Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

khanhquan

Member
Hội viên mới
:book:Cả nhà tư vấn cho vấn đề này nhé:
1. Khi chưa có doanh thu, khách hàng trả tiền trước thì đương nhiên tôi hạch toán: Nợ TK 1111/Có TK1312: 90tr
2. Khi ghi nhận doanh thu, thì hạch toán:
Nợ TK 1311 150tr
Có TK 511: 100tr
Có TK 3331: 50tr
và hạch toán gán trừ công nợ Nợ TK1312/Có TK 1311: 90tr
Nhưng vấn đề là ở chỗ mình chưa có doanh thu mà vẫn ghi nhận khoản tiền khách hàng trả là : Nợ TK 1111/Có TK 1311: 90tr

Các bác cho ý kiến về vấn đề này nhé
Thanks
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

:book:Cả nhà tư vấn cho vấn đề này nhé:
1. Khi chưa có doanh thu, khách hàng trả tiền trước thì đương nhiên tôi hạch toán: Nợ TK 1111/Có TK1312: 90tr2. Khi ghi nhận doanh thu, thì hạch toán:
Nợ TK 1311 150tr
Có TK 511: 100tr
Có TK 3331: 50tr
và hạch toán gán trừ công nợ Nợ TK1312/Có TK 1311: 90tr
Nhưng vấn đề là ở chỗ mình chưa có doanh thu mà vẫn ghi nhận khoản tiền khách hàng trả là : Nợ TK 1111/Có TK 1311: 90tr
Các bác cho ý kiến về vấn đề này nhé
Thanks
Chỗ màu đỏ và xanh có khác gì nhau đâu sao 1 cái là 1311, 1 cái lại 1312.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Em hỏi vấn đề gì
Nếu mà em theo dõi công nợ của một ngời thì em định khoản sau:
Khi ứng tiền trước
Nợ TK 1111
Có TK 3312
Khi xuất hóa đơn
Nợ TK 1312
Có TK 511
Có TK 3331
Trường hợp khách hàng nợ
Nợ TK 1311
Có TK 511
Có TK 3331
Khi thanh toán tiền
Nợ TK 1111
Có TK 1311
EM phải làm như thế thì OK
Thân chào

Hạch toán sai và lủng củng thế mà viết cho to vào. Sợ thật
@khanhquan: Hạch toán như bạn là đúng.
Lưu ý không cần bút toán cấn trừ vì tự động TK 131 sẽ bù trừ
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

:book:Cả nhà tư vấn cho vấn đề này nhé:
1. Khi chưa có doanh thu, khách hàng trả tiền trước thì đương nhiên tôi hạch toán: Nợ TK 1111/Có TK1312: 90tr
2. Khi ghi nhận doanh thu, thì hạch toán:
Nợ TK 1311 150tr
Có TK 511: 100tr
Có TK 3331: 50tr
và hạch toán gán trừ công nợ Nợ TK1312/Có TK 1311: 90tr
Nhưng vấn đề là ở chỗ mình chưa có doanh thu mà vẫn ghi nhận khoản tiền khách hàng trả là : Nợ TK 1111/Có TK 1311: 90tr

Các bác cho ý kiến về vấn đề này nhé
Thanks

Vấn đề ở đây là bạn muốn theo dõi công nợ của người này => phải thể hiện đầy đủ thông tin về công nợ.
Theo mình khi khách hàng trả tiền trước mà bạn định khoản
N 1111
c 1311
Thì đến lúc mình xuất hàng cho họ bạn đinh khoản tiếp.
Nợ TK 1311
Có TK 511:
Có TK 3331:
vẫn Ok và theo dõi công nợ 1311 => bên có bù trừ hết bên nợ =>ok.
không nên làm thông qua 331 vì thông qua 331 => mất công làm thêm phiếu.
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Làm excle cũng có thể bù trừ được chứ, excle cũng có thể làm được chương trình tự động.
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Vansi lên xem lại kết cấu của TK 1311 và TK 1312 di nhé, làm gì có bút toán nào là Nợ TK 1111/Có TK 3312???, tôi cũng chưa thấy ai, tài liệu nào hướng dẫn ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 1312
Có TK 511
Có TK 3331

