20USD (nhưng bác chây ỳ ko trả), phải trả năm 2011 là 80USD. Như thế cuối năm 2010 khi đánh giá bác phải đánh giá cả 100 USD và bị lỗ tỉ giá, toàn bộ cái này đưa vào chi phí nhưng vì cty bác lỗ quá nên bác ko đưa hết mà chỉ phân bổ vào năm 2010 một con số tùy tiện nào đó, và TT201 yêu cầu con số này tối thiểu phải bằng chênh lệch lỗ của 20USD phải trả trong năm 2010.
(ko biết em có hiểu sai ko)
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Em hiểu thì là thế này chị Biển ạ:
Giả sử bác nợ từ các năm trước hoặc bắt đầu tư năm nay nhưng đến năm 2010 cty bác còn có khoản nợ dài hạn bằng USD là 100 USD. Trong đó, phải trả trong năm 2010 là 20USD (nhưng bác chây ỳ ko trả), phải trả năm 2011 là 80USD. Như thế cuối năm 2010 khi đánh giá bác phải đánh giá cả 100 USD và bị lỗ tỉ giá, toàn bộ cái này đưa vào chi phí nhưng vì cty bác lỗ quá nên bác ko đưa hết mà chỉ phân bổ vào năm 2010 một con số tùy tiện nào đó, và TT201 yêu cầu con số này tối thiểu phải bằng chênh lệch lỗ của 20USD phải trả trong năm 2010.
(ko biết em có hiểu sai ko)

Mình có cách hiểu gần giống như Thích sư thầy.
Đánh giá số dư cuối năm của công ty có nhiều khoản như số dư trên các TK 331, 131, 3388,1388,341..nhưng khoản chênh lệch tỷ giá của khoản phải trả mà các bạn đang nói nó là khoản chênh lệch tỷ giá nằm trên TK 315. Chính là con số 20USD mà sư thầy nói, nhưng mình hơi thắc mắc nếu trong cty đó không có khoản nợ dài hạn bằng ngoại tệ thì mình sẽ căn cứ vào con số nào?
:kingkong::kingkong:
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Em hiểu thì là thế này chị Biển ạ:
Giả sử bác nợ từ các năm trước hoặc bắt đầu tư năm nay nhưng đến năm 2010 cty bác còn có khoản nợ dài hạn bằng USD là 100 USD. Trong đó, phải trả trong năm 2010 là 20USD (nhưng bác chây ỳ ko trả), phải trả năm 2011 là 80USD. Như thế cuối năm 2010 khi đánh giá bác phải đánh giá cả 100 USD và bị lỗ tỉ giá, toàn bộ cái này đưa vào chi phí nhưng vì cty bác lỗ quá nên bác ko đưa hết mà chỉ phân bổ vào năm 2010 một con số tùy tiện nào đó, và TT201 yêu cầu con số này tối thiểu phải bằng chênh lệch lỗ của 20USD phải trả trong năm 2010.
(ko biết em có hiểu sai ko)

Thích đại ca...
số dư các khoản phải trả dài hạn bằng ngoại tệ đến cuối năm 2010 thì nó có liên quan gì đến cái màu đỏ đỏ ở trên ko nhỉ? sang đến năm 2011 nó mới phát sinh thì ở cuối năm 2010 nó đã có đâu mà đánh giá đại ca nhỉ:chuyengivay::chuyengivay:
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Phương sư muội:
Có lẽ phải diễn giải là đó là 1 khoản nợ phải trả mà hạn trả của nó là năm 2011, tức là 20USD hạn trả là năm 2010, 80 usd hạn trả là năm 2011.
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Mình có cách hiểu gần giống như Thích sư thầy.
Đánh giá số dư cuối năm của công ty có nhiều khoản như số dư trên các TK 331, 131, 3388,1388,341..nhưng khoản chênh lệch tỷ giá của khoản phải trả mà các bạn đang nói nó là khoản chênh lệch tỷ giá nằm trên TK 315. Chính là con số 20USD mà sư thầy nói, nhưng mình hơi thắc mắc nếu trong cty đó không có khoản nợ dài hạn bằng ngoại tệ thì mình sẽ căn cứ vào con số nào?
:kingkong::kingkong:
Đồng ý với quan điểm 315 nhưng