Sao bạn lại hạch toán qua TK 331 được, vì đây là công nợ phải thu mà??
Vấn đề ở đây là chúng ta cùng thảo luận về TK 1311 và TK 1312 các bạn ạ
TK 1312 là TK khách hàng trả tiền trước chứ không phải là công nợ phải thu
Nếu trong tháng, bạn chưa có doanh thu mà hạch toán số tiền khách hàng trả trước là: Nợ TK1111/Có TK 1311 và trong khoang thời gian vài tháng vẫn chưa có doanh thu đối với đối tượng này thì các bạn nhìn sổ chi tiết TK 1311 có số dư bên có ==> các bạn nghĩ gì, việc ghi chép như thế có phù hợp với chế độ kế toán chưa??
trong trường hợp nó phát sinh trong tháng nhưng nếu xem công nợ theo ngày thì các bạn nhìn sổ chi tiết của TK 1311 này có thấy trướng mắt không??
Vậy có nên hạch toán thế không??
Nếu bạn vẫn hạch toán Nợ TK 1111/Có TK 1311, đến cuối kỳ bạn lên BCĐ kế toán thế nào??
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Em hỏi vấn đề gì
Nếu mà em theo dõi công nợ của một ngời thì em định khoản sau:
Khi ứng tiền trước
Nợ TK 1111
Có TK 1312
Khi xuất hóa đơn
Nợ TK 1312
Có TK 511
Có TK 3331
Trường hợp khách hàng nợ
Nợ TK 1311
Có TK 511
Có TK 3331
Khi thanh toán tiền
Nợ TK 1111
Có TK 1311
EM phải làm như thế thì OK
Thân chào
+ Cún có ý kiến thế này;
a/ Khi khách hàng trả trước tiền hàng
Nợ TK 111, 112
Có TK 1311( theo dõi chi tiết t ừng khác hàng)
+ Khi khách hàng láy hàng và xuất hoá đơn -
Nợ TK 1311
Có TK 5111
Có TK 3331
+ Nếu số tiền k/hàng đã trả nhiều hơn số tiền hàng;
Nợ TK 1311
Có TK 111, 112
Nếu số tiền k/hàng đã trả ít hơn số tiền hàng; thì tiến hành thu tiếp.
Nợ TK 111, 112
Có TK 1311
và nhớ kết chuyển giá vốn nhé
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Hạch toán sai và lủng củng thế mà viết cho to vào. Sợ thật
@khanhquan: Hạch toán như bạn là đúng.
Lưu ý không cần bút toán cấn trừ vì tự động TK 131 sẽ bù trừ

Hoạch toán như vansi là đúng đấy chứ!?
còn TK 1312 chắc đánh nhầm thành 3312 thôi.

khách quan xem lại nhé: 511: 100T mà 333 lại tận 50T bạn xem lại 5t hay là 50T

Mình xin bổ sung thêm:
khách hàng ứng trước:
Nợ 111/có 131 :
khi có DT:
nếu truờng hợp khách hàng thanh toán luôn:
nợ 131 :
nơ 111/112
có 511:
co 333
TH khách hàng nợ tiếp:
Nợ 131/511,333

Hoặc thêm một cách nữa là:
thêm một bc toán là hoàn tạm ứng lại cho KH và Định khoản như bình thường thôi.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đọc các bài trước thì thật oan cho Vansi quá! các bạn đọc kỹ lại bài của Vansi xem sai ỏ chỗ nào?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

:book:Cả nhà tư vấn cho vấn đề này nhé:
1. Khi chưa có doanh thu, khách hàng trả tiền trước thì đương nhiên tôi hạch toán: Nợ TK 1111/Có TK1312: 90tr
2. Khi ghi nhận doanh thu, thì hạch toán:
Nợ TK 1311 150tr
Có TK 511: 100tr
Có TK 3331: 50tr
và hạch toán gán trừ công nợ Nợ TK1312/Có TK 1311: 90tr
Nhưng vấn đề là ở chỗ mình chưa có doanh thu mà vẫn ghi nhận khoản tiền khách hàng trả là : Nợ TK 1111/Có TK 1311: 90tr