341 là vay và 342 là nợ thì phải...

câu hỏi màu đỏ hình như bạn viết nhầm
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Phương sư muội:
Có lẽ phải diễn giải là đó là 1 khoản nợ phải trả mà hạn trả của nó là năm 2011, tức là 20USD hạn trả là năm 2010, 80 usd hạn trả là năm 2011.

xia xia, ta kưa....:macco:
vậy có lẽ thông tư kia nên nói rõ là nợ đến hạn chứ đại ca nhở...:chongmat:
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Rất vui khi thấy các hảo huynh đệ cùng luận bàn về vấn đề này.:votay:

Mình thấy mọi người hiểu sai ý của BTC rồi, cái đoạn mình đề cập đến nó nằm trong TT201 năm 2009. Trong đó có 1 đoạn quan trọng mà nó khác biệt với các văn bản trước đây là đối với các khoản có gốc ngoại tệ là (nợ, vay, công nợ) ngắn hạn thì không tính vào chi phí khi đánh giá lại tỷ giá mà treo số dư ở 413.1 để đến đầu năm sau kết chuyển ngược lại. Các bạn thấy phát sinh vấn đề gì chưa.

Chú Thích và cô Thu nói anh chây ỳ không trả nợ đến hạn trả (VD TK 515) thì khoản đó vẫn là nợ ngắn hạn, mà nợ ngắn hạn thì không tính vào chi phí suy ra các 2 cô các cậu phải say nghĩ lại :k5392411:
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Có thể bác có cách lý giải khác, nhưng em thì em vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Vậy bác tìm hiểu xem hiểu như thế nào đúng đắn bác đưa lên cho em tham khảo vì lần đầu tiên em đọc em cũng hiểu nó là như vậy.
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Rất vui khi thấy các hảo huynh đệ cùng luận bàn về vấn đề này.:votay:

Mình thấy mọi người hiểu sai ý của BTC rồi, cái đoạn mình đề cập đến nó nằm trong TT201 năm 2009. Trong đó có 1 đoạn quan trọng mà nó khác biệt với các văn bản trước đây là đối với các khoản có gốc ngoại tệ là (nợ, vay, công nợ) ngắn hạn thì không tính vào chi phí khi đánh giá lại tỷ giá mà treo số dư ở 413.1 để đến đầu năm sau kết chuyển ngược lại. Các bạn thấy phát sinh vấn đề gì chưa.

Chú Thích và cô Thu nói anh chây ỳ không trả nợ đến hạn trả (VD TK 515) thì khoản đó vẫn là nợ ngắn hạn, mà nợ ngắn hạn thì không tính vào chi phí suy ra các 2 cô các cậu phải say nghĩ lại :k5392411:

Đang bàn chênh lệch tỷ giá của nợ dài hạn có gốc ngoại tệ làm lỗ chứ có bàn cái nợ ngắn hạn phải trả đâu thầy
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Nhưng khi chuyển nó sang 315 thì nó lại trở thành nợ ngắn hạn và theo chị biển chênh lệch tỉ giá của nó phải gác lại ở 413, 1 quy định trái với chuẩn mực 10.
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Theo em hiểu thì cụm từ màu đỏ là tổng phát sinh bên Có của TK 315 trong kỳ. Hiểu như vậy có đúng không ạ
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Nhưng khi chuyển nó sang 315 thì nó lại trở thành nợ ngắn hạn và theo chị biển chênh lệch tỉ giá của nó phải gác lại ở 413, 1 quy định trái với chuẩn mực 10.