Các bác cho ý kiến về vấn đề này nhé
Thanks
vì vấn đề ở đây là phát sinh liên quan đến khoản phải thu của khách hàng. Khi nghiệp vụ phát sinh ta phải ghi sổ theo đúng nguyên tắc. Khi khách hàng trả tiền trước ta đk như trên nhưng trong bảng cân đối kế toán lúc đầu kỳ hoặc cuối kỳ ta phải ghi vào bên nguồn vốn " người mua trả tiền trước "
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Trả lời rằng với bạn nhé.Bạn có xem bảng cân đối kế toán của QĐ 15 chưa vậy.
Trên đó gồm có hai phần.
Phần tài sản có khoản mục.
-Phải thu khách hàng
-Trả trứoc cho người bán
Phần bên nguồn vốn
-PHải nợ khách hàng
-Người mua trả tiền trứoc.
Việc phân chia trên thì rất dễ dàng cho việc kết chuyển, làm kế toán như trên thì công việc kế toán rất trôi chảy
Thứ hai :Bạn nói bảng cân đối không cần là lầm lẫn lớn, bởi vì bạn mới vào nghề nên chẵng thắc mắc gì ro tát lắm
Vài lời bạn cũng hiểu thôi.
Có ai ý kiến nữa tôi phân tích luôn

Vansin nói cũng đúng đó. Tách ra TK KH trả tiền trước cũng được nhưng sẽ thêm các bút toán bù trừ. Tuy nhiên làm theo cách của Vansin theo mình thì khi KH trả tiền trước ko nên hạch toán vào 1312 ngay mà vẫn hạch toán qua 1311 bình thường để khi PS DT TK này sẽ tự bù trừ. Đến cuối quý hoặc cuối năm TK (lúc lập BCTC) mới xem xét trên TK 1311 thằng nào còn dư có thì chuyển sang TK1312 (để thành KH trả tiền trước).
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

tôi sử dụng TK3387 (doanh thu chưa thực hiện) như sau:
N111
c3387 (chi tiết khách hàng)
c3331
Khi xuất hóa đơn:
N3387
c511
Chênh lệch thì làm bút toán đảo

sai sót như thế nào xin mọi người chỉ giáo.

Xin thong cam, toi moi len trang web nay. Hien nay khong biet danh sao chu co dau.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Vansi lên xem lại kết cấu của TK 1311 và TK 1312 di nhé, làm gì có bút toán nào là Nợ TK 1111/Có TK 3312???, tôi cũng chưa thấy ai, tài liệu nào hướng dẫn ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 1312
Có TK 511
Có TK 3331

Sao bạn lại hạch toán qua TK 331 được, vì đây là công nợ phải thu mà??
Vấn đề ở đây là chúng ta cùng thảo luận về TK 1311 và TK 1312 các bạn ạ
TK 1312 là TK khách hàng trả tiền trước chứ không phải là công nợ phải thu
Nếu trong tháng, bạn chưa có doanh thu mà hạch toán số tiền khách hàng trả trước là: Nợ TK1111/Có TK 1311 và trong khoang thời gian vài tháng vẫn chưa có doanh thu đối với đối tượng này thì các bạn nhìn sổ chi tiết TK 1311 có số dư bên có ==> các bạn nghĩ gì, việc ghi chép như thế có phù hợp với chế độ kế toán chưa??
trong trường hợp nó phát sinh trong tháng nhưng nếu xem công nợ theo ngày thì các bạn nhìn sổ chi tiết của TK 1311 này có thấy trướng mắt không??
Vậy có nên hạch toán thế không??
Nếu bạn vẫn hạch toán Nợ TK 1111/Có TK 1311, đến cuối kỳ bạn lên BCĐ kế toán thế nào??

Cái bạn này, hạch toán như thế chẳng có gì sai và hoàn toàn phù hợp cũng không có gì là trướng mắt cả
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Các bạn nói ở trên mình thấy ai cũng có lý cả, nhưng theo mình thì ta chỉ nên dữ tk1311 thôi. và sau này khi lên bảng cân đối kế toán nếu phải thu của khách hàng thì ta bốc bên nợ TK 1311, phải trả ta bốc bên có Tk 1311 => cuối kỳ bảng cân đối kế toán lên ok. Không ai bắt ép được mình.
Mình vẫn dữ nguyên ý kiến cũ là:

N 1111
c 1311
Thì đến lúc mình xuất hàng cho họ bạn đinh khoản tiếp.
Nợ TK 1311
Có TK 511:
Có TK 3331:
vẫn Ok và theo dõi công nợ 1311 => bên có bù trừ hết bên nợ =>ok.
không nên làm thông qua 331 vì thông qua 331 => mất công làm thêm phiếu.
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Vansi lên xem lại kết cấu của TK 1311 và TK 1312 di nhé, làm gì có bút toán nào là Nợ TK 1111/Có TK 3312???, tôi cũng chưa thấy ai, tài liệu nào hướng dẫn ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 1312
Có TK 511
Có TK 3331
Sao bạn lại hạch toán qua TK 331 được, vì đây là công nợ phải thu mà??
Vấn đề ở đây là chúng ta cùng thảo luận về TK 1311 và TK 1312 các bạn ạ
TK 1312 là TK khách hàng trả tiền trước chứ không phải là công nợ phải thu
Nếu trong tháng, bạn chưa có doanh thu mà hạch toán số tiền khách hàng trả trước là: Nợ TK1111/Có TK 1311 và trong khoang thời gian vài tháng vẫn chưa có doanh thu đối với đối tượng này thì các bạn nhìn sổ chi tiết TK 1311 có số dư bên có ==> các bạn nghĩ gì, việc ghi chép như thế có phù hợp với chế độ kế toán chưa??
trong trường hợp nó phát sinh trong tháng nhưng nếu xem công nợ theo ngày thì các bạn nhìn sổ chi tiết của TK 1311 này có thấy trướng mắt không??
Vậy có nên hạch toán thế không??
Nếu bạn vẫn hạch toán Nợ TK 1111/Có TK 1311, đến cuối kỳ bạn lên BCĐ kế toán thế nào??

Điều căn bản nhất mà bạn quên đó là: TK cấp 1 và cấp 2 là theo quy định của Nhà nước.
Như vậy TK1311 và TK1312 của bạn thực chất chỉ là chi tiết của TK131. Nó không nằm trên BCĐKT.
TK131 là TK lưỡng tính.
Tuy nhiên phải theo dõi từng khách hàng và cả theo dõi chi tiết đến từng hợp đồng, từng khoản nợ cụ thể.
Ví dụ khách hàng A trong năm có 2 hợp đồng, trong đó hợp đồng số 1 còn nợ 100tr và hợp đồng 2 trả trước 60tr.
Khách hàng yêu cầu theo dõi công nợ riêng biệt cho 2 hợp đồng đó.
Như vậy BCĐKT của bạn phải thể hiện cả 2 bên: bên Nợ 100tr, bên Có 60tr.
Tuy nhiên trường hợp bạn theo dõi không nổi, bạn vẫn có thể tính chung : số dư Nợ 131: 40tr.

Tóm lại: không xem 1311 và 1312 như là TK cấp 2 được, nó chỉ là cấp chi tiết.
Phải chặt chẽ trong áp dụng hệ thống mã hoá tài khoản, chi tiết thì mới ứng dụng tin học vào công việc kế toán tốt được.
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Các bạn nói ở trên mình thấy ai cũng có lý cả, nhưng theo mình thì ta chỉ nên dữ tk1311 thôi. và sau này khi lên bảng cân đối kế toán nếu phải thu của khách hàng thì ta bốc bên nợ TK 1311, phải trả ta bốc bên có Tk 1311 => cuối kỳ bảng cân đối kế toán lên ok. Không ai bắt ép được mình.
Mình vẫn dữ nguyên ý kiến cũ là:

N 1111
c 1311
Thì đến lúc mình xuất hàng cho họ bạn đinh khoản tiếp.
Nợ TK 1311
Có TK 511:
Có TK 3331:
vẫn Ok và theo dõi công nợ 1311 => bên có bù trừ hết bên nợ =>ok.
không nên làm thông qua 331 vì thông qua 331 => mất công làm thêm phiếu.

ơ cái bạn này không đọc những trả lời trước à. Người ta đã bảo TK 331 là do viết nhầm rùi còn gì, chứ có ai theo dõi CN phải thu qua TK 331 đâu.

Điều căn bản nhất mà bạn quên đó là: TK cấp 1 và cấp 2 là theo quy định của Nhà nước.
Như vậy TK1311 và TK1312 của bạn thực chất chỉ là chi tiết của TK131. Nó không nằm trên BCĐKT.
TK131 là TK lưỡng tính.
Tuy nhiên phải theo dõi từng khách hàng và cả theo dõi chi tiết đến từng hợp đồng, từng khoản nợ cụ thể.
Ví dụ khách hàng A trong năm có 2 hợp đồng, trong đó hợp đồng số 1 còn nợ 100tr và hợp đồng 2 trả trước 60tr.
Khách hàng yêu cầu theo dõi công nợ riêng biệt cho 2 hợp đồng đó.
Như vậy BCĐKT của bạn phải thể hiện cả 2 bên: bên Nợ 100tr, bên Có 60tr.
Tuy nhiên trường hợp bạn theo dõi không nổi, bạn vẫn có thể tính chung : số dư Nợ 131: 40tr.