Sao lại gác lại.
Dùng 315 có sai gì đâu.
Nó không thể là nợ ngắn hạn và vì thế nó không thể treo lại 413
Thực tế nó là một thể thống nhất nhưng ta chia để trị mà thôi. ==> Bản chất vẫn là dài hạn
Ngộ hè
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Đang bàn chênh lệch tỷ giá của nợ dài hạn có gốc ngoại tệ làm lỗ chứ có bàn cái nợ ngắn hạn phải trả đâu thầy
Đọc cho kỹ một tý đi thày
Nhưng khi chuyển nó sang 315 thì nó lại trở thành nợ ngắn hạn và theo chị biển chênh lệch tỉ giá của nó phải gác lại ở 413, 1 quy định trái với chuẩn mực 10.
Khoan hãy so sánh với các văn bản khác, đang liên kết các ý của TT201 để hiểu sao cho đừng nhầm lẫn ý của BTC rồi hãy đánh giá nó có đúng hay không. Theo ý chú Thích thì nó chỉ gồm có nợ dài hạn đến hạn trả mà trong năm vẫn chưa chịu trả đúng không, hay còn có khoản nào khác nữa.
Đối với TK 315 ai nói bản chất nó là nợ dài hạn thì giải thích thử xem tại sao khi trình bày trên BCTC nó lại được thể hiện trên phần nợ ngắn hạn???
 
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Theo như TT 201 về đánh giá lại số dư các khảon có gốc ngoại tệ thì khi đánh giá lại các khoản nợ dài hạn có quy định như sau:
Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.
Theo các bạn thì cái đoạn màu đỏ đó được hiểu như thế nào nhỉ.:gaitai:

Trời, nghiên cứu nhiều quá thành ra ...khó hiểu :171:

Đơn giản thế này thôi:
Trong năm có bao nhiêu loại chênh lệch tỷ giá hối đoái hạch toán vào chi phí? Trong đó gồm cả chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm.
Thế thôi mà! :xinloinhe:Hình như vẫn khó hiểu thì phải :runcamcap:

Chênh lệch tỷ giá hối đoái được cho vào chi phí:
1.1. Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
a. Đối với nợ phải thu:

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
1.4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ do việc mua, bán ngoại tệ:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
a. Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:
- Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.
b. Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:
- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Nếu cho ráo vào chi phí mà lỗ thì phân bổ nhưng cho vào chi phí tối thiểu phải bằng khoản mầu đỏ.
:k4232942:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản có nguồn gốc ngoại tệ

Trời, nghiên cứu nhiều quá thành ra ...khó hiểu :171:

Đơn giản thế này thôi:
Trong năm có bao nhiêu loại chênh lệch tỷ giá hối đoái hạch toán vào chi phí? Trong đó gồm cả chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm.
Thế thôi mà! :xinloinhe:Hình như vẫn khó hiểu thì phải :runcamcap:

Chênh lệch tỷ giá hối đoái được cho vào chi phí:

:k4232942:

Đúng là đơn giản quá nhỉ :xinloinhe:
Nhưng mà em đang hỏi về khoản đánh giá lại số dư các khoản ngoại tệ thôi chứ chênh lệch tỷ giá đã phát sinh thì dễ rồi.
2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ:
Khoản nợ ngắn hạn thì không được hạch toán vào doanh thu hoặc chi phí.
2.1. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.
Còn đối với các khoản phải trả dài hạn thì
b. Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:
Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:

- ....Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm
.
Cả đoạn trên đều nói về nợ dài hạn nhưng phần nào sẽ được hạch toán vào chi phí phần nào sẽ được treo lại.

VD cho dễ hiểu thế này em vay Ngân hàng 300$ thời hạn 2 năm rút vốn từng lần như sau:

Năm 2008 rút 100$, năm 2009 rút 100$, năm 2010 rút 100$.

Như vậy năm 2010 này em phải trả Ngân hàng là 100$ vay năm 2008 (nhưng chưa trả), năm 2011 trả 100$ vay năm 2009, năm 2012 trả 100$ vay năm 2010. Nhờ các bác chốt lại vấn đề là năm nay (năm 2010) sẽ tính vào chi phí phần chênh lệch tỷ giá của khoản nào.
Note/ bàn về vấn đề này cho rõ thôi chứ khi làm thì tránh nó nhanh hơn là tìm cách đi qua nó.:xinloinhe:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top