Tóm lại: không xem 1311 và 1312 như là TK cấp 2 được, nó chỉ là cấp chi tiết.
Phải chặt chẽ trong áp dụng hệ thống mã hoá tài khoản, chi tiết thì mới ứng dụng tin học vào công việc kế toán tốt được.

Tôi không hiểu ý của bạn ở cái dòng mầu đỏ là gì nữa. Sao lại ko gọi là TK cấp 2 được. Còn theo quy định của nhà nước thì đối với những TK cấp 1 và cấp 2 đã được quy định là bắt buộc phải theo không được bớt nhưng để chi tiết hơn cho phù hợp với từng DN thì vẫn OK. Bạn không thấy trong các phần mềm KT à, người ta chi tiết TK ầm ầm ra đó thôi.
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Điều căn bản nhất mà bạn quên đó là: TK cấp 1 và cấp 2 là theo quy định của Nhà nước.
Như vậy TK1311 và TK1312 của bạn thực chất chỉ là chi tiết của TK131. Nó không nằm trên BCĐKT.
TK131 là TK lưỡng tính.
Tuy nhiên phải theo dõi từng khách hàng và cả theo dõi chi tiết đến từng hợp đồng, từng khoản nợ cụ thể.
Ví dụ khách hàng A trong năm có 2 hợp đồng, trong đó hợp đồng số 1 còn nợ 100tr và hợp đồng 2 trả trước 60tr.
Khách hàng yêu cầu theo dõi công nợ riêng biệt cho 2 hợp đồng đó.
Như vậy BCĐKT của bạn phải thể hiện cả 2 bên: bên Nợ 100tr, bên Có 60tr.
Tuy nhiên trường hợp bạn theo dõi không nổi, bạn vẫn có thể tính chung : số dư Nợ 131: 40tr.

Tóm lại: không xem 1311 và 1312 như là TK cấp 2 được, nó chỉ là cấp chi tiết.
Phải chặt chẽ trong áp dụng hệ thống mã hoá tài khoản, chi tiết thì mới ứng dụng tin học vào công việc kế toán tốt được.

Ông này nói được, nói đúng nhưng mà hơi khó hiểu, để tớ diễn giải cho nghe.

Đã gọi là tài khoản công nợ (ở đây tớ chỉ chơi 131 thôi nhé) thì ta phải chi tiết để trả lời câu hỏi :

Ai nợ ta? thế là phải phân chi tiết ra theo đối tượng theo từng ông, A,B,C.... (cái này bạn có thể mở chi tiết theo tài khoản cũng được, theo mã đối tượng cũng được nhưng Gã sẹo khuyên nên mở theo mã đối tượng)

Trả lời câu trên rồi ta lại phải trả lời tiếp là : Họ nợ ta cái gì ? Thế là phải phân loại tiếp bởi vì một ông có thể nợ ta nhiều thứ và nhiều ông có thể nợ ta một thứ, còn cóc cáy hơn là nhiểu ông nợ ta nhiều thứ (trường hợp này ta phải phân chia chính xác).

Tiếp nữa, khác đối tượng ta không được phép bù trừ (trừ trường hợp họ đồng ý), tiếp nữa là cùng đối tượng nhưng khác "cái gì" cũng chưa chắc họ đã đồng ý cho ta bù trừ. Như vậy ta phải để riêng từng tý từng tý ra một. Cái nào dư Nợ thì cho vào bên Tài sản, cái nào dư Có thì ta cho vào bên nguồn vốn.


Cái cuối cùng thì theo quyết định 15 thì Tài khoản 131 (phải thu của khác hàng) bắt buộc các bạn phải chi tiết theo đối tượng (heheheh, còn chi tiết theo mã sản phẩm, hàng hóa hay không thì tùy các bác).
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Tôi không hiểu ý của bạn ở cái dòng mầu đỏ là gì nữa. Sao lại ko gọi là TK cấp 2 được. Còn theo quy định của nhà nước thì đối với những TK cấp 1 và cấp 2 đã được quy định là bắt buộc phải theo không được bớt nhưng để chi tiết hơn cho phù hợp với từng DN thì vẫn OK. Bạn không thấy trong các phần mềm KT à, người ta chi tiết TK ầm ầm ra đó thôi.

Đó là ở chỗ: không có định khoản Nợ 1311/Có 511,3331
Mà chỉ có: Nợ 131/Có 511,3331
Ta thấy là TK333 có TK cấp 2 là 3331 nên bạn định khoản (ghi sổ cái) thì ghi 3331 là đúng, nhưng ghi 1311 là sai.
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Đó là ở chỗ: không có định khoản Nợ 1311/Có 511,3331
Mà chỉ có: Nợ 131/Có 511,3331
Ta thấy là TK333 có TK cấp 2 là 3331 nên bạn định khoản (ghi sổ cái) thì ghi 3331 là đúng, nhưng ghi 1311 là sai.

Muốn tên người ơi, sao lại sai. Chỗ bạn quyết toán thuế CQ thuế không cho à. Tôi quyết toán thuế ầm ầm ra đấy có gì mà sai. Càng rõ ràng, minh bặch càng tốt. Cái gì đã chi tiết rồi thì làm theo chi tiết. Cái gì chưa nếu cần mở chi tiết cho phù hợp với từng DN thì cứ mở chẳng có vấn đề gì nhé.
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Muốn tên người ơi, sao lại sai. Chỗ bạn quyết toán thuế CQ thuế không cho à. Tôi quyết toán thuế ầm ầm ra đấy có gì mà sai. Càng rõ ràng, minh bặch càng tốt. Cái gì đã chi tiết rồi thì làm theo chi tiết. Cái gì chưa nếu cần mở chi tiết cho phù hợp với từng DN thì cứ mở chẳng có vấn đề gì nhé.

Mắc mớ gì đến thuế mà cơ quan thuế cho với không cho nhỉ?

Khi bạn ghi Nợ 1311/Có 511 hoặc Nợ 1312/Có 511 thì người đọc luôn hiểu là bạn muốn ghi: Nợ 131KH"A"/ Có 511 và Nợ 131KH"B"/Có 511.
Lý do: TK131 không có TK cấp 2.
Đấy bạn cũng nói đó là chi tiết mà. Bạn đâu có nói là TK cấp 2.
Chẳng lẽ bạn không phân biệt được Sổ TK và Sổ Chi tiết?
Nó liên quan đến vấn đề "Ghi sổ kép" - đối ứng TK - và "Ghi sổ song song" - ghi Sổ Cái xong rồi còn phải ghi thêm Sổ Chi Tiết.
 
Ðề: Công nợ phải thu và người mua trả tiền trước

Mắc mớ gì đến thuế mà cơ quan thuế cho với không cho nhỉ?

Khi bạn ghi Nợ 1311/Có 511 hoặc Nợ 1312/Có 511 thì người đọc luôn hiểu là bạn muốn ghi: Nợ 131KH"A"/ Có 511 và Nợ 131KH"B"/Có 511.
Lý do: TK131 không có TK cấp 2.
Đấy bạn cũng nói đó là chi tiết mà. Bạn đâu có nói là TK cấp 2.
Chẳng lẽ bạn không phân biệt được Sổ TK và Sổ Chi tiết?
Nó liên quan đến vấn đề "Ghi sổ kép" - đối ứng TK - và "Ghi sổ song song" - ghi Sổ Cái xong rồi còn phải ghi thêm Sổ Chi Tiết.
Tài khoản cấp 2 và sổ chi tiết khác nhau nhé!
Bạn hiểu sai vấn đề rồi nhe!
Tài khoản cấp 2 hoặc cấp 3 có thể do doanh nghiệp tự đặt đcj cho phù hợp với với DN đó.
TK Cấp hai để phân loại chi tiết hơn hai cái riêng biệt. khác với sổ chi tiết nhé!
VD:TK 1541 là nguyên vật liệu
1542: là chi phí NC
1543: là chi phí máy thi công
1547: là CP SX chung ...
hoặc
1311:người mua hàng trả tiền mặt
1312: bằng ngoại tệ. (băng hàng hóa...)
đấy là ví dụ thôi nhé....
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top